Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2024)
Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954- 07/5/2024)
Nhiệt liệt chào mừng Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024) và Ngày Quốc tế Lao động 1/5
Chào mừng ngày Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương -Mùng 10 tháng 3
Huyện Long Thành quyết tâm thực hiện chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xây dựng xã hội số!
​Long Thành tổ chức Hội nghị triển khai Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị


Sáng ngày 23/ 4/2019, tại Hội nghị tập huấn pháp luật cho cán bộ cơ sở năm 2019, Tiến sỹ Phan Quang Tuấn- Trưởng phòng Xây dựng & Phổ biến pháp luật - Sở Tư pháp tỉnh Đồng Nai đã  giới thiệu những nội dung tóm tắt về  Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị. Hội nghị được tổ chức dưới sự chủ  trì của bà Nguyễn Thị Thuỳ Linh- Phó Chủ tịch UBND huyện, ông Nguyễn Văn Cường- Trưởng phòng Tư pháp huyện và sự tham dự của đại diện lãnh đạo Hội đồng nhân dân huyện, ban Pháp chế HĐND huyện; Thủ trưởng các phòng ban chuyên môn của huyện;hội Luật gia, chi nhánh Trợ lý pháp lý huyện;Thành viên HĐ. Phổ biến giáo dục pháp luật huyện  và trên 200 đại biểu lãnh đạo HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam và các Đoàn thể xã hội các xã, thị trấn; cán bộ, công chức, viên chức;Trưởng các ban Vận động, ban Mặt trận ấp, khu, công chức Văn phòng, Tư pháp hộ tịch, công chức trẻ em các xã, thị trấn...


3192.jpg

Quang cảnh Hội nghị tập huấn pháp luật cho cán bộ cơ sở năm 2019


Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị gồm 6 phần, 53 điều có hiệu lực ngày 23 tháng 03 năm 1976. Lời mở đầu khẳng định chân lý bất di bất dịch rằng việc công nhận những phẩm giá vốn có và quyền bình đẳng của mọi thành viên trong cộng đồng nhân loại là nền tảng cho tự do, công lý và hòa bình trên thế giới. Do đó, về các quyền dân sự và chính trị, Công ước quy định:


3192-5.jpg

T.s Phan Quang Tuấn- TP phòng Xây dựng& PBPL- Sở Tư pháp tỉnh Đồng Nai


Phần I (Điều 1) công nhận quyền tự quyết của mọi dân tộc, bao gồm quyền được "tự do định đoạt thể chế chính trị và theo đuổi đường hướng phát triển kinh tế, xã hội và văn hoá" trong điều kiện thực tế của mình. Công nhận rằng quyền sinh kế của một dân tộc không bao giờ bị tước bỏ.


Phần II (Điều 2–5) yêu cầu các bên thực hiện các bước cần thiết để hiện thực hóa các quyền được công nhận trong Công ước, đồng thời trừng phạt và sửa chữa bất kỳ vi phạm nào trong quá khứ và hiện tại.


Phần III (Điều 6–27) liệt kê các quyền được Công ước bảo hộ, bao gồm các quyền sau:

Quyền toàn vẹn thân thể, tức là quyền được sống, không bị tra tấn và bị bắt làm nô lệ (Điều 6, 7, và 8);


. Quyền tự do và an toàn nhân thân, tức là quyền không bị bắt và bỏ tù vì các lý do không chính đáng (Điều 9 – 11);


. Quyền bình đẳng trước luật, và mọi cáo trạng phải đúng trình tự pháp luật. Bị cáo về các tội hình sự có quyền được chấp nhận là vô tội cho đến khi bị chứng minh là có tội theo luật. (Điều 14, 15, và 16);


. Quyền tự do cá nhân được hiểu theo nghĩa tự do di chuyển, tự do tư tưởng, tự do lương tâmtự do tôn giáo, tự do phát biểu và giữ quan điểm mà không bị ai can thiệp, tự do lập hội và hội họp, tự do lập gia đình, quyền khai sinh, và quyền bí mật đời tư.(Điều 12, 13, 17 – 24);


. Ngăn cấm bất kỳ hình thức tuyên truyền cổ vũ chiến tranh hay gieo giắc kỳ thị chủng tộc, tôn giáo. (Điều 20);


. Quyền tham gia chính trị bao gồm quyền tự do thành lập, theo hoặc không theo một đảng chính trị, và quyền bầu cử. (Điều 25);


. Quyền được đối xử bình đẳng của các cộng đồng thiểu số trước luật. (Điều 26 và 27).


Phần IV (Điều 28–45) quy định các nguyên tắc thành lập và hoạt động của Ủy ban Nhân quyền cùng các công việc giám sát và báo cáo. Đồng thời, nó cũng yêu cầu các quốc gia thừa nhận năng lực của Ủy ban trong giải quyết mâu thuẫn giữa các nước liên quan đến việc thực thi Công ước. (Điều 41 và 42).


Phần V (Điều 46 và 47) giải thích rằng Công ước sẽ không bị diễn giải theo cách can thiệp vào hoạt động của Liên Hiệp Quốc hoặc "quyền của mọi dân tộc được thụ hưởng và sử dụng một cách tự do và đầy đủ các nguồn tài nguyên của họ.


3192-10.jpg


Đến nay, Việt Nam đã tham gia hầu hết các Công ước quốc tế cơ bản về quyền con người, cụ thể: Công ước về các Quyền Dân sự và Chính trị 1966 (ICCPR), gia nhập ngày 24-9-1982; Công ước về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa 1966, gia nhập ngày 24-9-1982; Công ước về Xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ 1979, ký kết ngày 29-7-1980, phê chuẩn ngày 17-2-1982; Công ước về Xoá bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc 1969, gia nhập ngày 9-6-1982; Công ước về Quyền Trẻ em 1989, ký kết ngày 26-1-1990, phê chuẩn ngày 28-2-1990 và hai Nghị định thư bổ sung về trẻ em trong xung đột vũ trang (ký kết ngày 8-9-2000, phê chuẩn ngày 20-12-2001) và chống sử dụng trẻ em trong các hoạt động mại dâm và tranh ảnh khiêu dâm (ký kết ngày 8-9-2000, phê chuẩn ngày 20-12-2001); Công ước về Quyền của Người khuyết tật 2006, ký ngày 22-11-2007 và phê chuẩn ngày 5-2-2015; Công ước Chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người, ký ngày 7-11-2013 và phê chuẩn ngày 5-2-2015.

NH-VH&TT

Các tin khác

    There are no items to show in this view.

Liên kết webiste

Thăm dò ý kiến

Đánh giá về trang thông tin điện tử UBND huyện Long Thành

 

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

TRANG THÔNG T​IN ĐIỆN TỬ HUYỆN LONG THÀNH - TỈNH ĐỒNG NAI

 

Cơ quan chủ quản: UBND huyện Long Thành

Chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Hữu Thành – Phó Chủ tịch UBND huyện.

Cơ quan Thường trực: Phòng Văn hóa và thông tin huyện.

Địa chỉ: Số 1, đường Lê Hồng Phong, khu Phước Hải, thị trấn Long Thành, tỉnh Đồng Nai.

Điện thoại: 02513.844298 - Fax: 02513.844383 - Email: vphdnd-lt@dongnai.gov.vn

® Ghi rõ nguồn " UBND huyện Long Thành " khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.​ ​​

​​