Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2024)
Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954- 07/5/2024)
Nhiệt liệt chào mừng Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024) và Ngày Quốc tế Lao động 1/5
Chào mừng ngày Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương -Mùng 10 tháng 3
Huyện Long Thành quyết tâm thực hiện chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xây dựng xã hội số!
Nói về xây dựng văn hóa trong Đảng

 

Điểm mới trong Báo cáo chính trị Đại hội XII của Đảng lần này là đề cao nhiệm vụ xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế, trong đó chú trọng chăm lo xây dựng văn hóa trong Đảng.

 

Đảng là một bộ phận tiên tiến trong xã hội, vì vậy việc xây dựng văn hóa trong Đảng cũng chính là phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc. Hiện nay, Đảng đang lãnh đạo xây dựng xã hội văn hóa, thì việc xây dựng văn hóa trong Đảng là việc tất yếu. Vì vậy, một trong những nhiệm vụ mà văn kiện Đại hội XII của Đảng xác định là “Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế. Chú trọng chăm lo xây dựng văn hóa trong Đảng, trong các cơ quan nhà nước và các đoàn thể, coi đây là nhân tố quan trọng để xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh nhằm nâng cao công tác lãnh đạo của Đảng cầm quyền, trong đó có lãnh đạo về văn hóa”. Điều này  khẳng định quyết tâm của Đảng trong xây dựng văn hóa và con người Việt Nam trong thời gian tới.
 
Để xây dựng văn hóa trong tổ chức Đảng, chính quyền, cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có những giải pháp cơ bản sau:
 
Một là, Đổi mới công tác tư tưởng, tuyên truyền, xâm nhập trực tiếp đời sống xã hội, quán triệt, đưa nghị quyết vào cuộc sống để định hướng và kiểm chứng tính đúng đắn, phù hợp của lý luận. Đó là con đường cơ bản đưa văn hóa lãnh đạo, quản lý thấm thấu, lan tỏa rộng rãi trong tổ chức cơ sở Đảng, chính quyền, trong cộng đồng để củng cố sự thống nhất trong Đảng và sự đồng thuận trong xã hội. Đó là giải pháp quan trọng đầu tiên trong công tác xây dựng văn hóa trong tổ chức cơ sở Đảng, chính quyền hiện nay. Công tác tư tưởng, tuyên truyền phải bám sát thực tiễn, phát hiện cái mới, làm cho cái mới trở thành xu hướng chủ đạo của sự phát triển. Công tác tư tưởng, tuyên truyền vừa đi trước một bước, vừa làm nhiệm vụ định hướng, luôn đồng hành, cổ vũ khích lệ, tạo động lực hình thành sức mạnh ý chí và vật chất. Công tác tư tưởng, tuyên truyền phái có tính chiến đấu, thuyết phục, gắn lý luận với đạo đức, tình cảm. Phải khắc phục tình trạng nói suông, áp đặt, sáo rỗng, nói lấy được, nói y như sách, nội dung nghèo nàn. Công tác tư tưởng, tuyên truyền là công tác vì con người, con người nhân văn, phải gắn với tâm lý tình cảm, phong tục tập quán từng cộng đồng, từng khu vực. Nói tóm lại phải đổi mới công tác tư tưởng, tuyên truyền, gắn lý luận với thực tiễn, trong đó thực tiễn là ông thầy phán xét nghiêm khắc và đúng đắn nhất.
 
Hai là,Thực hiện tốt các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Có giữ được nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt đảng thì mới phát huy được sức mạnh, trí tuệ, sự thống nhất trong Đảng.
 
Ba là, Văn hóa là sản phẩm hoạt động có định hướng của con người. Cho nên xây dựng văn hóa trong Đảng, cơ quan Nhà nước, phải xây dựng từ con người mà trước hết là cán bộ, là từ cái gốc vấn đề. Phải giáo dục, nâng cao đạo đức cách mạng cho cán bộ, coi bệnh “chạy chức”, “mua quan bán chức”, mua bằng cấp, dối trá, thu vén cá nhân, cục bộ... là sự suy thoái đạo đức trầm trọng, là thể hiện tư tưởng cơ hội, bất tài, vô đạo đức... làm ảnh hưởng đến năng lực, trí tuệ, uy tín của Đảng. Phải làm cho mọi người biết xấu hổ, nhục nhã, không còn danh dự khi mang tiền đi xin chức vụ, xin chỗ đứng, xin được cơ cấu, xin bằng cấp, ngửa tay đón nhận những cái không phải do mình làm ra, không tương xứng với khả năng của mình. Người trọng danh dự, không ai đi “ăn xin”. Nâng cao văn hóa lãnh đạo, văn hóa quản lý, để cho đội ngũ cán bộ tự biết mình, nên đứng ở đâu, hạn chế, đẩy lùi tình trạng “chạy” trong bước đường tiến thân của mình.
 
Bốn là, Đổi mới nhận thức về tiêu chí cán bộ. Các tiêu chí đưa ra hiện nay chỉ nên được coi là “điều kiện” chứ chưa phải là tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn cơ bản nhất của cán bộ là năng lực hoàn thành nhiệm vụ được giao, thể hiện qua thực tiễn lãnh đạo, quản lý trong từng lĩnh vực, ở hiệu quả công tác, ở sự tín nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Thực tiễn cách mạng ở nước ta đã chứng minh, cán bộ luôn được thử thách qua thực tiễn chứ không phải đo, đếm, cân, đong bằng tiêu chí được lượng hóa (bằng này, bằng nọ…); uy tín được tôn vinh nhờ có sự cống hiến chứ không phải ở chức cao, quyền lớn. Công tác cán bộ vừa phải bảo đảm căn cơ (quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng…) vừa phải minh bạch, công bằng, tránh cục bộ, bè phái, gia đình trị, “con vua thì lại làm vua”… Ngày xưa, Khổng Tử đề cập đến phẩm chất, phong cách, kỹ năng người lãnh đạo là Nhân, Trí, Dũng. Ngày nay ta thường nói Tâm, Tầm, Hồng, Chuyên, phải có khối óc và trái tim, trong đó nhà lãnh đạo vĩ đại bao giờ cũng phải có một tấm lòng vĩ đại. Người ta thường đánh giá thấp, thậm chí cho là nguy hiểm nếu những nhà lãnh đạo, quản lý có các biểu hiện sai phạm: lạm quyền, độc đoán, nhu nhược, kém chuyên môn, kém năng lực quản lý, quan liêu, tư lợi, tham nhũng…
 
Năm là, Triển khai sâu rộng, thường xuyên, thực chất việc “Học tập và làm theo tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” với nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng, với cuộc đấu tranh phòng chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí. Đó là một chủ trương trúng và đúng. Đã có nhiều kết quả bước đầu, song không ít nơi, ít người đã thực hiện không thực chất, thậm chí hình thức, chiếu lệ, gây tác hại. Phải coi cuộc vận động và việc tiếp tục thực hiện nghiêm túc “Học tập và làm theo tấm gương, tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh” là việc phải làm thường xuyên, liên tục vì lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân, vì nhu cầu cấp bách về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, đẩy lùi sự suy thoái của cán bộ, đảng viên, bảo đảm sự trường tồn của Đảng, vì sự tồn vong của chế độ. Và đó là một giải pháp quan trọng, hữu hiệu để xây dựng văn hóa trong Đảng, cơ quan Nhà nước, đoàn thể hiện nay.
 
Tóm lại, xây dựng văn hóa trong Đảng, trong bộ máy Nhà nước hiện nay, thực chất là đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức – cán bộ, nhiệm vụ được xác định là “then chốt” trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN theo mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” nói chung, và là khâu “đột phá” trong sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước nói riêng và đó cũng là khâu đột phá về xây dựng văn hóa trong chính trị như nhiệm vụ đã được đề ra trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa XI).
 
 Phan Thị Cảnh (BTGHU) tổng hợp

 

Các tin khác

    There are no items to show in this view.

Liên kết webiste

Thăm dò ý kiến

Đánh giá về trang thông tin điện tử UBND huyện Long Thành

 

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

TRANG THÔNG T​IN ĐIỆN TỬ HUYỆN LONG THÀNH - TỈNH ĐỒNG NAI

 

Cơ quan chủ quản: UBND huyện Long Thành

Chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Hữu Thành – Phó Chủ tịch UBND huyện.

Cơ quan Thường trực: Phòng Văn hóa và thông tin huyện.

Địa chỉ: Số 1, đường Lê Hồng Phong, khu Phước Hải, thị trấn Long Thành, tỉnh Đồng Nai.

Điện thoại: 02513.844298 - Fax: 02513.844383 - Email: vphdnd-lt@dongnai.gov.vn

® Ghi rõ nguồn " UBND huyện Long Thành " khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.​ ​​

​​