Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2024)
Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954- 07/5/2024)
Nhiệt liệt chào mừng Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024) và Ngày Quốc tế Lao động 1/5
Chào mừng ngày Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương -Mùng 10 tháng 3
Huyện Long Thành quyết tâm thực hiện chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xây dựng xã hội số!
Công tác đảm bảo an toàn thực phẩm tại các bếp ăn mầm non

 

Thời gian gần đây, tại một số cơ sở giáo dục mầm non trong nước liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm gây ảnh hưởng sức khỏe của trẻ, bức xúc trong các bậc phụ huynh. Trước tình hình đó, UBND huyện Long Thành đã chỉ đạo các ngành chức năng tăng cường tuyên truyền, kiểm tra, giám sát công tác đảm bảo an toàn thực phẩm tại tất cả các bếp ăn mầm non trên địa bàn. Kết quả giờ đây nhận thức về giữ gìn an toàn thực phẩm tại các trường Mầm non và cơ sở giữ trẻ được nâng cao hơn trước rõ rệt.


Trường Mầm non Long Thành hiện có 370 trẻ, được chia làm 11 lớp, hằng ngày bếp ăn của trường tiêu thụ một lượng sản phẩm rau, thịt khá lớn. Chính vì vậy, công tác đảm bảo an toàn thực phẩm luôn được nhà trường quan tâm, thường xuyên kiểm tra bếp ăn, giám sát từ khâu tiếp phẩm, chế biến đến phục vụ ăn uống cho trẻ. Bên cạnh đó, các trẻ luôn được hướng dẫn rửa tay trước các bữa ăn để đảm bảo vệ sinh, không bị nhiễm khuẩn. Đặc biệt sau khi có sự chỉ đạo của cấp trên, nhà trường đã siết chặt hơn nữa việc đảm bảo bảo an toàn thực phẩm cho trẻ. Chị Phạm Thị Liên - Nhân viên cấp dưỡng nói: “Tất cả các loại thực phẩm rau, cá, thịt … dùng để chế biến cho trẻ đều từ những hợp đồng cung cấp cho trường chứ chúng tôi không mua lẻ ngoài chợ. Thức ăn còn sống hay đã nấu chín đều để riêng biệt và rau, củ, quả phải rửa sạch. Trong quá trình chế biến không sử dụng phụ gia mà chỉ sử dụng các gia vị như: Muối, đường, nước mắm, bột nêm và không sử dụng bột ngọt. Thức ăn phải được nấu chín kỹ rồi mới phân chia cho các cháu”.


 3128-1.JPG
Nhân viên cấp dưỡng Trường Mầm non Long Thành đang chế biến thức ăn


Theo Cô Bùi Thị Loan - Hiệu trưởng Trường Mầm non Long Thành cho biết, trong quá trình nấu ăn nhân viên cấp dưỡng phải thực hiện đúng quy trình bếp một chiều từ khâu sơ chế, rửa, sắt, thái, chế biến đến ra thành phẩm. Sau mỗi lần nấu xong thức ăn, nhân viên y tế trường sẽ lưu mẩu từng món ăn có ghi cụ thể thời gian và lưu trữ 24 giờ, để khi có xảy ra sự cố về ngộ độc thực phẩm thì nhà trường sẽ xác định được nguyên nhân từ món ăn, thực phẩm nào.


 3128-2.JPG
Lưu mẫu thức ăn là việc làm bắt buộc mỗi ngày


Toàn huyện Long Thành hiện có 52 trường Mầm non và cơ sở giữ trẻ sử dụng bếp ăn. Thời gian qua các ngành chức năng đã thường xuyên phối hợp tổ chức tuyên truyền, kiểm tra, giám sát công tác đảm bảo an toàn thực phẩm ở những nơi này. Đối với các trường mầm non, cơ sở giữ trẻ cũng tăng cường công tác tuyên truyền trong nôi bộ, lồng ghép kiến thức về dinh dưỡng, an toàn thực phẩm nhằm giúp giáo viên, nhân viên nâng cao nhận thức về tính an toàn trong bếp ăn. Đồng thời thông qua tranh ảnh, tờ rơi tuyên truyền đến phụ huynh biết cách chăm sóc sức khoẻ cho con em mình tại nhà. Chính nhờ có sự phối hợp đồng bộ trong tuyên truyền, quản lý và kiểm tra giám sát, nên đến nay các trường mầm non, cơ sở giữ trẻ trên địa bàn huyện chưa xảy ra sự cố về thực phẩm. Cô Bùi Thị Loan nói tiếp: “Nhà trường cũng thường xuyên tổ chức cho cấp dưỡng khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần và được học tập, cập nhật kiến thức về an toàn thực phẩm do Trung tâm Y tế huyện tổ chức. Bên cạnh đó, trường cũng trang bị đầy đủ các đồ bảo hộ lao động cho nhân viên cấp dưỡng như: Áo bờ lu, nón, khẩu trang, găng tay, đồ dùng Inox được tiệt trùng bằng nước sôi. Riêng thức ăn nấu giờ nào thì cho trẻ ăn giờ đó nên không bị ôi thiu, đặc biệt là không để trong tủ lạnh qua đêm”.


3128-3.JPG
Học sinh mầm non trong giờ ăn trưa


Trung tâm Y tế huyện cũng đã tổ chức tập huấn ngay từ đầu mỗi năm học cho Ban giám hiệu, y tế trường học, người cung cấp thực phẩm về công tác đảm bảo an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, Trung tâm cũng thường xuyên phối hợp với các phòng, ban liên ngành tổ chức kiểm tra định kỳ các trường để phát hiện những thiếu sót trong quá trình chế biến, phục vụ ăn uống cho trẻ. Trên cơ sở đó, chúng tôi sẽ tiếp tục hướng dẫn các trường khắc phục những mặt còn hạn chế để luôn đảm bảo an toàn thực phẩm tốt nhất cho các cháu. Bác sỹ Lê Vĩnh Thịnh - Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Long Thành cho biết thêm.


Có thể nói, các trường mầm non, cơ sở giữ trẻ ở huyện Long Thành luôn coi việc đảm bảo an toàn thực phẩm cho trẻ là tiêu chí quan trọng hàng đầu, là việc làm hết sức cần thiết trong mỗi buổi đến trường của các em nhằm đảm bảo một môi trường học tập, vui chơi an toàn, lành mạnh và tạo sự yên tâm, tin tưởng cho các bậc phụ huynh.


Chí Tài-Đài TT Long Thành

Các tin khác

    There are no items to show in this view.

Liên kết webiste

Thăm dò ý kiến

Đánh giá về trang thông tin điện tử UBND huyện Long Thành

 

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

TRANG THÔNG T​IN ĐIỆN TỬ HUYỆN LONG THÀNH - TỈNH ĐỒNG NAI

 

Cơ quan chủ quản: UBND huyện Long Thành

Chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Hữu Thành – Phó Chủ tịch UBND huyện.

Cơ quan Thường trực: Phòng Văn hóa và thông tin huyện.

Địa chỉ: Số 1, đường Lê Hồng Phong, khu Phước Hải, thị trấn Long Thành, tỉnh Đồng Nai.

Điện thoại: 02513.844298 - Fax: 02513.844383 - Email: vphdnd-lt@dongnai.gov.vn

® Ghi rõ nguồn " UBND huyện Long Thành " khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.​ ​​

​​