Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2024)
Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954- 07/5/2024)
Nhiệt liệt chào mừng Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024) và Ngày Quốc tế Lao động 1/5
Chào mừng ngày Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương -Mùng 10 tháng 3
Huyện Long Thành quyết tâm thực hiện chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xây dựng xã hội số!
​LONG THÀNH NHỮNG NGÀY THÁNG TƯ LỊCH SỬ


Long Thành là một huyện có lịch sử hình thành và phát triển trên ba trăm năm gắn liền với thăng trầm của vùng đất Biên Hòa – Đồng Nai, nơi có vị trí quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm miền Đông Nam Bộ.


Trong 30 năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945-1975), nhân dân địa phương dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Long Thành đã đoàn kết một lòng, đấu tranh kiên cường, vượt qua nhiều gian khổ và lập được nhiều thành tích. Chiến khu Rừng Sác, chiến khu Phước An (trong kháng chiến chống thực dân Pháp và trước năm 1960 thuộc huyện Long Thành), Sông Buông, Suối Cả, Bình Sơn, Phước Thái, Long Phước …là những địa danh lịch sử đã đi vào tâm thức của mọi người và là niềm tự hào của Đảng bộ, nhân dân địa phương.


Kể từ năm 1986, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã đề ra chính sách đổi mới để đưa đất nước ta thoát khỏi khủng hoảng, từng bước phát triển kinh tế xã hội, ổn định và giữ vững an ninh quốc phòng, tạo dựng một vị thế ở khu vực và trên trường quốc tế. Trong xu thế đổi mới và phát triển chung ấy, huyện Long Thành cũng đã vượt qua khó khăn, nắm bắt cơ hội, khai thác tốt các tiềm lực của địa phương để phát triển kinh tế xã hội. Thành tựu hơn 30 năm đổi mới của huyện Long Thành là tiền đề vững chắc để huyện cùng với các địa phương khác của tỉnh Đồng Nai và cả nước thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy chặng đường phía trước vẫn còn nhiều gian nan, thử thách, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Long Thành vẫn nỗ lực quyết tâm thực hiện công cuộc đổi mới và hướng đến mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.


Nhân kỷ niệm 44 năm ngày giải phòng quê hương Long Thành, giải phóng miền nam, thống nhất đất nước, Ban Tuyên giáo Huyện ủy trân trọng giới thiệu quá trình hình thành và phát triển của huyện Long Thành, trong tiến trình phát triển của tỉnh Đồng Nai.


PHẦN I - DẤU CHÂN MỞ CÕI

Lịch sử của vùng đất

Cách nay 4.000-5.000 năm, ở vùng đất miền Đông Nam Bộ đã có con người cư trú, tạo nên nền văn hoá Đồng Nai. Cuộc khai quật ở Cầu Sắt (Xuân Lộc, Đồng Nai) năm 1976 cho thấy từng có một nền văn hoá đá mới, gốm tồn tại ở đây cách nay khoảng 5.000 năm. Một nền văn hoá đồng cách nay khoảng 4.000-3.000 năm được tìm thấy ở di chỉ núi Gốm, ở Hàng Gòn (Xuân Lộc, Đồng Nai) và Dốc Chùa (Tân Uyên, Sông Bé). Ở miền Đông Nam Bộ số lượng các di tích có thể tính được trên 150 địa điểm, trong đó ở lưu vực sông Đồng Nai, sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông có mật độ các di tích cư trú dày đặc. Muộn hơn một chút, vùng đất thấp hơn ở miền Tây Nam Bộ cũng đã được chinh phục. Từ thế kỷ II đến thế kỷ VII sau công nguyên, một nền văn hoá Óc Eo (lấy theo tên di chỉ Óc Eo ở chân núi Ba Thê, An Giang) đã phát triển rực rỡ ở đây, trải dài trên một địa bàn rộng lớn từ miền Tây đến miền Đông và vùng duyên hải. Ở đây từng có hoạt động nông nghiệp và giao thông đường thuỷ rất phát triển: di tích hệ thống trên 30 sông đào tỏa khắp miền tây sông Hậu, sông dài nhất tới 80km, di tích Đá Nổi (Kiên Giang) là điểm tụ của 11 sông đào tạo thành một hệ thống hình nan hoa.


Sau khi nền văn hoá Óc Eo lụi tàn và vương quốc Phù Nam suy vong, vào cuối thế kỷ VII, khu vực Nam Bộ bước vào thời kỳ suy thoái: Từ thế kỷ 6 Phù Nam bị Chân Lạp (vốn là một thuộc quốc của Phù Nam, ở phía nam Lào hiện nay) thôn tính. Và cho đến thế kỷ XV, khu vực Nam Bộ trở thành vùng đệm của những cuộc tranh chấp liên miên:


+ Cuối thế kỷ VII - đầu thế kỷ VIII, tranh chấp Thuỷ Chân Lạp - Lục Chân Lạp: các cộng đồng dòng dõi Phù Nam do các quý tộc Phù Nam đứng đầu tại vùng Nam Bộ đã liên minh lại tạo thành Thuỷ Chân Lạp để đối lập với Lục Chân Lạp. Như vậy, Thuỷ Chân Lạp là Phù Nam bị Chân Lạp đô hộ.


+ Thế kỷ VIII-IX, tranh chấp Java - Chân Lạp: triều đại Salendra (Vua Núi - truyền thống Phù Nam) thuộc vương quốc Srivijaya ở Java (hình thành từ cuối thế kỷ VII sau khi Phù Nam tan rã) đánh vào Chân Lạp, Chămpa, Giao Châu; Chân Lạp gần như trở thành thuộc quốc của Srivijaya. Đầu thế kỷ IX (năm 802), lợi dụng sự suy thoái của triều đại Salendra, hoàng tử Chân Lạp Jajavarman II thuộc dòng dõi Phù Nam, sống lưu vong tại Java, trở về giải phóng và thống nhất Thuỷ và Lục Chân Lạp, lập nên vương triều Ăng Co.


 + Thế kỷ XII-XIII, tranh chấp Ăng Co với Champa & Chân Lạp. Từ 1145-1149, Ăng Co chiếm đóng một phần Champa. Ăng Co đạt đỉnh cao vào thế kỷ XII (xây dựng Ăng Co Vat) rồi suy thoái. Năm 1177, Champa tiến vào chiếm đóng Ăng Co. Đầu thế kỷ XIII, Chân Lạp lại phục hồi, tái chiếm Champa đến 1220 mới rút.


+ Thế kỷ XIV, tranh chấp Thái - Chân Lạp. Giữa thế kỷ XIII, khi bị Mông Cổ tấn công, nước Nam Chiếu của người Thái ở thượng nguồn sông Mê Công bị tan rã, người Thái chạy xuống sống ở lưu vực sông Mê Nam. Cuối thế kỷ XIII dần dần hình thành một loạt quốc gia Thái trên địa bàn này: Vương quốc Lan Na ở miền Bắc (1296); vương quốc Sukhothay ở miền Trung. Cuối thế kỷ XIII, Sukhothay trở thành một trong những lực lượng mạnh nhất khu vực, thống trị Miến Điện, thế kỷ XIV xâm lăng Chân Lạp; đất đai Chân Lạp bị thu hẹp một cách đáng kể.


Những cuộc tranh chấp liên miên đã khiến cho khu vực Nam Bộ, với tư cách là vùng đệm, trở thành kiệt quệ. Là vùng đệm, bởi vậy trong những giai đoạn hưng thịnh ngắn ngủi, nó do xa trung tâm nên không được hưởng. Nhưng là vùng đệm, nó vẫn phải hứng chịu gánh nặng của chiến tranh, cướp bóc, và đóng góp, cung tiến người vật cho trung tâm (Ăng Co, Chân Lạp). Kết quả là dân cư dòng dõi Phù Nam gốc đã phiêu bạt di tản tới những vùng yên ổn hơn, khiến cho vùng này dần dần trở thành hoang vắng, mà nói như sứ thần nhà Nguyên là Châu Đạt Quan trên đường tới kinh đô Angkor vào thế kỷ XIII, khi đã thấy: "Nhìn lên bờ chúng tôi thấy toàn là cây mây cao vút, cổ thụ, cát vàng, lau sậy trắng, thoáng qua không dễ gì biết được lối vào". Đó cũng là tình trạng mà lưu dân người Việt đã thấy khi tới đây: Đồng Nai xứ sở lạ lùng, Dưới sông sấu lội, trên bờ cọp um.


Thế kỷ 15-16 phương Tây bắt đầu nhòm ngó Đông Nam Á. Từ cuối thế kỷ XVI, người Việt đã đến khai phá lập nghiệp, lập nên những thôn ấp người Việt từ Bà Rịa tới Đồng Nai, Sài Gòn, tới tận Phnôm-pênh. Thế kỷ XVII, tại vùng Sài Gòn nay có 2 thị trấn nhỏ Prei Nokor (Sài Gòn - Chợ Lớn nay) và Kas Krobey (Bến Nghé - Sài Gòn nay) thuộc Chân Lạp [Trần Văn Giàu và nnk (cb) 1987: 119, 135]. Năm 1623, chúa Sãi viết thư cho vua Chân Lạp mượn hai thị trấn này để đặt các thương điếm và được vua Chân Lạp, sau khi hỏi ý kiến các đại thần, gửi quốc thư thông báo chấp thuận [Trần Văn Giàu và nnk (cb) 1987: 118-19, 146-47]. Từ đó, lưu dân Việt đến vùng này ngày càng đông hơn, mở đầu cho một giai đoạn mới.


Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh – Người có công khẩn hoang đất Đồng Nai – Gia Định

Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh (1650–1700) vừa là nhà quân sự tài tình, lại có tài tổ chức hành chính rất giỏi. Ông có công lớn trong lịch sử khai hoang xứ Đàng Trong, nhất là vùng đất Đồng Nai. Ở đây, ông đã đặt tổng hành dinh, cho di dân, lập ấp, dựng Dinh Trấn Biên, mở đường cho sự khuếch trương kinh tế, thương mại. Công ơn ấy đã thấm sâu vào lòng mỗi người dân Đồng Nai và lưu truyền ngàn đời cho lớp hậu sinh mai sau.


Sự kiện này được sử sách chép cụ thể: “Mùa xuân năm Mậu Dần (1698), đời vua Hiển Tông Hiếu Minh Hoàng Đế sai Thống Suất Chưởng Cơ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Kính (Cảnh) vào kinh lược vùng đất Đồng Nai (nay là Nam bộ) đặt vùng đất mới thành phủ Gia Định gồm hai huyện: Huyện Phước Long dựng Dinh Trấn Biên, huyện Tân Bình dựng Dinh Phiên Trấn. Mỗi dinh đặt chức Lưu thủ, Cai bạ và Ký lục để quản trị; nha thuộc có hai Ty Xá, Lại để làm việc; quân binh thì có cơ, đội, thuyền, thủy bộ tinh binh và thuộc binh để hộ vệ. Đất đai mở rộng 1.000 dặm, dân số hơn 4 vạn hộ. Chiêu mộ những lưu dân từ châu bố Chính trở vô Nam đến ở khắp nơi, đặt ra phường, ấp, xã, thôn, chia cắt địa phận, mọi người phân chiếm ruộng đất, chuẩn định thuế đinh, điền và lập bộ tịch đinh điền”.


Như vậy, đầu năm Mậu Dần (1698), chúa Nguyễn Phúc Chu cử Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam kinh lược với mục đích sáp nhập đất Đồng Nai - Gia Định vào bản đồ xứ Đàng Trong, mở mang thêm đất đai, tạo ra những cơ sở đầu tiên về hành chính, làm nền tảng cho nền kinh tế nơi này phát triển mạnh hơn. Khi vào Nam, Nguyễn Hữu Cảnh đặt doanh trại tại Châu Đại Phố (Cù Lao Phố), nay thuộc thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai và bắt tay vào tổ chức lại xã hội, lập bộ máy hành chính.


Về hành chính: Ông lấy đất Đồng Nai đặt làm phủ Gia Định, lập xứ Đồng Nai, lập dinh Trấn Biên, lập xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn, mỗi dinh đặt chức Lưu Phủ Cai Bộ và Ký lục để cai trị. Theo tổ chức hành chính của Nguyễn Hữu Cảnh, thì Dinh (hay doanh) là đơn vị hành chính (như tỉnh hiện nay). Dinh chia làm nhiều phủ, phủ chia làm nhiều huyện, huyện chia làm nhiều tổng, tổng chia làm nhiều xã hay thôn... Trước đây, dân chúng được tự do khai khẩn và trưng chiếm ruộng đất, chia lập làng xóm, phố chợ. Khi Nguyễn Hữu Cảnh vào, ông tiến hành lập xã, thôn, phường, ấp chuẩn bị thuế đinh, thuế điền và lập sổ bộ đinh, điền… Việc làm trên của ông là một bước ngoặt lịch sử trọng đại trong lịch sử khẩn hoang xứ Đàng Trong. Vậy là lần đầu tiên Tổ chức hành chính của người Việt được chính thức thành lập tại đất Đồng Nai - Gia Định. Từ đây, chấm dứt giai đoạn lưu dân tự phát, tự quản và bị khép vào luật pháp. Đinh hay điền đều phải ghi vào sổ bộ, đều phải đóng thuế theo quy định. Xã, thôn, phường, ấp phải chia ra bộ phận có ranh giới, có bằng cấp, có con triện và các sổ bộ riêng.


Ông lấy đất Đồng Nai thành lập phủ Gia Định gồm huyện Tân Bình (nay là thành phố Hồ Chí Minh) và huyện Phước Long. Huyện Phước Long gồm 4 tổng: Phước Chính, Bình An, Long Thành và Phước An. Đặt Trấn Biên dinh tại huyện Phước Long, tên Long Thành chính thức có từ đó. Năm 1808, Nguyễn Ánh cho đổi Trấn Biên dinh thành trấn Biên Hòa. Nâng huyện Phước Long lên thành phủ Phước Long. Theo đó bốn tổng của huyện Phước Long nâng lên thành huyện. Tổng Long Thành trở thành huyện Long Thành. Huyện Long Thành lúc bấy giờ gồm bốn tổng Long Vĩnh Thượng, Long Vĩnh Hạ (tức tổng Bình Lâm), Thành Tuy Thượng, Thành Tuy Hạ. Đến năm 1820, huyện Long Thành còn lại hai tổng Long Vĩnh và Thành Tuy với 63 thôn, phường. Năm 1836, vua Minh Mạng cho lập địa bạ các tỉnh Nam bộ, huyện Long Thành gồm có 4 tổng Long Vĩnh Thượng, Long Vĩnh Hạ, Thành Tuy Thượng, Thành Tuy Hạ với 53 thôn, ấp, xã. Tổng Long Vĩnh Thượng gồm 17 thôn bộ: - Thôn An Hòa - Thôn An Hưng - Thôn An Xuân - Thôn Bình Dương - Thôn Long An - Thôn Long Hòa - Thôn Long Trường - Thôn Phước Gia - Thôn Phước Khả 5 - Thôn Phước Miên - Thôn Phước Mỹ - Thôn Phước Quới - Thôn Phước Tân - Thôn Phước Toàn - Thôn Phước Trường - Thôn Vĩnh Thọ - Hộ Thiết Tượng. Tổng Long Vĩnh Hạ gồm 11 thôn, phường, ấp: - Thôn Long Đại - Thôn Long Phú Đông - Thôn Long Thành - Thôn Long Thạnh Đông - Thôn Long Thạnh Tây - Phường Long Tuy - Thôn Phú Thọ - Ấp Phước Hậu - Thôn Phước Thiện - Thôn Phước Thời - Thôn Vĩnh Thuận. Tổng Thành Tuy Thượng gồm 12 thôn: - Thôn Hương Mỹ - Thôn Hữu Lộc - Thôn Long Thành - Thôn Phú Lạc - Thôn Phú Thạnh - Thôn Phước Hòa Đông - Thôn Phước Lộc Tây - Thôn Phước Tiến - Thôn Tân Lộc - Thôn Tập Phước - Thôn Tuy Long - Thôn Xuân Lộc. Tổng Thạnh Tuy Hạ gồm 13 thôn, ấp: - Thôn Bình Phú - Thôn Hưng Thạnh - Thôn Long Hiệu - Thôn Lương Phú Đông - Ấp Mỹ Hội - Thôn Phú Mỹ - Thôn Phước Kiến - Thôn Phước Lai - Thôn Phước Thành - Thôn Phước Thạnh - Thôn Tân Tường - Thôn Tuy Thạnh - Thôn Vĩnh Tuy.


Song song với việc lập ấp và xây dựng hệ thống chính quyền mới, Nguyễn Hữu Cảnh cho chiêu mộ những dân có vật lực ở xứ Quảng Nam và phủ Điện Bàn, Quảng Ngãi cho dời vào đây mở mang đất đai. Ông cho dân tự chiếm đất trồng cây  và làm nhà cửa, lại cho thu con trai, con gái người Thượng ở các đầu nguồn đem bán làm nô tì cho tự lấy nhau, sinh con đẻ cái, làm nương, làm rẫy, trỉa lúa, trồng cây... Bởi vậy, đất đai xứ Đàng Trong ngày càng được mở mang, thóc gạo rất nhiều. Sau khi xếp đặt và ổn định hệ thống chính quyền, ruộng đất khai hoang đã được hàng ngàn dặm, dân số đã lên đến 200.000 người, Nguyễn Hữu Cảnh vẫn tiếp tục chiêu mộ thêm dân vào đây khai khẩn đất hoang, lập làng mạc trù phú. Ông thay mặt chúa Nguyễn ban hành chính sách cho mua bán nô tì, khuyến khích thương mại, không hạn chế việc chi tiêu xa xỉ, chưa quy định đong lường chặt chẽ, cho tự ý khai báo thuế má. Với chính sách thả lỏng đó, chẳng bao lâu chốn rừng sâu, đầm lầy đã biến thành những trang trại, xã, thôn, phố phường mọc lên rất nhiều, làng mạc phong phú, đồng lúa phì nhiêu, gia súc đầy sân, cuộc sống người dân thoải mái hơn nhiều so với trước.


Về thương mại: Nguyễn Hữu Cảnh cho lập đường thủy ven các nhánh sông, lấy khu chợ nổi Nhà Bè cổ nơi ngã ba sông Bình Dương làm trung tâm giao dịch, thương lưu với các ngả Cù Lao Phố, Bến Nghé, Cần Giờ… Ông nới rộng thị trường buôn bán cho cư dân người Hoa, cho tất cả mọi người đều nhập sổ bộ nhà Đại Việt. Ông chăm lo khuyến khích thương nhân khuếch trương thêm bộ mặt cảng Đại Phố, khách thương ngoại bang được thêm phần dễ dãi, thuyền bè ra vào tấp nập…


Về tổ chức quân sự: Nguyễn Hữu Cảnh cho đem đến mỗi dinh một lực lượng quân sự tinh nhuệ, gồm có cơ, đội, thuyền, hai ngành thuỷ, bộ do một Giám quân chỉ huy để thực hiện và bảo vệ chủ quyền của lưu dân người Việt.


Cuối năm 1698, công tác viên mãn, Nguyễn Hữu Cảnh được chúa Nguyễn cho quy hồi Bình Khương dinh. Như vậy, chỉ vỏn vẹn trong một năm, Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam kinh lược ông đã làm được một việc vô cùng trọng đại trong công cuộc khẩn hoang đất Đàng Trong mà đến nay sử sách còn lưu truyền ngàn đời cho con cháu mai sau hiểu và biết ơn về công lao to lớn của ông. Người dân lúc bấy giờ xem ông như một vị ân nhân đã mở đường đưa họ đến một cuộc sống ấm no, phồn thịnh.


Nguyễn Hữu Cảnh mất vào ngày 16 tháng 5 (âm lịch) năm Nhâm Thìn (1700), khi ông đang kéo quân về đến Rạch Gầm - Sầm Giang, hưởng thọ 51 tuổi, linh cữu của ông được chuyển về dinh Trấn Biên. Tin ông mất bất ngờ trên đường đi làm công vụ. Chúa Nguyễn Phúc Chu vô cùng thương tiếc liền truy tặng ông là: ''Hiệp tướng công thần đặc Trấn Dinh Trưởng'' với tước ''Tráng Hoàng Hầu''. Đến đời Nguyễn Trung Hưng lại được truy phong lên “Thượng đẳng công thần Trấn Phủ Quốc Trưởng Cơ'' với tước ''Lễ Thành Hầu'' cho trùng tu tại Thái Miếu, nơi thờ các Tiên vương nhà Nguyễn. Với việc mộ dân, lập ấp Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh rất được nhân dân khắp nơi biết ơn và tôn thờ. Khi mất, người ta lập đền thờ của ông ở khắp mọi nơi. Ông là vị danh nhân được thờ nhiều nhất ở miền Nam. Không những người Việt mà còn những người kiều bào ở Nam Vang cũng gìn giữ hương khói. Đặc biệt, vua tôi Chân Lạp tuy bị ông đánh bại nhưng lại không hề oán giận thù hằn ông nên khi ông mất họ lập đền thờ, một lòng sùng bái.


3221.jpg


Đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh tại Biên Hòa, Đồng Nai


Để tỏ lòng kính trọng và biết ơn công lao to lớn của ông, tại Đồng Nai chính quyền và nhân dân đã xây dựng Đền thờ mang tên ông, Đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh còn gọi là Bình Kính Miếu, xưa kia thuộc thôn Bình Hoành, tổng Trấn Biên nay là ấp Bình Kính, xã Hiệp Hoà, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai. Tên tuổi cũng như công lao của Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh luôn được các thế hệ con dân Đồng Nai tôn thờ và lưu truyền mãi mai sau.


Tỉnh Biên Hòa được thành lập năm Minh Mạng thứ 13 (1832) và là một trong 6 tỉnh của Nam Kỳ (Nam Kỳ lục tỉnh). Năm Minh Mạng thứ 18 (1837) đặt thêm phủ Phước Tuy, tách hai huyện Long Thành và Phước An của phủ Phước Long đặt thuộc phủ Phước Tuy mới lập trực thuộc tỉnh Biên Hòa, đồng thời tách phần đất phía bắc hai huyện này lập thành huyện mới Long Khánh với 6 tổng là Long Xương, Long Cơ, An Trạch, An Viễn, Tập Phước và Khánh Nhơn. Như vậy tỉnh Biên Hòa có 2 phủ Phước Long và Phước Tuy. Phủ Phước Long gồm 2 huyện Phước Chính, Bình An và kiêm nhiếp 2 huyện Phước Bình, Nghĩa An. Phủ Phước Tuy gồm 2 huyện Long Thành và Phước An, và kiêm nhiếp 1 huyện Long Khánh. Đến năm 1840 đặt thêm 4 phủ Tân Định, Tân Bình, Tân Lợi, Tân Thuận và nhiều huyện.


Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, với chính quyền Sài Gòn, huyện Long Thành vẫn thuộc tỉnh Biên Hòa. Nhưng với kháng chiến, từ 1945- 1951, huyện Long Thành thuộc tỉnh Biên Hòa. Từ tháng 5-1951 đến tháng 7-1954, huyện Long Thành thuộc tỉnh Bà Rịa-Chợ Lớn. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, năm 1960 đến 1975, chính quyền Sài Gòn chia quận Long Thành thành hai quận Long Thành và Nhơn Trạch . Đối với cách mạng, để đáp ứng yêu cầu lãnh đạo phong trào kháng chiến địa phương, tổ chức hành chính và chiến trường huyện Long Thành nhiều lần được điều chỉnh: Từ 1954-1960 là huyện Long Thành (bao gồm cả Nhơn Trạch) thuộc tỉnh Biên Hòa. Cuối năm 1960, huyện Long Thành được tách làm hai huyện Long Thành và Nhơn Trạch. Huyện Long Thành gồm 17 xã, thị trấn: Long Hưng, An Hòa, Phước Tân, Tam Phước, An Lợi, Tam An, Phước Nguyên, Siph (Long Đức), Thị trấn (Phước Lộc), Long An, Long Phước, Phước Thái, Bàu Cạn, Tân Hiệp, Lộc An, Bình Sơn, Cẩm Đường. Tháng 10-1966, hai huyện Long Thành và Nhơn Trạch sáp nhập thành huyện Long Thành thuộc tỉnh Bà Biên. Từ tháng 10-1967 đến tháng 4-1971, huyện Long Thành thuộc Phân khu 4. - Từ tháng 5-1971 đến tháng 8-1972, huyện Long Thành thuộc về phân khu Bà Rịa. Sau tháng 8-1972, huyện Long Thành lại tách ra hai huyện Long Thành và Nhơn Trạch thuộc tỉnh Biên Hòa. Tháng 4-1975, sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng hai huyện Long Thành và Long Thành lại sáp nhập thành huyện Long Thành thuộc tỉnh Biên Hòa. Tháng 1-1976, huyện Long Thành (bao gồm cả huyện Nhơn Trạch) thuộc tỉnh Đồng Nai được thành lập. Ngày 23-6-1994, Chính phủ ra Nghị định số 51/CP chia huyện Long Thành làm hai huyện Long Thành và Nhơn Trạch. Huyện Long Thành gồm có 1 thị trấn Long Thành và 18 xã. Long Thành lại là một huyện có nhiều sông rạch. Phía Tây Nam có sông Đồng Nai dài 15km và sông Thị Vải dài 13km là địa bàn thuận lợi phát triển giao thông đường thủy. Phía đông lộ 15, ngoài dòng suối Cả, sông Buông, sông Nhạn ra còn có hàng chục con suối lớn nhỏ, chảy qua các xã, cắt qua lộ 15 chảy về phía tây. Sông, rạch huyện Long Thành phần lớn tập trung phía tây lộ. Những con sông nổi tiếng như sông Lòng Tàu, sông Đồng Nai, Đồng Môn, Đồng Tranh, sông Ông Kèo, với hàng trăm rạch, tắc chằng chịt là một mạng lưới giao thông quan trọng, đồng thời là một nguồn thủy sản vô tận. Những đặc sản nổi tiếng phải kể đến bong bóng cá đường, tôm, là những loại hàng xuất khẩu có giá trị, thu nhập cao. Long Thành còn nổi tiếng về vườn cây ăn trái. Vườn cây Long Thành có diện tích trên 100 hecta với nhiều loại cây ăn quả nổi tiếng như sầu riêng, chôm chôm, nhãn, mãng cầu…ở Tam An, Tam Phước… Bên cạnh những mảng vườn xum xuê hoa trái trĩu quả là những cánh đồng lúa xanh như một tấm thảm, bao bọc xóm làng. Trên cao tỉa lúa hạt, dưới trũng trồng lúa nước. Với diện tích …, toàn huyện xã nào cũng có ruộng để cấy lúa. Những xã có nhiều diện tích cấy lúa là Long An, Long Phước, Tam Phước, Tam An. Vùng Bình Sơn, An Viễng, Cẩm Đường, Suối Trầu, Lộc An có đất đỏ ba zan có điều kiện phát triển các loại cây công nghiệp. Từ năm 1917 thực dân Pháp đã khai hoang tiến hành trồng cao su. Long Thành có nhiều nguồn nước ngọt, trong đó gần khu Cầu Xéo thuộc thị trấn Long Thành có giếng Học, mạch nước phun lên bằng mặt giếng. Theo “Biên Hòa sử lược”: “Long Thành có mỏ sắt ở khu vực Nổng Thiết Sơn, ở về phía tây bắc cách trung tâm huyện 19 dặm”. Ven theo tỉnh lộ 17 ở một số xã có loại đá sỏi đỏ, dùng rải đường rất tốt. Ở xã Bình Sơn thuộc khu vực cầu Ông Trữ, có loại đá rửa dùng tô nhà. Long Thành xưa giàu đẹp đã khắc sâu vào lòng mọi người bằng những câu ca dao:


Suối Mạch Bà, trà Phú Hội

Sầu riêng An Lợi, chuối già Long Tân

Cá Buôi, sò huyết Phước An

Gạo thơm Phước Khánh, tôm càng Tam An.

Hiện nay, diện tích tự nhiên của huyện Long Thành 43.101,02 ha, dân số trên 235.000 người, có 15 đơn vị hành chính trực thuộc (14 xã và 01 thị trấn).


PHẦN II- HÀO KHÍ MIỀN ĐÔNG

TRANH ĐẤU NGOAN CƯỜNG

Ngày 17 tháng 2 năm 1859, thực dân Pháp đưa quân chiếm Cần Giờ và tiến đánh Gia Định. Nhân dân Nam kỳ kháng chiến chống Pháp. Năm 1860, Nguyễn Tri Phương được cử vào Gia Định, cho đắp đồn Chí Hòa, ban hịch kêu gọi đánh Tây. Ngày 7 tháng 2 năm 1861, Chaner điều quân tiến công Sài Gòn. Ngày 25 tháng 2, đại đồn Chí Hòa thất thủ. Nguyễn Tri Phương bị thương, rút về Biên Hòa, cho đắp 9 cửa hàn trên sông Đồng Nai ngăn giặc. Ngày 17 tháng 12 năm 1861, quân thủy bộ Pháp do Bonard chỉ huy tấn công thành Biên Hòa, sau đó đánh chiếm các đồn lũy khác, lãnh binh Nguyễn Đức Ứng chiến đấu chống giặc ở Long Thành, hy sinh ngày 21-12-1861. Ngày 5 tháng 6 năm 1862, triều đình Nguyễn ký hòa ước Nhâm Tuất nhượng 3 tỉnh miền Đông: Biên Hòa, Gia Định, Định Tường cho Pháp. Triều Đình ra lệnh bãi binh. Quản cơ Trương Định không tuân lệnh vua, thuận theo lòng dân, giương cờ Bình Tây Đại Nguyên Soái, tập hợp dân chúng tiếp tục chống Pháp; đánh đồn Rạch Tra, Đồng Môn, Long Thành, đốt tàu giặc trên sông Đồng Nai, lập căn cứ ở Lý Nhơn (Cần Giờ), Bến Bạ (Nhơn Trạch). Nghĩa binh vùng Nhơn Trạch, Long Thành, Biên Hòa theo Trương Định rất đông. Như cha con Quản cơ Nguyễn Ngọc Hớn ở Phú Thạnh. Nguyễn Ngọc Hớn kiên cường chống Pháp, bị bắt, mất năm 1863, con trai là Nguyễn Ngọc Sang tiếp tục lãnh đạo nghĩa binh tham gia đốt tàu giặc ở Nhật Tảo, Cồn Cò, lập căn cứ ở Bến Bạ, gây cho giặc nhiều tổn thất.


Ngày 25 tháng 9 năm 1863, giặc Pháp tập trung tiêu diệt căn cứ Lý Nhơn, nghĩa quân Trương Định tử chiến phá vây, sau đó bị Huỳnh Công Tấn phản bội, phục kích, tử tiết ngày 19 tháng 8 năm 1864. Trương Quyền (cùng Phan Chỉnh) tiếp tục sự nghiệp của cha, lập căn cứ ở Giao Loan (Rừng Lá) tiến công đồn Biên Hòa, giặc Pháp huy động lực lượng tấn công căn cứ Giao Loan, đến tháng 4 năm 1865 nghĩa quân mới tan rã, phong trào tạm lắng. Trương Định, Trương Quyền mất nhưng phong trào kháng chiến chống Pháp không tắt. Long Thành, Nhơn Trạch, Biên Hòa, Tân Uyên tổ chức nhiều hội kín chống Pháp. Huyện Thạc, huyện Ân làm tay sai cho Pháp bị phản ứng nhiều lần, sợ quá phải xin chuyển đi nơi khác. Năm 1881, thực dân Pháp đưa Trần Bá Hựu, em của Trần Bá Lộc (tay sai khét tiếng) về làm tri huyện Long Thành. Tên này độc ác không kém Trần Bá Lộc. Hội kín quyết diệt bằng được. Tháng 2 năm 1881, nhà sư Trần Văn Tấn (pháp hiệu là Huyền Vi) cùng đồng đạo lập mưu giết chết Trần Bá Hựu. Hội kín Long Thành bị đàn áp, nhà sư Trần Văn Tấn lãnh án tử hình, nhiều người khác bị khổ sai, chung chân.


Đến năm 1905, trong khi các phong trào kháng chiến vũ trang đã bị dìm trong biển máu, nhiều sĩ phu yêu nước hướng theo con đường Đông Du, Duy Tân, thì ở Biên Hòa lão nghĩa sĩ Đoàn Văn Cự vẫn còn tổ chức vũ trang chống Pháp, anh dũng hy sinh cùng 16 nghĩa binh, việc không thành, nhưng tinh thần bất tử, mộ và đền thờ còn ở Biên Hòa.


Năm 1916, hội kín trại Lâm Trung ở Biên Hòa do Mười Tiết, Mười Sóc chỉ huy tổ chức phá khám, cướp súng, giết giặc. Phong trào bị khủng bố, 9 người bị xử bắn tại ngã ba Dốc Sỏi, dân lập miểu thờ, gọi là miểu Cô hồn, di tích hiện ở phường Quang Vinh, thành phố Biên Hòa.


CHIẾN ĐẤU DƯỚI CỜ

Ý chí bất khuất chống Pháp cứu nước của người Đồng Nai như lửa lòng ủ trấu, đến khi Đảng cộng sản ra đời, khơi dậy truyền thống yêu nước, tập hợp lực lượng, phát huy được sức mạnh tổng hợp toàn dân. Sau Chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Phú Riềng ra đời vào năm 1929; sáu năm sau (năm 1935), Chi bộ Đảng Bình Phước - Tân Triều được thành lập gồm 5 đồng chí do đồng chí Hoàng Minh Châu làm bí thư, khởi đầu giai đoạn yêu nước chống Pháp ở Đồng Nai đi theo Chủ nghĩa Cộng sản dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam...


Khi có Đảng lãnh đạo, phong trào cách mạng ở Đồng Nai đi vào hoạt động tự giác, có tổ chức, hướng đến mục tiêu trước mắt và lâu dài, xác định từng bước đi thích hợp. Giai đoạn 1935 đến trước tháng 8 năm 1945, chủ yếu là dân sinh dân chủ kết hợp đấu tranh chính trị, kết hợp nuôi dưỡng lực lượng vũ trang để chuẩn bị tổng khởi nghĩa. Nhiều cuộc đấu tranh chính trị liên tục của các tầng lớp nhân dân chứng tỏ sự trưởng thành của các lực lượng cách mạng: Liên đoàn học sinh trường tiểu học Bình Hòa được Đảng lãnh đạo rải truyền đơn kêu gọi tinh thần cách mạng ngày 1 tháng 5 năm 1935;  mít tinh trọng thể tại Gò Dê (Bình Ý) tháng 9 năm 1936; Cuộc đấu tranh đòi giảm sưu thuế của nhân dân Long Thành và cuộc đấu tranh đòi tăng lương giảm giờ làm của công nhân Nhà máy BIF thắng lợi. Đầu năm 1937, các cơ sở Đảng phát triển, thành lập Tỉnh ủy lâm thời do đồng chí Trương Văn Bang làm bí thư, đến giữa năm có thêm các chi bộ Đảng: Bình Ý, Bình Phước, Tân Triều, Thiện Tân, Bình Hòa, Mỹ Lộc, Mỹ Quới, Xuân Lộc... Năm 1940, việc chuẩn bị tham gia khởi nghĩa Nam kỳ được tiến hành ráo riết nhưng bị lộ, bị đàn áp, nhiều tổn thất; một số đảng viên bị bắt, bị giết hoặc tù đày; một bộ phận có vũ trang thô sơ rút vào rừng (là một trong số các bộ phận hình thành Chi đội 10 sau Cách mạng Tháng tám). Từ ngày 28 tháng 7 năm 1941, phát xít Nhật vào Biên Hòa, dân Đồng Nai thêm một tròng áp bức. Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp, lập chính quyền và các tổ chức thân Nhật; lãnh đạo Đảng nhận định tình hình, chọn thời cơ cách mạng; địa phương Biên Hòa cùng cả nước thực hiện lệnh tổng khởi nghĩa; buộc tỉnh trưởng ngụy Nguyễn Văn Quý phải chuyển giao chính quyền cho đại diện nhân dân lúc 11h30 ngày 26 tháng 8 năm 1945. Sáng ngày 27 tháng 8 năm 1945 tại Quảng trường Sông Phố diễn ra ngày hội lịch sử mừng độc lập, thống nhất của nhân dân Biên Hòa - Đồng Nai gồm hàng vạn người tham gia.


Chính quyền cách mạng vừa mới xây dựng chưa đầy tháng, thực dân Pháp núp bóng quân đội Anh dưới danh nghĩa đồng minh vào giải giáp quân đội Nhật tái chiếm Sài Gòn, Biên Hòa; quân dân Biên Hòa cùng Nam bộ bước vào giai đoạn trường kỳ kháng chiến. Hội nghị Bình Trước ngày 23 tháng 9 năm 1945 phân tích tình hình, xác định nhiệm vụ của chính quyền cách mạng, trong đó chú trọng xây dựng lực lượng vũ trang và căn cứ kháng chiến để tính chuyện lâu dài. Liền sau đó, Trại huấn luyện Du kích Vĩnh Cửu được thành lập để huấn luyện quân sự cho các đội vũ trang. Các căn cứ kháng chiến Bình Đa, Hố Cạn, Chiến khu Đ, Rừng Sác, Phước An dựa vào thế trận lòng đất, lòng dân vừa sản xuất vừa chiến đấu, làm cái nôi nuôi dưỡng các lực lượng cách mạng. Lực lượng vũ trang Biên Hòa từ tầm vông giáo mác nhanh chóng trưởng thành, đến tháng 6 năm 1946 đã hình thành Chi đội 10; 3 hình thức vũ trang được xây dựng, vũ khí thô sơ nhưng tinh thần hừng hực khí thế cách mạng; tổ chức nhiều trận đánh ngăn bước tiến của giặc, tạo nên nhiều chiến công vang dội: Trận thắng Núi Thị - Xuân Lộc (30-10-1945); Cầu Lò Rèn - Long Thành (9-3-1946), phục kích địch Cầu Phước Cang - Long Thành (tháng 1-1948); đặc biệt là trận thắng La Ngà (1-3-1948) chấn động thế giới và trận đánh Cầu Bà Kiên (19-3-1948) khai sinh cách đánh đặc công ở chiến trường miền Đông.


Những năm 1949-1954, lực lượng cách mạng ở Biên Hòa - Đồng Nai trưởng thành vững vàng, các chiến khu được củng cố, tăng năng lực sản xuất và chiến đấu; chiến thắng trước thử thách của thiên tai lũ lụt Nhâm Thìn 1952; đánh và thắng địch bằng nhiều cách: du kích, đột kích, tập kích trên khắp các chiến trường, kết hợp binh vận, diệt ác trừ gian ở cơ sở, và ở ngay cả trong lòng địch; tiếp tục ghi nhiều chiến công lịch sử, như: Trận tập kích đồng loạt phá 50 tháp canh của giặc ngày 22 tháng 3 năm 1950; đánh bại nhiều cuộc càn quét qui mô của địch vào chiến khu Đ; đốt kho xăng dầu ở Phước Lư (Biên Hòa) tấn công trại giam Thủ Đức giải thoát 120 tù chính trị (tháng 8 năm 1950), tập kích yếu khu Trảng Bom (20/7/1951), cài mìn diệt máy bay giặc ở sân bay SIPH (tháng 4/1952)... Kết quả kháng chiến chống Pháp của quân dân Biên Hòa đã góp phần quan trọng trong thắng lợi chung ở chiến trường Nam bộ, buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp định Giơnevơ..


Giai đoạn 1955-1975, Đồng Nai cùng Nam bộ tiếp tục cuộc kháng chiến chống xâm lược trường kỳ, gian khổ; lần này, đối tượng là đế quốc Mỹ với tiềm lực quân sự mạnh hơn và thủ đoạn tinh vi hơn. Những năm 1955-1959, cách mạng bị đàn áp khốc liệt. Chiến dịch tố cộng của Mỹ - Diệm gây tổn thất nặng nề, nhiều cơ sở Đảng tan rã; nhiều cán bộ bị giết hại hoặc tù đày. Nhưng lòng dân kiên trung và kinh nghiệm chống Pháp dày dạn đã được vận dụng khéo léo trong tình hình mới để duy trì và phát triển phong trào cách mạng. Trong máu lửa, quân dân Biên Hòa vẫn kiên cường chống quân xâm lược; phong trào chống Mỹ liên tục nổi lên ở nông thôn và đô thị, như phong trào công nhân của nhà máy BIF Biên Hòa và của các đồn điền: An Lộc, Ông Quế, Bình Lộc, Hàng Gòn, Suối Tre, Bình Sơn... Cuộc nổi dậy phá nhà lao Tân Hiệp (2/12/1956) là sự kiện thể hiện ý chí cách mạng mạnh hơn sắt thép, gông cùm. Năm 1957, đội vũ trang C.250 được thành lập ở rừng chiến khu Đ, ngày 18 tháng 9 năm 1957 tấn công trại be Biên Hòa, và ngày 7 tháng 7 năm 1959, cùng cơ sở mật Biên Hòa tập kích trụ sở MAAG, tiêu diệt 2 cố vấn quân sự Mỹ, mở đầu chiến thắng diệt Mỹ trên chiến trường Việt Nam.


Năm 1960 trở đi, từ khi Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam ra đời, phong trào kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở Nam bộ nói chung, Biên Hòa nói riêng sôi động, lớn mạnh về mọi mặt. Quân dân Biên Hòa vận dụng mọi khả năng, kinh nghiệm và tiềm lực cách mạng lập nhiều chiến công lẫy lừng; nhiều lần tiến công gây thiệt hại nặng sân bay Biên Hòa, tiêu biểu là trận đánh “Uy danh lừng lẫy khắp năm châu” ngày 31.10.1964 được Bác Hồ làm thơ khen tặng; nhiều cuộc chống càn thắng lợi, đáng kể là cuộc chống càn diệt Mỹ quy mô lớn ở Đất Cuốc ngày 8 tháng 11 năm 1965; đặc công Biên Hòa nhiều lần đánh vào tổng kho Long Bình (từ 1965 đến 1975), tiêu biểu là 3 trận đánh liên tục tháng 10, 11, 12 năm 1966 phá hủy hàng trăm ngàn tấn bom đạn; Đoàn 10 Rừng Sác mưu trí, sáng tạo nhấn chìm hàng chục tàu vạn tấn của Mỹ trên sông Lòng Tàu và các bến cảng; nhiều lần làm nổ tung kho bom Thành Tuy Hạ, kho xăng Nhà Bè...


PHẦN III- NHỮNG NGÀY THÁNG TƯ LỊCH SỬ

Bước vào mùa khô năm 1974, một phần nào địch đã đoán ra kế hoạch của cách mạng nên ra sức củng cố đồn bốt, làm hầm chống tăng, đào thêm hào, giăng thêm dây thép gai, gài thêm mìn. Trong khi đó, ở Long Thành đến cuối năm 1974, ta đã xây dựng được vùng căn cứ liên hoàn phía đông quốc lộ 15 từ Bình Sơn đến khu vực Thái Bình, nâng thế làm chủ lên rất mạnh, tạo điều kiện huy động hậu cần chuẩn bị vào đợt hoạt động mới. Trong toàn tỉnh Biên Hòa có 217 ấp trong 57 xã và 6 thị trấn, thì ta đã chuyển 80 ấp lên thế tranh chấp mạnh, 100 ấp tranh chấp nhiều mức độ.


Thực hiện chỉ thị của Tỉnh ủy, ngày 8-12-1974, huyện Long Thành tổ chức học tập chỉ thị 75/CT và thông báo kế hoạch của trên về chủ trương mở chiến địch mùa khô. Trọng tâm của chiến dịch là đánh bại cơ bản âm mưu bình định lấn chiếm của địch, giành dân, giành quyền làm chủ của quần chúng, xây dựng và phát triển lực lượng võ trang để giành ưu thế trên chiến trường. Thường vụ Khu ủy miền Đông đã cử đồng chí Lê Quang Thành (Đoàn Hồng Đoàn) thường vụ Khu ủy về trực tiếp chỉ đạo tỉnh Biên Hòa với hai trọng điểm là huyện Long Thành và huyện Nhơn Trạch.


Ngày 6-12-1974, Huyện ủy Long Thành tổ chức lễ xuất quân. Trận đánh mở màn cho chiến địch được chọn vào đêm mùng 8. Cùng một lúc ta đột phá ba nơi: đại đội 27 thuộc tiểu đoàn 6 kết hợp du kích địa phương tấn công phân chi khu Phước Thái; tiểu đoàn 3 cùng du kích liên xã vùng 2 tấn công đồn Tam An. Bọn địch chống cự ác liệt, nhưng chỉ trong 1 đêm, ta đánh phá hoàn toàn các mục tiêu. Quyết tâm của huyện đề ra: Đánh xong phải giữ không cho địch tái chiếm. Trận đánh đầu tiên của chiến dịch thắng lợi, ta giải phóng đựơc một số ấp trên hàng ngàn dân giành quyền làm chủ. Ngày hôm sau, địch điều tiểu đoàn 7 biệt động quân tái chiếm. Chiến trận xảy ra ác liệt suốt 2 tuần lễ và giằng co quyết liệt giữa ta và địch. Ta quyết giữ và địch cố tình chiếm lại. Địch thực hiện chiến thuật co cụm ban đêm, cho pháo dập và ban ngày bung ra phản kích đã làm nhà cửa nhân dân bị phá hủy. Khu vực lộ 25 và đường 10, lực lượng 207 cao su cùng với trung đoàn 4 phục kích đón đánh hai cuộc càn lớn của địch diệt và làm bị thương 2 trung đội địch, phá 2 xe quân sự. Sợ bị bao vây, ngày 15-12, địch cho rút chốt quân sự tại An Viễng về Bình Sơn nhưng đồn Bình Sơn đang bị ta bao vây. Đồn Bình Sơn cách chợ khoảng 700 mét, cách suối 200 mét. Du kích cùng lực lượng 207 phân công bắn tỉa bao vây không cho địch có nguồn tiếp tế, nhất là nước uống vì trong đồn không có giếng. Rút chạy không được, đường tiếp tế bị ta phục kích chặn đánh nên bọn lính trong đồn phát loa xin du kích cho đi lấy nước, ra chợ. Lực lượng cách mạng ra điều kiện: “Không được bắn pháo bừa bãi vào khu dân ở. Mỗi lần ra lấy nước phải xin phép”. Từ đó, đồn Bình Sơn bị phong tỏa hoàn toàn. Thời điểm này, địa bàn Nhơn Trạch, tiểu đoàn 240 cùng bộ đội huyện bao vây đồn Phước Long, Phước Thọ, tấn công đồn Phước Long. Từ ngày mở chiến dịch đến cuối tháng 12, nhiều ấp ven lộ giao thông trên địa bàn Long Thành được giải phóng. Nhiều nơi đồn bốt địch bị ta bao vây, giải phóng được cả một khu vực rộng lớn như Bình Sơn, Phước Thái, Tam An… Hệ thống phòng thủ của địch bị phá rã, địa bàn lấn chiếm bị thu hẹp. Nhân dân rất phấn khởi, Huyện ủy cho người xuống các xã vận động đồng bào đóng góp lương thực, thực phẩm. Không đầy 1 tháng, 760 tấn lương thực được chuyển về ban quân lương của huyện để đưa về trên.


Bước sang năm 1975, đồng bào phấn khởi động viên con em tòng quân diệt giặc lên đến hàng trăm người. Huyện đội còn rút 32 du kích ở các xã về bổ sung cho đại đội 1, đại đội 240 của huyện. Ngày 10-1-1975, tin từ chiến trường bay về: Lực lượng cách mạng giải phóng thị xã Phước Bình thuộc tỉnh Phước Long. Các sắc lính địch ở Long Thành nghe tin càng bị dao động, hoang mang. Tại nhiều đồn, số lính bắt đầu đào ngũ, bỏ nhiệm vụ. Diễn biến chiến trường toàn Miền đang thuận lợi cho cách mạng. Phong trào cách mạng miền Nam chuyển sang một giai đoạn mới. Thời kỳ lực lượng cách mạng chủ động tấn công áp đảo kẻ thù. Trước tình hình đó, địch ở Long Thành đẩy mạnh phòng thủ, tổ chức chiến dịch “Bảo vệ vùng hậu cứ”. Chúng bắt mỗi hộ dân ở những vùng ven các lộ giao thông, thị trấn, vùng di cư phải làm 15 ngày công cho quận với các công việc là đào hào, đắp ụ chống tăng. Gia đình nào không làm chúng phạt 300 đồng một ngày. Huyện ủy Long Thành nhận định, đây là thời cơ thuận lợi nhất để bao vây, tấn công giặc. Lực lượng võ trang tổ chức đánh địch để hỗ trợ đồng bào chống việc đào hào. Suốt hai tháng liền, đồng bào ta không chấp hành, hoặc bỏ làm khiến công việc này của chính quyền địch dở dang. Mặt khác, biết chỗ nào địch sắp làm thì lực lượng du kích mang trái ra gài và treo biển hăm dọa. Theo trục lộ 15, địch đào được 1 hào chống tăng ở chỗ Cầu Hưu. Đường hào này là địch bắt dân thị trấn làm. Để làm được, địch đổ vào đây hai đại đội bảo vệ, ròng rã hàng tháng mới làm xong đoạn hào rộng 1,5 mét, sâu 1,2 mét, chiều ngang không đầy 6 mét. Bọn lính bị bắt buộc chứ cũng không ưa thích gì việc bắt dân làm. Chúng còn nói với người dân là làm từ từ để khỏi phải đi làm nơi khác. Trong lúc địch co cụm cố thủ thì dân bung về làng sản xuất. Để củng cố mở rộng vùng căn cứ, Huyện ủy Long Thành chỉ đạo xây dựng xã giải phóng và chọn các xã Tam An, Cẩm Đường thực hiện. Mỗi xã trở thành trung tâm cho một khu vực. Thời kỳ này, địch rút quân ở một số nơi về lập vành đai bảo vệ Sài Gòn mà Long Thành, Nhơn Trạch là một trong những địa điểm chiến lược cần tăng cường. Khoảng trung tuần tháng 1-1975, địch điều nhiều sắc lính: tiểu đoàn 58 biệt động quân, tiểu đoàn 349 bảo an, chiến đoàn cơ giới 318 với 10 xe tăng để tái chiếm các địa bàn, trục lộ giao thông quan trọng; đồng thời tăng cường, bổ sung lính cho hệ thống đồn bót. Sang đầu tháng 3-1975, địch đưa 2 đại đội thám sát về Long Thành, tiểu đoàn 346 về án ngữ đường 10, đại đội 3 thuộc tiểu đoàn 319 về chốt giữ ở ngã ba Cầu Hưu. Mặc dầu tăng quân nhưng địch cũng án binh bất động. Ta có cơ sở nội tuyến với mật danh “242” trong quận lỵ Long Thành nắm tin tức quan trọng, báo tin kịp thời các kế hoạch của chúng. Trên chiến trường, quân địch thất bại trước sức tấn công của quân giải phóng. Hàng loạt địa phương từ miền Trung vào Nam lần lượt rơi vào tay cách mạng. Quân lính ngụy tháo chạy về Sài Gòn. Tin thất bại của quân lực chính quyền Sài Gòn cùng với những đoàn quân chở lính thất trận ngày càng đông từ miền Trung hướng vào Nam đã tác động mạnh mẽ đến số lính ở miền Đông Nam bộ. Trên chiến trường Long Thành, nghe tin thất trận, thấy các sắc lính từ các chiến trường khác tìm đường chạy trốn đã khiến cho nhiều binh lính nguỵ chuẩn bị cho mình một đường thóat. Binh lính trong thị trấn một số đã cho vợ con, thân nhân di tản về quê. Ngày 15-3-1975, 3 lính bảo an ở đồn Phước Lý, 9 lính ở đồn Quán Chim mang súng ra nộp cho du kích, xin được về gia đình.


Tình thế cách mạng phát triển quá nhanh. Huyện ủy Long Thành, chỉ đạo phải giữ vững vùng Bình Sơn, Tam An, Phước Thái, đồng thời tấn công đồng loạt bảo đảm mỗi xã phải có từ 1 đến 2 ấp được giải phóng. Ngày 2-4, tiểu đoàn 240 kết hợp với bộ đội huyện bao vây tấn công địch ở ngã ba đường ủi Thái Lan. Mặc dù lính ở chốt này tới 600 tên nhưng do tinh thần suy sụp nên khi ta tấn công diệt hơn 20 tên thì chúng tháo chạy về quận lỵ. Ở quận lỵ Long Thành, xe của địch dồn về ngày càng nhiều. Trên quốc lộ 15 không lúc nào im tiếng xe chạy, tiếng xe rú. Những đoàn xe bịt bùng chạy ngược ra vào là những xe chở đầy lính với sắc mặt hoảng hốt. Trong quận lỵ, số lính cũ cộng với số lính mới từ miền Trung thất trận chạy đến mỗi ngày mỗi đông. Vùng giải phóng của ta tại địa phương ngày càng được mở rộng. Cửa khẩu Bình Sơn, Phước Thái đêm nào cũng nườm nượp người đến nhận hàng đi, người nhận hàng về. Địch không còn dám lùng sục, phục kích. Lượng phi pháo cũng giảm nhiều. Đường giao liên qua lộ 15 và các trục khác được đảm bảo. Bộ phận quân y Long Thành chuyển từ An Viễng về Tam An rồi đến Long An. Đồng bào về thị trấn móc nối mua hàng dễ dàng. Địch không còn tổ chức khám xét. Đường vận chuyển ra căn cứ càng thuận lợi vì xã nào cũng có ấp giải phóng. Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và du kích các xã đều đủ lương thực, thực phẩm. Nguồn vũ khí được tăng cường. Nhiều loại vũ khí tối tân chuyển từ miền Bắc vào đã trang bị kịp thời để phục vụ chiến dịch giải phóng.


Ngày 7-4-1975, trên đường hành quân tiến về Sài Gòn, quân ta nhận được bức điện của Đại tướng Tổng tư lệnh với nội dung: “Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa, tranh thủ từng phút, từng giờ, xốc tới miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng”. Mệnh lệnh nổi tiếng ấy như một lời hịch của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chỉ đạo Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.


3221-5.jpg


Trước tình hình sôi động của chiến trường, ngày 9-4-1975, cán bộ tuyên huấn của tỉnh được cử về cùng với huyện ủy Long Thành tổ chức nhiều cuộc họp để cán bộ, đồng bào nắm tình hình thời sự, đồng thời vận động đồng bào đóng góp sức người, sức của cho tiền tuyến trước. Trên chiến trường hướng vào Nam, quân giải phóng đang tiến như vũ bão. Chiều 8-4-1975, quân giải phóng đã tập kết, chuẩn bị cho cuộc tiến công Xuân Lộc phá tan tuyến phòng  thủ phía đông nam Sài  Gòn, chốt chặn cuối cùng trên hướng quốc lộ I để tiến vào Sài Gòn. Ngày 9-4-1975 Quân đoàn 4 mở chiến dịch Xuân Lộc. Ngày 10-4, Huyện ủy Long Thành chỉ thị cho ban quân lương chuẩn bị dự trữ lương thực, thông báo cho mỗi gia đình dự trữ gạo chuẩn bị đón bộ đội của trên về. Trong chỉ thị còn nêu rõ “Thời cơ lớn, đòi hỏi phải có quyết tâm lớn. Nhiệm vụ nặng nề nhưng có nhiều thuận lợi”. Bộ máy lãnh đạo của địch đã mất hết tinh thần không còn sự chỉ đạo từ trên xuống dưới, mạnh ai nấy làm ngờ vực lẫn nhau, chán chường hoảng loạn. Ở chi khu Long Thành, tinh thần lính nguỵ rệu rã. Đại úy Thành - Trưởng ban điều hành quân lực báo cáo với quận trưởng Hà Văn Sáu “Trong tuần qua gần 2 trung đội thuộc lực lượng bảo vệ bỏ trốn, súng ống vất lại, nhưng đã đánh cắp quần áo, tư trang của bạn bè trong quận”. Hà Văn Sáu bảo đại úy Thành “Những chuyện như thế, từ nay không cần phải báo cáo”. Tàn quân địch chạy về Long Thành những ngày cuối tháng 4-1975 ngày càng nhiều. Lương thực, thực phẩm trong quận không đủ cung cấp, lính tràn ra dân ra chợ ăn cướp tạo nên một tình hình khá hỗn độn. Các chủ tiệm ở thị trấn Long Thành đóng cửa gom đồ chạy về Sài Gòn. Ở chợ Long Thành ngày nào cũng xảy ra những vụ cướp giật, cãi lộn giữa binh lính ngụy với người buôn bán. Lợi dụng lúc địch hoảng loạn, ta tổ chức liên tục tấn công, từng bước giành thế chủ động.


Ngày 14-4, Tỉnh ủy triệu tập cuộc họp tại suối Đục triển khai kế hoạch của trên đồng thời giao nhiệm vụ cụ thể cho từng huyện. Thời gian này, ở chiến trường Xuân Lộc địch rút vào thị trấn, đường tiếp viện bị cắt đứt ... Tàn quân trốn chạy qua Long Thành tác động mạnh, làm cho binh lính địa phương càng hoảng sợ. Trước tình hình đó, Huyện ủy Long Thành, cho rải hàng ngàn truyền đơn, kêu gọi ngụy quân, ngụy quyền mang súng trở về với cách mạng, lập công chuộc tội. Chỉ trong một tuần lễ, có hàng trăm lính ngụy mang súng nộp cho chính quyền cách mạng. Khoảng 4 giờ chiều ngày 19-4, một toán tàn quân từ hướng Xuân Lộc xuyên rừng Cẩm Đường chạy trốn. Du kích cùng lực lượng 207 phát hiện, lùng bắt được 42 tên, thu 36 súng. Lực lượng cách mạng giáo dục rồi khoan hồng. Một số xin ở lại phục vụ bộ đội. Một số chạy vào dân hỏi thăm đường về quê. Một số cố tình chạy vào quận lỵ Long Thành. Quận trưởng Hà Văn Sáu bảo lính đuổi số lính này đi. Thế đường cùng, số lính này phải chạy dạt ra dân xin ăn và tìm đường về quê.


Ngày 21-4-1975, chiến dịch Xuân Lộc toàn thắng, thị xã Long Khánh hoàn toàn giải phóng. Bức tường thép mà chính quyền nguỵ Sài Gòn, quân lực Cộng hòa cho là chắc chắn sẽ ngăn chặn được quân giải phóng đã bị phá tung. Giới lãnh đạo chóp bu chính quyền Sài Gòn và cả Hoa Kỳ thấy rõ sự thất bại chỉ còn là thời gian nhanh hay chậm không phải do chúng quyết định mà từ phía quân giải phóng. Bọn ngụy quân, ngụy quyền ở Long Thành hoảng loạn. Ngày 22-4, Tỉnh ủy Biên Hòa triệu trập cuộc họp khẩn gồm bí thư các huyện. Tại cuộc họp, đồng chí Tư Thân thông báo kế hoạch tấn công vào Sài Gòn - thủ đô của chính quyền ngụy. Ngày giờ sẽ thông báo bằng pháo lệnh. Địa phương chuẩn bị đón quân chủ lực về. Ngay sau cuộc họp, lãnh đạo Long Thành về triển khai tinh thần chỉ đạo của trên, đồng thời yêu cầu thực hiện: ngoài số lương thực dự trữ trước mỗi cơ quan phải chuẩn bị thêm lương thực, thực phẩm. Các địa phương chuẩn bị đón quân chủ lực và lo chu đáo công tác hậu cần, phục vụ, tiếp tế…Lực lượng võ trang phải có mặt ở vị trí chiến đấu, áp sát địch, nghe pháo lệnh là tiến công. Huyện ủy Long Thành cử 1 ủy viên cùng các chi bộ Đảng vận động gần 100 dân công của các xã Bình Sơn, Cẩm Đường, Lộc An, Long An tham gia sửa đường 10, đường 15B, dọn lối cho xe tăng của chủ lực về giải phóng. Theo sự chỉ đạo, đường phải có bề mặt 12 mét, cho xe chạy được và phải giữ bí mật. Để đảm bảo yêu cầu của trên, đường sửa đến đâu đồng bào dùng cây lá che đến đó. Cây lớn không được cưa đứt, chỉ cưa 3/4 gốc, không cho đổ để khi xe tăng chạy đến đâu là cây đổ đến đó. Huyện ủy thông báo đến các địa bàn cơ sở làm tốt công tác binh vận, rải truyền đơn kêu gọi đồng bào ở vùng địch hậu không được chạy về phía địch, nên tạm tránh về căn cứ, chính quyền cách mạng chịu trách nhiệm bảo vệ. Ban quân y chuẩn bị giường bệnh, thuốc, bông băng, cáng thương. Bệnh viện của tỉnh tăng cường về Long Thành 32 cán bộ gồm y sĩ, y tá, đóng tại phía đông Bình Sơn để phục vụ chiến trường.


 Khoảng 4 giờ chiều ngày 20-4, đồng chí Lê Trọng Tấn - Tư lệnh mặt trận phía Đông đã nhận được bức điện khẩn của đại tướng Văn Tiến Dũng có nội dung: “Ngày 28, 29 phải chiếm bằng được Nhơn Trạch, vị trí phía đông nam Sài Gòn để đặt pháo 130 ly bắn vào sân bay Tân Sơn Nhất và các mục tiêu quân sự”.


Các lực lượng võ trang đứng chân trên chiến trường huyện Long Thành được phân công: Theo quốc lộ 15, trung đoàn 116 đặc công về đóng ở Tam An, nhiệm vụ hỗ trợ cho địa phương giải phóng xã, rồi tiến ra đánh chiếm giữ cầu xa lộ Biên Hòa; đại đội 27 cùng với một bộ phận của trung đoàn 4 kết hợp du kích địa phương giải phóng Long An, Long Phước, Phước Thái; đại đội 2 biệt động cùng đại đội huyện hỗ trợ cho các xã Lộc An, Siph, Phước Nguyên; đại đội 207 giải quyết vùng Bình Sơn. Cơ quan của tỉnh chuyển về khu rừng cao su phía đông xã Long Đức để chỉ đạo. Theo sự chỉ đạo của tỉnh, cơ quan Huyện ủy Long Thành chuyển về Bình Lâm (thuộc xã Lộc An). Trong thời gian này, chiến sự nổ ra khắp nơi khiến tình hình trong xã hội mất ổn định. Thị trấn Long Thành các chợ không người họp, quán tiệm hầu như đóng cửa ngưng bán. Lính địch tại quận lỵ được chia canh gác trước dinh quận trên lộ 15, cứ cách từ 100 đến 200 mét có một tốp. Những tên lính tay cầm súng, mắt đảo quanh không dám nói chuyện với nhau, thần sắc nhợt nhạt. Trên đường vắng xe qua lại. Bọn lính trong quận lỵ Long Thành cũng nhốn nháo, nghe ngóng tình hình với tinh thần uể oải, căng thẳng.


Sau 12 ngày đêm chiến đấu quyết liệt, sáng 21-4 -1975, ta đã đập tan cánh cửa thép Xuân Lộc. Thị xã Long Khánh hoàn toàn được giải phóng. Chiến thắng Xuân Lộc có ý nghĩa quan trọng đặt biệt, đập tan tuyến phòng thủ cuối cùng của địch ở phía Đông, thúc đẩy nhanh quá trình suy sụp, tan rã của ngụy quân, ngụy  quyền ở  Biên Hòa, Sài  Gòn, mở  một cục  diện  mới cho các binh đoàn bước vào chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng hoàn toàn miền Nam. Ngày 23-4-1975, chính tổng thống Mỹ tuyên bố: “Cuộc chiến tranh ở Việt Nam đã chấm dứt với người Mỹ…”.


Sáng 25-4, Huyện ủy Long Thành triệu tập cuộc họp phổ biến 10 điều kỷ luật của bộ đội, cán bộ trong vùng giải phóng, chính sách hàng binh, xử lý chiến lợi phẩm, công tác dân vận. Huyện cử cán bộ xuống từng xã để cùng đồng bào chờ giờ nổi dậy giải phóng xã. Thứ bảy ngày 26-4-1975, 7 giờ 30 phút, có 6 xe chở lính từ Biên Hòa về quận lỵ Long Thành. Cùng lúc, phía trên không xuất hiện 2 máy bay trực thăng đảo trên khu vực Bình Sơn, Cẩm Đường, dọc theo lộ 25 và lộ 10. Đến 8 giờ địch cho 1 tiểu đoàn bảo an vào tăng cường cho đồn Bình Sơn, một tiểu đoàn thủy quân lục chiến về chốt giữ ngã ba Thái Lan. Ở quận lỵ Long Thành, địch rút đại đội 3 thuộc tiểu đoàn 309 về chốt giữ ấp Thái Lạc. Quốc lộ 15 vắng tanh. Thỉnh thoảng có những tốp người hầu hết là đàn bà, trẻ nhỏ bồng bế nhau tay xách, nách mang hớt hải chạy về phía Cô nhi viện, về phía rừng Cao Thái. Lính quận vẫn chia nhau từng cụm canh gác nhưng không khám xét.


Lúc 15 giờ chiều, ở căn cứ Long An đồng chí Chín Công, Tư Bé nhận được bức điện của đồng chí Tư Thiện - Phó chính ủy Quân đoàn 2: “chuẩn bị lương thực, thực phẩm cho 1.000 bộ đội ăn, chuẩn bị tấn công địch”. Bức điện được sao ra làm nhiều bản và gửi gấp xuống các xã. Thời gian như căng ra với không khí chuẩn bị khẩn trương. Huyện nhanh chóng triển khai các chỉ đạo của trên. Đồng bào các xã mang gạo và các thứ hàng cần thiết ủng hộ cho bộ đội. Trong ngày, Ban quân lương báo cáo về huyện “Số lương thực đã dự trữ được 128 tấn, vượt mức giao 28 tấn”. Huyện liên tiếp nhận được điện khẩn chỉ đạo của trên để thực hiện cho những nhiệm vụ quan trọng trong chiến dịch đánh vào sào huyệt địch, giải phóng quê hương. Lúc 16 giờ, văn phòng Huyện ủy lại nhận được điện khẩn “bảo vệ cầu, địa phương làm nhiệm vụ đưa đường để bộ đội của trên về đánh địch”. Từ hướng Xuân Lộc, trong khu rừng Cẩm Đường, bộ binh cùng xe tăng của quân đoàn 2 đã về chờ lệnh tiến công. Đồng bào Bình Sơn, Cẩm Đường mang xôi, thịt gà, hoa trái ra đón, tiếp tế cho bộ đội. Huyện ủy Long Thành cử các cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ đưa đường.


16 giờ 30 phút, Quân đoàn 2 xuất phát từ Bình Sơn. Sư đoàn 304 theo đường 15B tiến về khu căn cứ quân sự Nước Trong. Dẫn đầu là 12 xe tăng. Xe chạy đến đâu cây đổ đến đó, một con đường rộng rãi xuất hiện. Cùng lúc đó, sư đoàn 325 theo liên lộ 25 qua Lộc An tiến vào quận lỵ Long Thành. Trong lúc đó ở Bình Sơn, lực lượng 207 cùng du kích nổ súng tấn công đồn Nhà Máy. Theo chỉ đạo của Huyện ủy, đồng chí Bảy Lệ cho sáp nhập chi bộ B và chi bộ A và thành lập Ủy ban quân quản. 17 giờ, sư đoàn 304 bắt đầu tấn công địch ở 3 khu vực: trường thiết giáp, trường sĩ quan lục quân, trường cảnh sát quốc gia II.


17 giờ 30 phút, pháo của sư đoàn 325 đặt tại cánh đồng Sở Hoàng thuộc xã Long An bắn vào chi khu Long Thành. Loạt đạn đầu nổ ở khu Cầu Xéo và khu Bàu Cá. Loạt đạn thứ hai nổ trúng bãi pháo 105 ly và khu chợ. Loạt đạn thứ ba đánh trúng chi khu và dinh quận lỵ. Gần 700 trái pháo dập xuống làm 3 tiểu đoàn lính địch chạy tán loạn. Nhà lầu của quận trưởng Hà Văn Sáu trúng đạn làm y bị thương ở đùi. Gần hai trung đội địch bị chết và bị thương. Địch phản ứng cho pháo bắn từ Bến Sắn, từ Phước Hòa về chặn đường 25 hướng Lộc An lên. Lập tức pháo của sư đoàn 325 được điều chỉnh hướng bắn, trong khoảng 45 phút diệt bãi pháo Phước Hòa, Bến Sắn khiến chúng im bặt. 18 giờ, xe tăng của Quân đoàn 2 đã tiến đến ngã ba đầu đường Nguyễn An Ninh. Khi tăng đến trước cửa hiệu Châu Hải, đạn từ trên tháp nước do một ổ đề kháng của địch bắn xuống khiến bộ binh của ta không tiến lên được. Bộ phận thuộc lữ tăng 203 buộc phải cho bắn lên 2 trái đạn pháo, tháp nước thủng 1 lỗ lớn, 3 xác lính cùng với khẩu đại liên rơi xuống. Xe tăng bộ binh ta tràn vào bao vây dinh quận lỵ. 18 giờ 55 phút, lực lượng cách mạng đã chiếm bãi pháo 105 li, 13 xác lính nằm rải rác, bên cạnh 2 xe quân sự trúng đạn đang bốc cháy.


20 giờ, Huyện ủy Long Thành, Nhơn Trạch lại nhận được bức điện thứ ba “Chuẩn bị 100 ghe thuyền để đưa bộ đội qua sông Đồng Nai. Chọn nơi đặt pháo cho Quân đoàn 2 bắn vào Sài Gòn”. Nhiệm vụ này được Huyện ủy Nhơn Trạch thực hiện. 21 giờ, Huyện ủy lại nhận một bức điện của trên chỉ đạo “Thành lập Ủy ban quân quản để tiếp quản. Xã tự giải phóng xã”. Bộ phận văn phòng xuống từng xã thông báo kịp thời tinh thần chỉ đạo của trên. Đến 22 giờ, quân địch ở quận lỵ Long Thành đã mất những đồn bảo vệ chung quanh như Cầu Quản Thủ, ngã ba Cầu Xéo, Liên Kim Sơn, Chốt Cầu Đen, Chốt Bàu Cá. Quân địch rút chạy vào trong quận cố thủ chống trả. Thị trấn Long Thành chìm ngập trong lửa đạn. Hệ thống điện bị cắt đứt. Trời tối, chốc chốc lóe lên những vầng lửa từ đạn pháo nổ. Quân đich chống trả quyết liệt. 22 giờ 30 phút, 1 xe tăng của ta bị địch bắn cháy ở cổng dinh quận lỵ, 5 chiến sĩ hy sinh. 23 giờ kém 5 phút, lại một chiếc xe tăng của chủ lực bị trúng đạn bốc cháy ngay trước bãi pháo. Mặc dù bị cháy 2 xe, các chiến sĩ ta quyết tâm tấn công áp đảo địch. Trong lúc hoảng loạn, quận trưởng Hà Văn Sáu bỏ trốn. Y bắt lính cõng theo đường hào chạy ra khu Liên Kim Sơn, đến gò Dầu Ba rồi cướp thuyền của dân bắt lính đẩy ra ấp Bà Chèo thuộc xã Tam An. Chỉ huy cao nhất của địch ở Long Thành đào thoát, binh lính trong quận vỡ chạy trong cảnh rắn mất đầu.


Theo quốc lộ 15 về hướng bắc, khi pháo lệnh nổ, được bộ đội huyện hỗ trợ, du kích các xã Phước Nguyên, An Lợi, Tam An, Long Đức đồng loạt nổ súng tấn công địch. Bọn địch ở những xã này chống cự yếu ớt, rút chạy. Ở xã Phước Nguyên đội du kích đã diệt 3 tên, gọi hàng 21 tên, thu 85 súng trong đó có 1 khẩu M-79, 3 tiểu liên, 1 cối 82 ly và ba tấn đạn. Xã Phước Nguyên là xã đầu tiên của huyện Long Thành được giải phóng trong ngày 26-4-1975. Về hướng nam, đại đội 27 cùng du kích xã Long An gọi hàng 2 trung đội dân vệ, thu toàn bộ súng, giải phóng xã. Du kích xã Long Phước được sự giúp đỡ của trung đoàn 4 nổ súng tiêu diệt đồn Hàng Dương rồi phá chốt quân sự ở ngã ba Nhà Mát, chốt địch ấp Đất Mới và san bằng bãi pháo Phước Hòa. Xã Long Phước được giải phóng.


Ở khu căn cứ Nước Trong, tình hình chiến sự xảy ra rất căng thẳng. Gần 5 tiểu đoàn địch chốt giữ 3 nơi, có lữ thiết giáp đoàn 22 với 50 xe tăng yểm trợ. Địch dựa vào hầm hào lô cốt bắn ra, gọi pháo bắn về, từng đợt xe tăng của địch xông ra phản kích. Sư đoàn 304 tổ chức tấn công nhiều đợt nhưng vẫn chưa đột phá được trận địa của địch, phải gọi pháo hỗ trợ. Lập tức, pháo của Quân đoàn 2 đặt ở khu rừng cao su Ông Quế bắn tới. Gần 2.000 trái pháo dập xuống cả ba khu vực. Xe tăng lữ 203 của ta cùng lực lượng bộ binh khép  vòng vây địch. Ngày 27-4-1975, tại căn cứ Nước Trong một cuộc đấu tăng diễn ra ác liệt. Trước đó, pháo của Quân đoàn 2 nã vào phá hủy 14 chiếc. Sáng hôm sau, địch bung ra phản kích nhưng không chọc thủng được vòng vây. Lữ tăng 203 phối hợp với bộ binh của sư đoàn 304 bao vây tấn công quyết liệt áp đảo tăng của đối phương. Đến 13 giờ, tăng của địch co cụm lại. Pháo của Quân đoàn 2 lại được lệnh bắn tới. Không chịu nổi hỏa lực của ta, xe tăng của địch tháo chạy về hướng cánh đồng An Viễng. Lữ tăng 203 tập trung truy kích khiến đội hình tăng của địch hỗn loạn, cái trúng đạn bốc cháy, cái lật nghiêng, cái lọt xuống khe suối. Nhiều xe tăng bị vây không còn lối chạy buộc lính bỏ xe đầu hàng. Lúc 15 giờ, khu căn cứ Nước Trong hoàn toàn giải phóng. Lực lượng giải phóng đã phá hủy 30 xe tăng, thu 14 xe, diệt gần 500 tên địch. Số lính sống sót bỏ chạy ra ngã ba Thái Lan. Sư đoàn 304 liền chia quân ra làm hai cánh: cánh thứ nhất tràn qua cánh đồng Rạch Chiếc thuộc xã Phước Tân, tiêu diệt đồn địch ở đầu cầu rồi tiến sâu vào bao vây tấn công một khu của Tổng kho Long Bình; cánh quân thứ hai tiếp tục tiến ra bao vây giặc ở ngã ba Thái Lan. Trong thời gian này, đồng bào, du kích địa phương các xã Long Tân, Tam Phước, An Hòa, Long Hưng đồng loạt nổ súng tấn công địch, giải phóng xã.


Trong lúc sư đoàn 304 tấn công khu căn cứ Nước Trong thì đại đội 27 kết hợp du kích địa phương tấn công địch ở đập nước Long An. Địch bỏ chạy ra chốt đóng ở ngã ba Cầu Hưu. Các chiến sĩ ta tiến ra bao vây rồi phát loa gọi hàng. Gần một trung đội địch mang súng ra nộp, một số chạy vào ấp Thái Lạc. Ấp Thái Lạc vốn là ấp chiến lược đặc biệt, xung quanh có hàng rào tre gai dày đặc, giao thông hào, hàng rào kẽm gai, rồi nhà dân bao bọc, chỉ có 1 con đường vào ngay cửa nhà thờ. Bộ đội tiến vào thì địch nấp trong nhà dân bắn ra. Cho pháo dập thì sợ dân chết. Gọi hàng thì bọn này ngoan cố chống lại. Nơi đây là điểm những toán quân, sắc lính địch thất trận chạy đến trú nấp khá đông. Lực lượng của địch ở trong ấp có đại đội 3 thụôc tiểu đoàn 309, hai trung đội địa phương và trung đội 46 (do Sáu Lâu chỉ huy) từ quận lỵ Long Thành chạy đến. Chúng kết hợp với bọn dân vệ địa phương ngoan cố chống lại ta. Lực lượng cách mạng tiếp tục phải bao vây rồi báo cáo về trên; đồng thời rút bớt lực lượng ra để kết hợp xuống giải phóng xã Phước Long. Tại xã  Long Phước , đồng chí Năm Trà, Tám Phương làm nội ứng vận động được 2 trung đội địch mang súng ra hàng. Bọn còn lại của tiểu đoàn 309 bảo an bỏ chạy ra rừng. Đồng bào trong xã nổi dậy phá đồn, thu vũ khí và nộp về Ủy ban quân quản. Xã Long Phước  được giải phóng. Ở xã Bình Sơn, lực lượng 207 cùng du kích nổ súng tấn công đồn Nhà Máy. Địch ở đây có gần 2 tiểu đoàn, ta đánh suốt đêm vẫn không giải quyết được. Đồng chí Bảy Lệ phải báo về sư 325 đề nghị hỗ trợ phá dứt điểm. Sư 325 điều một tiểu đoàn cùng có 2 xe tăng hỗ trợ tấn công. Xe tăng sư đoàn 325 bắn sập cổng đồn, sập sở chỉ huy, nghiền nát hàng rào. Ta tấn công mạnh khiến địch bỏ chạy. Đến 11 giờ, bộ đội cùng đồng bào truy lùng bắt về 96 tên lính ngụy. Toàn bộ khu vực Nhà Máy được tiếp quản vào lúc 12 giờ. Bình Sơn được giải phóng. Ngày 28-4-1975, du kích xã Phước Thái kết hợp với lực lượng của đại đội 27 bao vây phát loa kêu gọi cho địch đóng tại địa phương, cho biết quận lỵ Long Thành đã giải phóng. Thị trấn Bà Rịa đang bị vây hãm. Con đường tốt nhất là mang súng trở về với cánh mạng sẽ được khoan hồng. Tên đồn phó cùng 50 tên lính bảo an của tiểu đoàn 248 đem súng ra nộp cho cách mạng. Số còn lại bỏ trốn vào rừng Tân Hiệp, Bàu Cá. Đồn Quán Chim bị phá vỡ. Tại bến Gò Dầu, 3 tàu quân sự cỡ nhỏ và 9 xuồng máy của địch kéo cờ trắng xin hàng, gần 1 tiểu đoàn địch mang súng về đầu hàng cách mạng. Xã Phước Thái hoàn toàn giải phóng vào lúc 10 giờ kém 15 phút. Giải phóng xong xã Phước Thái, đại đội 27 cùng lực lượng của trung đoàn 4 quay về giải quyết ấp Thái Lạc. Địch ở đây vẫn còn ngoan cố chống lại. Sau hai ngày kiên trì bao vây, kêu gọi, thuyết phục, lực lượng cách mạng mới quyết đánh. Địch nấp trong hầm nhà bắn ra khiến ba đợt tấn công của ta không tiến vào được, làm 21 chiến sĩ hy sinh. Trước tình thế này, đồng chí chỉ huy trận đánh trực tiếp về báo cáo và đề nghị cho pháo hủy diệt. Chỉ huy mặt trận chỉ thị “Hiện giờ đồng bào trong đó còn đông, chỉ có một số ngoan cố chống lại. Nhiệm vụ là tiêu diệt bọn ngoan cố. Tuyệt đối không được tàn sát đồng bào”. Sư đoàn 325 điều thêm 1 đại đội, kết hợp với đại đội 2 biệt động của huyện quyết tâm tiêu diệt địch tại đây. Lực lượng ta chia làm hai cánh quân: một cánh từ quốc lộ 15 dùng cối 81 li bắn tạo điều kiện cho bộ binh tràn vào, một cánh của Đại đội biệt động đánh từ phía cánh đồng Bưng Cơ lên. Bọn lính trong ấp chống cự không nổi phải mở đường máu tháo chạy ra khu Gò Mả thuộc ấp Hàng Gòn, trốn vào rừng cao su. Những tên trong lực lượng dân vệ ngoan cố không chịu ra hàng, chui rúc trong nhà dân tiếp tục bắn trả. Trước tình hình này, đồng chí Chín Công lập cách mời linh mục Trần Quang Vũ về huyện để nói rõ chủ trương của cách mạng. Linh mục Trần Quang Vũ được nghe 10 điều kỷ luật của bộ đội, cán bộ trong vùng giải phóng và nhận 1 tập giấy in chính sách mười điểm của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam. Đồng chí Chín Công đề nghị ông “vận động bọn dân vệ ra hàng, cách mạng sẽ thực hiện đúng 10 điều đề ra”. Khi được giải thích của ta, linh mục Trần Quang Vũ nói: “Chúng tôi đã bị lường gạt, họ nói là cộng sản sẽ móc ruột, moi gan, giết hết không tha một ai. Bây giờ tôi mới hiểu là chúng tôi nhầm. Tôi xin phép được về khuyên bảo họ ra hàng cách mạng”. Đồng chí Chín Công cho xe chở vị linh mục đến tận cổng nhà thờ Thái Lạc. Không đầy hai giờ sau, từ trong ấp, hai xe lam đầy súng đạn, toàn là M79, M72, tiểu liên và hai khẩu cối 60 li, hai máy PRC-25 và toàn bộ hồ sơ, sổ sách chở đến đem nộp cho Ủy ban quân quản thị trấn. Ấp Thái Lạc được giải phóng, đây là ấp giải phóng cuối cùng trên đất Long Thành.


Trong lúc ta giải phóng ấp Thái Lạc thì tại ngã ba Thái Lan, trung đoàn đặc nhiệm do tên trung tá Trạc chỉ huy gồm ba tiểu đoàn hợp với bọn lính vừa tháo chạy từ căn cứ Nước Trong ra cố thủ. Chúng gọi pháo từ Tổng kho Long Bình bắn  đến và gọi máy bay ném bom. Ta bắn cháy hai máy bay của địch và kiên quyết tấn công nhưng chưa phá được hệ thống phòng thủ của địch. Từ thị trấn Long Thành, sư đoàn 325 điều một tiểu đoàn với 6 xe tăng đến trợ chiến. Ta gọi pháo bắn đến tạo điều kiện cho xe tăng, bộ binh tràn lên. Địch rút chạy về dốc 47 rồi rút về đóng ở phía nam sông Buông. Đến 14 giờ ngày 28-4-1975, sau khi cơ bản hoàn thành những mục tiêu trong chiến trận tại Long Thành, sư đoàn 325 thông báo lệnh cho đồng bào được vào thị trấn và bàn giao cho Ủy ban quân quản. Sư đoàn 325 tiếp tục tiến về phối hợp với các lực lượng khác giải phóng Nhơn Trạch. 15 giờ, liên lạc của Lữ tăng 203 cử người đến Long Thành đề nghị tiếp xăng vì bộ phận hậu cần chuyển đến không kịp. Quận lỵ Long Thành lúc đó có hai cây xăng nhưng không có điện, lại bị khóa. Các đồng chí trong Ban hậu cần của huyện cử người vào gấp Bình Sơn đặt vấn đề. Các đồng chí trong Ban cán sự cao su cho gom tất cả số xăng của nhà máy được 2.000 lít, giao cho công nhân cao su, dùng xe chở mủ chở ra tiếp tế cho lữ tăng 203.


Trong lúc quận lỵ Nhơn Trạch giải phóng thì ở phía nam sông Buông, sư đoàn 304, lữ tăng 203 bao vây tấn công địch. Biết không thể chống đỡ được, địch rút chạy vào Tổng kho Long Bình. Trong lúc tháo chạy địch đã gài chất nổ phá sập cầu. Khi lữ tăng 203 và sư đoàn 304 tiến thì cầu đã bị phá phải dừng lại, chờ công binh đến sửa.


Chiều 29-4-1975, ở các xã trên địa bàn Long Thành, ngụy quân, ngụy quyền tiếp tục ra trình diện. Chỉ trong ba ngày từ 27 đến 29-4, tại Bình Sơn có gần 700 tàn binh ra trình diện; trong đó có tiểu đoàn 409 ngụy mà quân số chỉ còn một phần ba. Ủy ban quân quản và đồng bào làm tốt công tác binh vận, các điều quy định đối với hàng binh. 15 giờ 30 phút, tiểu đoàn 348 của địch (ở đồn Phước Thái bại trận trốn ở Cổng Gõ - Bình Lâm) cho người về xin đầu hàng. Đồng chí Mười Hy, Tư Đào, Quyết Năm đem theo một đại đội tiếp nhận tàn quân địch. Gần 400 lính ngụy đầu hàng được đồng bào xã Lộc An cho ăn uống. Các lực lượng ta tiếp tục truy quét tàn binh địch. Đến 17 giờ, theo báo cáo các xã gửi về ở cả hai huyện Long Thành, Nhơn Trạch, lực lượng cách mạng đã tiêu diệt 680 tên địch (trong đó 180 là lính bảo an), bắt sống 708 tên. Địch ra trình diện 4.598 tên, trong đó có nhiều sĩ quan các cấp (2 đại tá, 9 trung tá, 14 thiếu tá, 265 cấp úy). Ta thu được nhiều chiến lợi phẩm. Riêng số phương tiện chiến tranh thu được gồm: 13 khẩu pháo 105 li, 3 khẩu 155 li, 6 khẩu cối 81 li, 13 khẩu cối 60 li, 8 khẩu 12 li 7, 1 kho đạn, bom. 40 tàu xuồng, 2 xe tăng M41, 2 xe M113, bắn rơi 5 máy bay, thu và phá hủy 25 xe quân sự. Súng bộ binh thu được 5.885 khẩu, 25 máy vô tuyến. Long Thành giải phóng hoàn toàn. Đồng bào di tản từ phía rừng Cao Thái, khu vực Cô nhi viện, các căn cứ lần lượt kéo về thị trấn, các xã. Một không khí phấn khởi, tươi vui trên gương mặt của nhiều người dân mong chờ ngày độc lập. Trong khi đó, trên lộ 25 hướng từ Bình Sơn lên, nhiều đoàn xe chở bộ đội, xe kéo pháo, xe hậu cần từng chiếc nối đuôi chạy qua thị trấn Long Thành đến ngã ba Cầu Xéo qua tỉnh lộ 17 tiến về Nhơn Trạch, bến phà Cát Lái để tiếp tục hướng tấn công vào Sài Gòn – thủ phủ cuối cùng của chính quyền Sài Gòn đang từng cơn hấp hối.


Không giờ ngày 29-4-1975. Giờ “G” đã điểm! Quân giải phóng bắt đầu từ nhiều hướng tấn công Sài Gòn. Ngày 30-4-1975, Sài Gòn giải phóng. Long Thành – Biên Hòa – Sài Gòn  tưng bừng trong niềm vui thắng lợi sau ba mươi năm kháng chiến.


PHẦN IV- DỰNG XÂY- PHÁT TRIỂN

Phát huy truyền thống “ Miền Đông gian lao mà anh dũng”, ngay sau ngày giải phóng Đảng bộ và Nhân dân Long Thành đã tập trung hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục sản xuất, xóa đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa… và đã gặt hái được những thành tựu rất đáng khích lệ trên tất cả các lĩnh vực, khoa học công nghệ, văn hóa thông tin, thể dục thể thao, công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, giải quyết việc làm và các chính sách an sinh xã hội, đời sống nhân dân không ngừng được nâng cao. Hệ thống trường lớp hầu hết được kiên cố hóa, các chỉ tiêu, nhiệm vụ chủ yếu được tỉnh giao đều thực hiện đạt và vượt.


Nền kinh tế của huyện đạt tốc độ tăng trưởng khá với cơ cấu hợp lý, tạo tiền đề cho phát triển kinh tế xã hội theo hướng bền vững, nông nghiệp và nông thôn phát triển tích cực, góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cụ thể: Giá trị tổng sản phẩm quốc nội GDP tăng trưởng ổn định, tăng bình quân trên 15% năm, giá trị Sản xuất toàn ngành công nghiệp - xây dựng tăng bình quân 16,43%. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp vẫn duy trì mức tăng trưởng bình quân hàng năm 3,34%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp.


Toàn huyện có 5 khu công nghiệp (Long Thành, Long Đức, Gò dầu, Lộc An-Bình Sơn và An Phước), 03 cụm công nghiệp (Tam An, Long Phước, Vật liệu xây dựng Phước Bình), diện tích 246 ha. Thu hút đầu tư trong và ngoài nước đạt khá, trong nhiệm kỳ qua đầu tư nước ngoài có 88 dự với tổng vốn trên 1,392 tỷ USD, hơn 870 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh với tổng vốn đăng ký trên 3.743 tỷ đồng. Đến nay, trên địa bàn huyện có hơn 2.000 công ty, doanh nghiệp trong nước với tổng vốn điều lệ trên 10.142 tỷ đồng và 186 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn trên 2.966 tỷ USD. Hầu hết các nguồn thu ngân sách đều đạt và vượt kế hoạch tỉnh giao.


Thương mại dịch vụ, phát triển khá nhanh, giá trị tăng thêm ngành thương mại - dịch vụ tăng bình quân 19,73%/năm, đạt chỉ tiêu Nghị quyết, tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tăng bình quân 21,15% năm. Các loại hình dịch vụ vận tải, kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng… tiếp tục phát triển, bên cạnh đó đã phát triển mạnh hoạt động tín dụng – ngân hàng, bảo hiểm công nghệ thông tin, bưu chính viễn thông và dịch vụ nhà ở cho công nhân.


Sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, đạt nhiều tiến bộ. Diện tích đất nông nghiệp mặc dù bị giảm, do bị chuyển mục đích sử dụng sang đất phi nông nghiệp phục vụ phát triển công nghiệp – dịch vụ, xây dựng cơ sở hạ tầng, nhưng giá trị sản xuất vẫn duy trì ở mức tăng trưởng bình quân hàng năm 3,34%, vượt chỉ tiêu Nghị quyết.


Tập trung ưu tiên nguồn vốn đầu tư các công trình nông thôn, đồng thời phát động Phong trào thi đua trong toàn huyện. Trong thời gian qua tổng nguồn vốn huy động đầu tư xây dựng Chương trình nông thôn mới trên địa bàn huyện trên 1,435 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp gần 49 tỷ đồng, doanh nghiệp đầu tư theo chủ trương xã hội hóa, y tế, giáo dục, văn hóa – thể thao trên 82 tỷ đồng. Hiện nay huyện Long Thành đã được công nhận huyện đạt chuẩn huyện Nông thôn mới.


Thực hiện đột phá các mục tiêu Nghị quyết Đại hội XI Đảng bộ huyện đề ra, việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội đô thị và nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới phát triển bền vững đã được Đảng bộ huyện tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nguồn vốn ngân sách tập trung đầu tư và cơ bản hoàn thiện hệ thống giao thông, trường học, thiết chế văn hóa, bệnh viện, trạm y tế, mạng lưới điện quốc gia… Tập trung lãnh đạo triển khai các dự án trọng điểm trên địa bàn, trên 81% hệ thống giao thông trên địa bàn huyện, xã được nhựa hóa, bê tông hóa; và thực hiện việc bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư các dự án như đường cao tốc TP Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây, dự án mở rộng quốc lộ 51 cùng với một số dự án trọng điểm đang triển khai đó là dự án đường cao tốc Bến Lức-Long Thành, dự án đầu tư xây dựng khu công nghiệp công nghệ cao Amata, dự án đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp An Phước; ngoài ra trên địa bàn huyện đã được quy hoạch các dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành, đường sắt, trường Đại học, các khu đô thị và kêu gọi đầu tư xây dựng và di dời thành công chợ Long Thành với diện tích 14 ha, vốn đầu tư 400 tỷ đồng… trong đó chú trọng thực hiện tốt các chính sách thu hồi đất, tái định cư, chủ động quy hoạch, xây dựng các khu tái định cư tại những vị trí thuận lợi đã tạo sự đồng thuận cao của nhân dân và kịp thời phục vụ bố trí tái định cư cho các hộ dân bị thu hồi đất, đồng thời thực hiện tốt các chính sách bồi thương, hỗ trợ chuyển đổi nghề, tạo việc làm ổn định cho người dân bị thu hồi đất.


Đối với công tác quản lý quy hoạch, quản lý đất đai, tài nguyên, môi trường đạt nhiều kết quả tích cực. Công tác quản lý, bảo vệ môi trường, xử lý rác thải có bước tiến bộ, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở trong triển khai các biện pháp kiểm soát và xử lý các nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường, nhất là đối với các cơ sở sản xuất, chăn nuôi. Đến nay, các khu công nghiệp trên địa bàn đều đã lắp đặt thiết bị quan trắc môi trường; thực hiện nghiêm túc việc thu phí bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh, thường xuyên kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm trên lĩnh vực đất đai, tài nguyên, môi trường.


Tình hình An ninh chính trị - trật tự ATXH: Luôn được giữ vững, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân địa phương và các nhà đầu tư yên tâm lao động, phát triển sản xuất kinh doanh.


Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện hàng năm đều đạt và vượt chỉ tiêu dự toán tỉnh giao, bình quân tăng 11,6% năm, trong đó thu nội địa tăng bình quân 11,74%/năm, tiền sử dụng đất chiếm 18% trong tổng thu nội địa, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu tăng bình quân 11,56%/năm. Tổng chi ngân sách địa phương tăng bình quân 10,39%/năm, trong đó chi thường xuyên tăng 14,03%/năm.


Sự nghiệp giáo dục - đào tạo tiếp tục phát triển về quy mô và mạng lưới trường lớp cơ bản đáp ứng yêu cầu học tập và đào tạo nguồn nhân lực, tỷ lệ học sinh ra lớp hàng năm ở các cấp học đạt chỉ tiêu Nghị quyết, tỷ lệ sinh viên cao đẳng, đại học trên một vạn dân đạt 280 sinh viên Chất lượng giáo dục ở các cấp có nhiều chuyển biến tích cực. Duy trì giữ vững tỷ lệ 100 % xã, thị trấn đạt chuẩn xóa mù chữ, phổ cập giáo dục ở các bậc học, có 21/61 trường đạt chuẩn quốc gia.


Phong trào văn hóa thể thao quần chúng phát triển mạnh với nhiều loại hình phong phú, đến nay tỷ lệ dân số khu vực nông thôn tham gia thường xuyên các hoạt động văn hóa đạt 80,33%, số người tham gia tập luyện thể thao thường xuyên trên 31%, số hộ gia đình tham gia luyện tập thể thao thường xuyên đạt 26%, đến nay trên địa bàn huyện có 97,9% ấp, khu đạt danh hiệu ấp, khu văn hóa (95/97); có 98,68% hộ gia đình đạt chuẩn văn hóa, có 13 trung tâm văn hoá, 03 nhà văn hoá dân tộc và 95 nhà văn hoá ấp, khu. Toàn huyện có 100% cơ quan hành chính sự nghiệp và lực lượng vũ trang có đời sống văn hóa tốt, đạt so NQ đề ra; hoạt động thông tin tuyên truyền đảm bảo, hệ thống loa truyền thanh không dây duy trì phủ sóng đến 100% khu, ấp; xây dựng trang thông tin điện tử huyện, chất lượng tin bài, hình ảnh được nâng cao, đảm bảo tính thời sự và yêu cầu chuyển tải nội dung tuyên truyền.


Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân có chuyển biến tích cực. Mạng lưới y tế, trang thiết bị và đội ngũ y, bác sĩ tiếp tục được đầu tư và phát triển tương đối đồng bộ, 100% Trạm y tế các xã có bác sĩ phục vụ lâu dài, có 07 bác sĩ và 26 giường bệnh/vạn dân (đạt so với NQ đề ra), đến giữa năm 2016 trên địa bàn huyện có 15/15 xã, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về Y tế. Hiện nay Bệnh viện đa khoa khu vực Long Thành được nâng cấp từ 300 giường bệnh lên 500 giường bệnh với trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác chẩn đoán và điều trị.


Các chính sách xã hội tiếp tục được triển khai thực hiện tốt, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị là 1,1%. Công tác đào tạo nghề cho lao động, nhất là đào tạo nghề cho lao động nông thôn được kết quả tốt, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 56,7%, vượt chỉ tiêu nghị quyết. Đến nay trên địa bàn huyện đã xây mới 478 căn nhà tình nghĩa với kinh phí hơn 9,4 tỷ đồng; sửa chữa nâng cấp 442 căn với tổng kinh phí trên 2,2 tỷ đồng; đỡ đầu cho 60 gia đình chính sách khó khăn, tặng 66 sổ tiết kiệm. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 2.585 đối tượng chính sách, 5.051 đối tượng an sinh xã hội, không còn hộ gia đình chính sách thuộc diện nghèo, các mô hình, giải pháp giảm nghèo được thực hiện đồng bộ và hiệu quả, còn  578 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 1,1% theo chuẩn mới giai đoạn 2015-2020 và 346 hộ cận nghèo.


Huyện Long Thành được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” và 6 xã trong huyện cũng được phong tặng danh hiệu anh hùng đó là: xã Tam An, Bình Sơn, An Phước, Long An, Long Phước và Phước Thái, 180 Bà mẹ được phong tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”.


Ngày nay Đảng bộ và Nhân dân Long Thành đang nỗ lực phấn đấu với quyết tâm cao nhất xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, nghĩa tình sớm trở thành huyện Nông thôn mới kiểu mẫu. Đặc biệt là đem hết tinh thần và trí tuệ,  phát huy cao độ truyền thống Anh hùng trong chiến đấu, không ngại hy sinh gian khổ quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ mà cả nước đã tin cậy giao phó, đó là: Xây dựng thành công cảng Hàng không Quốc tế Long Thành, trở thành đô thị hàng không giàu mạnh, văn minh, lịch sự, nghĩa tình – trung tâm phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía nam – trung tâm dịch vụ hàng không khu vực và thế giới.


BAN TUYÊN GIÁO LONG THÀNH

 

Các tin khác

    There are no items to show in this view.

Liên kết webiste

Thăm dò ý kiến

Đánh giá về trang thông tin điện tử UBND huyện Long Thành

 

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

TRANG THÔNG T​IN ĐIỆN TỬ HUYỆN LONG THÀNH - TỈNH ĐỒNG NAI

 

Cơ quan chủ quản: UBND huyện Long Thành

Chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Hữu Thành – Phó Chủ tịch UBND huyện.

Cơ quan Thường trực: Phòng Văn hóa và thông tin huyện.

Địa chỉ: Số 1, đường Lê Hồng Phong, khu Phước Hải, thị trấn Long Thành, tỉnh Đồng Nai.

Điện thoại: 02513.844298 - Fax: 02513.844383 - Email: vphdnd-lt@dongnai.gov.vn

® Ghi rõ nguồn " UBND huyện Long Thành " khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.​ ​​

​​