Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2024)
Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954- 07/5/2024)
Nhiệt liệt chào mừng Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024) và Ngày Quốc tế Lao động 1/5
Chào mừng ngày Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương -Mùng 10 tháng 3
Huyện Long Thành quyết tâm thực hiện chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xây dựng xã hội số!
​40 năm ngày chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam


Chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và chiến tranh chống chế độ Pol Pot của Việt Nam có 3 giai đoạn: Giai đoạn đầu tiên “Cuộc kháng chiến bảo vệ biên giới, biên cương Tổ quốc”; giai đoạn thứ hai “Là giải phóng cho nhân dân Campuchia”; giai đoạn thứ ba “Pol Pot khôi phục lại lực lượng ở biên giới giáp với Thái Lan”.

2853.png

Trong ảnh: Lực lượng quân đội cách mạng Campuchia tiến vào giải phóng Thủ đô Phnom Penh, trưa 7/1/1979. Ảnh: TTXVN

Ngay từ tháng 04/1975, sau khi lên nắm quyền lãnh đạo Campuchia, Pol Pot thường xuyên xuyên tạc về Việt Nam, cho quân gây rối, xâm lấn lãnh thổ nước ta trên vùng biển biên giới Tây Nam; đánh chiếm đảo Thổ Chu và một số đảo khác, giết hại người dân hết sức dã man, gây ra hàng loạt cuộc thảm sát nhân dân biên giới Việt-Cam.

2853-5.png

Đại tướng Phạm Văn Trà, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bộ trưởng Quốc phòng (Ảnh: Lê Minh Sơn)

Vào thời điểm này, Trung đoàn 1 U Minh, sau đó là Sư đoàn 4 của Quân khu 9 trực tiếp chiến đấu chống sự xâm lược của tập đoàn phản động Pol Pot - Ieng Sary, giành lại các đảo Phú Quốc, Thổ Chu, Hòn Ông, Hòn Bà và bảo vệ tuyến biên giới từ Tịnh Biên (An Giang) đến Hà Tiên (Kiên Giang).

Cuối năm 1976, quân Pol Pot vào lãnh thổ nước ta ngày càng tăng, quy mô ngày càng lớn, tình hình biên giới Tây Nam hết sức căng thẳng; đến đêm 30/4/1977, bất ngờ đồng loạt tiến công xâm lược toàn tuyến biên giới phía Tây Nam nước ta; nhân dân ta, đặc biệt là người dân khu vực biên giới rất hoang mang.

Gần như ngay lập tức, quân chủ lực từ các Sư đoàn đã được huy động, phối hợp tác chiến cùng với lực lượng vũ trang địa phương và các đồn Công an vũ trang đánh trả địch quyết liệt, bảo vệ dân, bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc, từng bước hất chúng về phía bên kia biên giới.

Tính từ tháng 5/1975 đến 23/12/1978, Pol Pot đã giết hại hơn 5.000 dân thường Việt Nam, làm bị thương gần 5.000 người, bắt và đưa đi thủ tiêu hơn 20.000 người; chủ trương của quân Pol Pot là “Chỉ cần mỗi ngày diệt vài chục, mỗi tháng diệt vài ngàn, mỗi năm diệt vài ba vạn thì có thể đánh 10, 15, đến 20 năm. Thực hiện 1 diệt 30, hy sinh 2 triệu người Campuchia để tiêu diệt 50 triệu người Việt Nam”.

Ngày 31/12/1977 Việt Nam đưa 6 sư đoàn bộ binh đánh sâu vào đất Campuchia giải thoát một số cán bộ quan trọng của Campuchia trong đó có Thủ tướng tương lai Hun Sen. Cuộc tấn công này được xem là lời “cảnh cáo” cho chính quyền Khmer Đỏ.

Chúng ta đề nghị đàm phán thiết lập một vùng phi quân sự dọc biên giới, nhưng Pol Pot nhiều lần từ chối; hơn 30 vạn dân ta phải di tản vào sâu trong nội địa.

Ngày 13/12/1978, với sự hậu thuẫn của Trung Quốc, chúng huy động 19 sư đoàn (khoảng 80.000 đến 100.000 quân) tiến công xâm lược toàn tuyến biên giới.

Trước tình hình đó, Việt Nam cùng với hơn 1 vạn quân thuộc Mặt trận Đoàn kết Dân tộc Cứu nước Campuchia (UFNSK) (là chính phủ kháng chiến được thành lập bởi Hun Sen) đã đánh trả, tiêu diệt 38.563 quân Khmer đỏ, bắt sống 5.800 lính khác. Kết thúc cuộc chiến, quân tình nguyện Việt Nam tiêu diệt hơn 10 vạn quân Pol Pot.

Đến 07/01/1979, Phnom Penh được giải phóng nhưng 10 năm sau, cuộc chiến tranh mới kết thúc, hơn 3 triệu dân Campuchia chết dưới nạn diệt chủng của Pol Pot.

Nhìn lại cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam, đây là một cuộc chiến bắt buộc, chúng ta không chủ động; chúng ta luôn muốn giữ mối quan hệ hòa bình với nhân dân Campuchia nhưng Pol Pot lại chủ động tấn công, xâm lấn lãnh thổ, buộc chúng ta phải cầm súng. Tất cả đều quyết tâm bảo vệ tới cùng từng thước đất của quê hương, là cuộc chiến tranh tự vệ chính đáng theo điều 51 Hiến chương Liên Hợp Quốc.

Đối với giai đoạn chúng ta tiến hành giải phóng nhân dân Campuchia khỏi nạn diệt chủng Pol Pot; ngoài Liên Xô và các nước XHCN anh em ủng hộ Việt Nam thì cả khối TBCN và Trung Quốc cùng các đồng minh của nước này ủng hộ chính quyền Khmer Đỏ và cho rằng Việt Nam đang tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Campuchia.

Đến năm 2006 phiên tòa xét xử tội ác Khmer đỏ được thành lập, ngày 26/7/2011 phiên tòa xét xử phiên đầu tiên. Cuộc chiến 10 năm của Việt Nam có kết quả, những kẻ cầm đầu Khmer đỏ bị xét xử “sự thật được phơi bày”; như vậy “thế giới đã nợ Việt Nam một lời xin lỗi”.

Ngay cả nhân dân Campuchia khi đó cũng rất ủng hộ quân tình nguyện Việt Nam; gọi bộ đội Việt Nam là “bộ đội nhà Phật” vì chúng ta đã giải thoát cho hàng vạn người dân Campuchia ra khỏi các trại tập trung; khi bộ đội ta rút quân về nước, người dân đã khóc; muốn chúng tôi ở lại,… và cũng nhờ có dân mới đẩy được lực lượng nằm vùng của Pol Pot, nếu không sẽ khó để thực hiện được.

PLN - BTGHU - Tổng hợp


Các tin khác

    There are no items to show in this view.

Liên kết webiste

Thăm dò ý kiến

Đánh giá về trang thông tin điện tử UBND huyện Long Thành



 

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

TRANG THÔNG T​IN ĐIỆN TỬ HUYỆN LONG THÀNH - TỈNH ĐỒNG NAI

 

Cơ quan chủ quản: UBND huyện Long Thành

Chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Hữu Thành – Phó Chủ tịch UBND huyện.

Cơ quan Thường trực: Phòng Văn hóa và thông tin huyện.

Địa chỉ: Số 1, đường Lê Hồng Phong, khu Phước Hải, thị trấn Long Thành, tỉnh Đồng Nai.

Điện thoại: 02513.844298 - Fax: 02513.844383 - Email: vphdnd-lt@dongnai.gov.vn

® Ghi rõ nguồn " UBND huyện Long Thành " khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.​ ​​

​​