Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2024)
Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954- 07/5/2024)
Nhiệt liệt chào mừng Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024) và Ngày Quốc tế Lao động 1/5
Chào mừng ngày Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương -Mùng 10 tháng 3
Huyện Long Thành quyết tâm thực hiện chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xây dựng xã hội số!
Tiếp tục nâng cao chất lượng sinh hoạt Chi bộ trong toàn Đảng bộ huyện Long Thành.

Chi bộ là tế bào của Đảng, là nơi trực tiếp đưa đường lối, chính sách của Đảng đến với quần chúng, nhằm tuyên truyền, vận động, tập hợp, giáo dục, thuyết phục quần chúng thực hiện đường lối, chính sách của Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định “chi bộ là gốc rễ của Đảng”, “là đồn luỹ chiến đấu của Đảng ở trong quần chúng”, “là cầu nối giữa Đảng và quần chúng”, “chi bộ mạnh tức là Đảng mạnh”. Sinh hoạt chi bộ là một chế độ đã được quy định trong Điều lệ Đảng, chi bộ sinh hoạt định kỳ mỗi tháng một lần hoặc sinh hoạt đột xuất khi cần.

Tính đến cuốn tháng 4/2019, toàn đảng bộ huyện Long Thành có 66 chi, đảng bộ cơ sở, với 299 chi bộ trực thuộc. Nhân thức việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ là nhiệm vụ quan trọng nhằm nâng cao chất lượng chi bộ và là một nhân tố quyết định vai trò lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCSĐ, giúp đảng viên nâng cao nhận thức chính trị tư tưởng và thực hiện chức năng lãnh đạo, giáo dục của chi bộ, trong thời gian qua, Ban Thường vụ Huyện ủy Long Thành đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, đề ra các giải pháp rất cụ thể để nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ ở cơ sở, cụ thể: Tổ chức triển khai quán triệt đẩy đủ các nội dung Hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương, Ban Tổ chức Tỉnh ủy về sinh hoạt chi bộ; chỉ đạo ban tổ chức huyện ủy phối hợp với Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện tổ chức bồi dưỡng cho các đồng chí bí thư các chi bộ; định kỳ hàng năm tổ chức gặp mặt bí thư các cho đảng bộ cơ sở để thông tin và nghe các đồng chi bí thư các chi đảng bộ cơ sở trực tiếp phản ảnh những khó khăn, vướng mặt trong quá trình tồ chức sinh hoạt chi bộ. Đặc biệt năm 2015 đến nay, Ban Thường vụ Huyện ủy đã thành lập các Tổ giám sát gồm lãnh đạo và chuyên viên các Ban xây dựng đảng, Văn phòng Huyện ủy trực tiếp dự sinh hoạt với các chi bộ để theo dõi, giám sát và hướng dẫn cho các chi bộ trong việc tổ chức sinh hoạt….chính nhờ những giải pháp đó mà việc tổ chức sinh hoạt chi bộ đã có nhiều đổi mới về nội dung, phương pháp, cách thức sinh hoạt…nhớ đó mà chất lượng sinh hoạt chi bộ trong thời gian qua đã được nâng lên.

Tuy nhiên, qua báo cáo của các Tổ giám sát của Huyện ủy, mặc dù chất lượng sinh hoạt của các chi bộ đã được nâng lên, những có lúc, có nơi chất lượng sinh hoạt chi bộ vẫn còn nhiều hạn chế, như: Đối với chi bộ trực thuộc Đảng ủy xã, thị trấn còn lúng túng trong xác định nhiệm vụ chính trị. Ở khu vực nông thôn hiện nay nhiệm vụ chủ yếu là phát triển kinh tế hộ gia đình, nhưng việc đề ra chủ trương và giải pháp để lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội chi bộ gặp không ít khó khăn. Nhiều chi bộ lúng túng trong sinh hoạt, nội dung chủ yếu chỉ là quán triệt, triển khai nhiệm vụ của cấp trên giao. Đối với chi bộ cơ quan, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp, lực lượng vũ trang thường lẫn lộn giữa sinh hoạt đảng với triển khai đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, có nơi còn đồng nhất giữa nội dung họp chi bộ với họp cơ quan, nên thường sa vào đánh giá kết quả thực hiện công tác chuyên môn của cơ quan, đơn vị mà chưa chú trọng phát huy vai trò tiền phong, gương mẫu của đảng viên cũng như việc kiểm tra, giám sát đảng viên trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị. Trước khi sinh hoạt chi bộ, chi ủy phải họp để chuẩn bị nội dung sinh hoạt chi bộ. Tuy nhiên, nhiều chi ủy không họp trước khi sinh hoạt chi bộ, chuẩn bị nội dung sinh hoạt chi bộ còn sơ sài, dàn trải. Việc tổ chức sinh hoạt theo chuyên đề chưa được quan tâm đúng mức. Nhiều chi bộ không tổ chức được sinh hoạt chuyên đề, mặc dù đã có hướng dẫn của cấp ủy cấp trên, do chi ủy không chuẩn bị được nội dung. Việc phát huy dân chủ trong sinh hoạt chi bộ vẫn chưa được thực hiện đầy đủ. Có nơi, nhất là ở khu vực cơ quan, đơn vị sự nghiệp, sinh hoạt chi bộ chỉ có ý kiến của đồng chí lãnh đạo cơ quan và đồng chí trong chi ủy, còn các đảng viên không giữ chức vụ thì thường lắng nghe, nhất trí theo ý kiến của người chủ trì cuộc họp. Một số nơi năng lực bí thư chi bộ yếu kém nên việc chuẩn bị nội dung cũng như điều hành sinh hoạt chi bộ còn lúng túng, ảnh hưởng không nhỏ tới năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của chi bộ.

Những hạn chế trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân khách quan là do chi ủy, nhất là bí thư chi bộ năng lực yếu hoặc do kiêm nhiệm nhiều việc nên thời gian dành cho công tác đảng hạn chế. Nguyên nhân chủ quan là do nhiều bí thư chi bộ còn đơn giản trong sinh hoạt chi bộ, nặng về công tác chuyên môn hơn công tác đảng; chưa nghiên cứu sâu về nguyên tắc của Đảng và chưa dành thời gian đầu tư suy nghĩ, tìm các biện pháp để đổi mới nội dung, nâng cao chất lượng sinh hoạt. Công tác kiểm tra, giám sát, định hướng nội dung sinh hoạt của cấp ủy cấp trên trực tiếp đối với chi bộ chưa thường xuyên nên chi bộ sinh hoạt có tính chất chiếu lệ.

Để phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những yếu kém trong sinh hoạt chi bộ thời gian qua, nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, bảo đảm cho sinh hoạt của chi bộ đạt được tính lãnh đạo, tính giáo dục và tính chiến đấu, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các TCCSĐ là một đòi hỏi cấp bách, cấp ủy từ huyện đến cơ sở cần quan tâm triển khai thực hiện một số giải pháp sau: 

Một là, nâng cao năng lực lãnh đạo của chi ủy, nhất là đồng chí bí thư chi bộ. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, “cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “cán bộ nào, phong trào ấy”. Đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt làm công tác đảng có năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức tốt sẽ là nhân tố quyết định nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ cũng như trong lãnh đạo của tổ chức đảng ở cơ sở. Đối với khu vực các xã, thị trấn, khu vực nông thôn, chi ủy, nhất là bí thư chi bộ cần được chọn lọc từ những đảng viên có phẩm chất đạo đức tốt, năng lực, bản lĩnh, nhiệt tình với công tác xây dựng đảng; có khả năng tập hợp, quy tụ được cán bộ, đảng viên ở địa phương. Cấp ủy cấp trên trực tiếp cần đặc biệt quan tâm tới công tác quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng cho các chi ủy, bí thư chi bộ nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác đảng; chú trọng kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ bí thư chi bộ và thực hiện tốt chính sách cán bộ. Đối với các cơ quan, đơn vị sự nghiệp, lực lượng vũ trang, doanh nghiệp nên thực hiện nhất thể hóa chức danh lãnh đạo chính quyền với chức danh bí thư cấp ủy.

Hai là, phải thực hiện thật tốt Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 30-3-2008 của Ban Bí thư (khóa X) và Hướng dẫn số 12-HD/BTCTW ngày 06-7-2018 của Ban Tổ chức Trung ương về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ. Hướng dẫn đã chỉ rõ nội dung sinh hoạt theo từng loại hình, công việc, các bước tiến hành sinh hoạt chi bộ. Việc chuẩn bị tốt nội dung sinh hoạt chi bộ là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng sinh hoạt chi bộ. Chi ủy phải bám sát tình hình thực tế của chi bộ để xây dựng nội dung sinh hoạt, trong đó cần tập trung vào những vấn đề trọng tâm; thông tin kịp thời về tình hình thời sự trong nước, quốc tế; phổ biến, quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và các chỉ thị, nghị quyết của cấp ủy cấp trên; tổng hợp đánh giá việc lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ công tác của chi bộ tháng trước theo nghị quyết chi bộ đã đề ra và thảo luận một số nhiệm vụ trọng tâm đề ra cho tháng tiếp theo. Nghị quyết của chi bộ phải thiết thực, có tính khả thi và quá trình thực hiện phải được kiểm tra kịp thời. Đổi mới nội dung, hình thức và nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ phải gắn với đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến," "tự chuyển hóa" trong nội bộ”, làm cho mọi đảng viên nâng cao nhận thức, tự giác chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thực hiện tốt nghị quyết của chi bộ và của cấp ủy cấp trên; bảo đảm tính lãnh đạo, tính giáo dục và tính chiến đấu để chi bộ thực sự là nơi lãnh đạo, quản lý, giáo dục, rèn luyện và bồi dưỡng cán bộ, đảng viên.

Ba là, phát huy dân chủ trong sinh hoạt đảng. Để thực sự phát huy dân chủ trong sinh hoạt chi bộ thì bí thư chi bộ phải rất linh hoạt trong chỉ đạo, điều hành; chủ trì các cuộc họp cần có tác phong cởi mở, chân thành, dân chủ, nhưng cần phải quyết đoán, có chính kiến rõ ràng. Trong thảo luận phải thật sự phát huy dân chủ, tạo được không khí đoàn kết, thẳng thắn để các đảng viên thể hiện hết ý kiến của mình, trước khi biểu quyết chung của chi bộ. Từ dự kiến công việc đến phân công công tác cho đảng viên phải được phân tích kỹ lưỡng, có lý, có tình và phải được thảo luận một cách dân chủ. Những ý kiến xây dựng, thẳng thắn, trung thực phải được tôn trọng và động viên, khuyến khích, tiếp thu một cách cầu thị. Cần bình tĩnh lắng nghe những ý kiến trái chiều và phải được thảo luận rất kỹ trong chi bộ theo nguyên tắc tập trung dân chủ nhưng phải bảo đảm quyền được bảo lưu của cá nhân. Kịp thời chấn chỉnh, phê phán những cá nhân vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, hoặc có ý kiến thiếu tính xây dựng, bảo thủ trong trao đổi, thảo luận. Chi ủy và đồng chí bí thư chi bộ lắng nghe, tôn trọng mọi ý kiến của đảng viên, trả lời những chất vấn của đảng viên, tạo điều kiện thuận lợi cho đảng viên giám sát hoạt động của chi bộ, chi ủy. Đối với những vấn đề vượt quá thẩm quyền thì phải báo cáo cấp ủy cấp trên và trả lời đảng viên trong lần sinh hoạt tiếp theo.


Bốn là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra của các cấp ủy cấp trên, nhất là cấp uỷ cấp trên trực tiếp. Các cấp ủy cần nâng cao nhận thức đúng đắn về vị trí và tầm quan trọng của sinh hoạt chi bộ, coi việc đổi mới và nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ là góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện, sức chiến đấu của TCCSĐ. Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ cấp trên có vai trò quan trọng đối với việc định hướng nội dung, hình thức sinh hoạt chi bộ.

 

Năm là: Tiếp tục duy trì và nâng cao trách nhiệm của các Tổ giám sát việc tổ chức sinh hoạt chi bộ như hiện nay, để động viên, khuyến khích, giải đáp những kiến nghị, đề xuất của đảng viên, đồng thời cũng nắm chắc chất lượng hoạt động của chi bộ để báo cáo cấp ủy cấp trên chỉ đạo kịp thời. Các Tổ giám sát cần thực hiện chế độ tái giám sát đối với các chi bộ còn nhiều hạn chế trong tổ chức sinh hoạt.

 

Sáu là: Định kỳ tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn cho các đồng chí bí thư các chi bộ; duy trì việc tổ chức họp mặt, đối thoại giữa đồng chí Bí thư Huyện ủy với các đồng chí bí thư các chi, đảng bộ, đặc biệt là các đồng chí Bí thư các chi bộ trực thuộc.

 

Doãn Thành - BTG

Các tin khác

    There are no items to show in this view.

Liên kết webiste

Thăm dò ý kiến

Đánh giá về trang thông tin điện tử UBND huyện Long Thành

 

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

TRANG THÔNG T​IN ĐIỆN TỬ HUYỆN LONG THÀNH - TỈNH ĐỒNG NAI

 

Cơ quan chủ quản: UBND huyện Long Thành

Chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Hữu Thành – Phó Chủ tịch UBND huyện.

Cơ quan Thường trực: Phòng Văn hóa và thông tin huyện.

Địa chỉ: Số 1, đường Lê Hồng Phong, khu Phước Hải, thị trấn Long Thành, tỉnh Đồng Nai.

Điện thoại: 02513.844298 - Fax: 02513.844383 - Email: vphdnd-lt@dongnai.gov.vn

® Ghi rõ nguồn " UBND huyện Long Thành " khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.​ ​​

​​