Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2024)
Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954- 07/5/2024)
Nhiệt liệt chào mừng Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024) và Ngày Quốc tế Lao động 1/5
Chào mừng ngày Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương -Mùng 10 tháng 3
Huyện Long Thành quyết tâm thực hiện chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xây dựng xã hội số!
Tập trung Phòng chống bệnh sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết hiện nay bước vào giai đoạn cao điểm hàng năm với số ca mắc tăng gấp 2 đến 4 lần so với năm 2018. Đến nay cả nước có hơn 105.000 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết và 10 trường hợp tử vong.

Bệnh sốt xuất huyết là bệnh do vi rút gây ra và muỗi vằn là trung gian truyền bệnh. Đặc điểm của muỗi vằn là hay hoạt động mạnh vào lúc sáng sớm và chạng vạng tối hoặc cả ngày nếu như trong môi trường ánh sáng yếu nhất các góc nhà tối. Trẻ em hay chơi ở các góc khuất, không biết tránh muỗi đốt nên là đối tượng dễ bị muỗi truyền bệnh nhất.

Muỗi vằn thường sống trong nhà, gần người trú ở những nơi tối. Muỗi thường đậu, nghỉ ở trên các dây mắc quần, áo, nóc mùng; quần áo phơi trong nhà nhất là những quần áo sau khi lao động về. Muỗi vằn phát triển tối ưu ở điều kiện nhiệt độ từ 25oC đến 30oC, độ ẩm từ 70%  đến 90%. Ở nhiệt độ dưới 10 oC hoặc trên 35 oC muỗi sẽ giảm sự sinh sản và phát triển. Muỗi vằn thường đẻ trứng trong nước sạch, lăng quăng của muỗi vằn cũng sống trong nước sạch. 

Các ổ chứa lăng quăng muỗi vằn chủ yếu là dụng cụ chứa nước sinh hoạt: lu, khạp, hồ chứa nước. Các vật dụng linh tinh trong nhà như chân chén, bình bông, chậu kiểng. Đặc biệt các vật phế thải xung quanh nhà như vỏ xe, lon nước ngọt, vỏ dừa, máng nước, chén hứng mủ cao su, lá cây, chậu kiểng… Lăng quăng phát triển tốt nhất trong khoảng nhiệt độ từ 25oC đến 28oC.

Sốt xuất huyết là bệnh lưu hành, ở khu vực lưu hành cao thì phần lớn người lớn đã mắc và co miễn dịch với bệnh. Còn ở khu vực lưu hành thấp thì cả người lớn và trẻ em hầu hết đều chưa có miễn dịch, vì vậy tại những vùng lưu hành nặng thì phần lớn là gặp ở trẻ em, còn vùng lưu hành vừa thì gặp cả ở trẻ em và người lớn. ở vùng lưu hành nhẹ thì gặp ở người lớn nhiều hơn.

Vi rút gây bệnh sốt xuất huyết có 4 tuýp từ D1 đến D4, nên một người có thể mắc bệnh sốt xuất huyết đến bốn lần. Nếu người lớn chưa miễn dịch với cả bốn tuýp virus gây bệnh thì khi bị muối đốt vẫn bị lây nhiễm bệnh. Vì vậy không có lứa tuổi nào là miễn dịch đối với sốt xuất huyết.

Bệnh sốt xuất huyết ghi nhận khắp các châu lục trên thế giới với trên 128 nước với số mắc, nhập viện cao và tử vong là gánh nặng cho hệ thống y tế và sức khỏe cộng đồng, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, xã hội. Tại Việt Nam bệnh lưu hành quanh năm đặc biệt khu vực phía Nam, do đó việc dự phòng, kiểm soát phải thường xuyên, đồng bộ, kiên trì, quyết liệt không phải đến mùa dịch mới thực hiện. Trước đây, bệnh sốt xuất huyết có thể tuân theo quy luật ba bốn năm bùng phát một dịch lớn. Nhưng hiện nay, do sự đô thị hoá, thay đổi về môi trường, khí hậu nên sốt xuất huyết có thể bùng phát không theo quy luật nào.


Khi phát hiện bệnh nhân sốt xuất huyết, hoặc vùng nguy cơ cao cán bộ y tế dự phòng phun hóa chất diệt muỗi nhằm diệt sạch muỗi không chỉ ở nhà bệnh nhân, mà còn ở khu vực xung quanh với diện tích đủ rộng, dự phòng muỗi nhiễm vi rút đã bay ra khỏi nhà bệnh nhân. Tuy nhiên, công việc này chỉ diệt được muỗi khi đang phun, không diệt được muỗi mới nở ra sau đó. Những con muỗi mới này sẽ chích bệnh nhân có sẵn trong khu vực và trở thành muỗi nhiễm vi rút để tiếp tục truyền bệnh.

Tuy nhiên, việc phun hóa chất chỉ diệt được đàn muỗi trưởng thành và có tác dụng trong khoảng 3 - 5 ngày. Vì vậy, để diệt muỗi triệt để, người dân cần tích cực diệt lăng quăng/bọ gậy và diệt muỗi trong hộ gia đình bằng các biện pháp khác nữa. Biện pháp hiệu quả lâu dài vẫn là diệt lăng quăng/bọ gậy.

Điều quan trọng là mỗi người dân diệt sạch lăng quăng trong và ngoài nhà mình trước khi phun hóa chất diệt muỗi, và duy trì hoạt động này hàng tuần sau đó. Khi đó, khu vực bạn đang sống sẽ không có lăng quăng, không có muỗi nhiễm vi rút và không có muỗi mới.

Long Thành với khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, tập quán trữ nước mưa trong dân, tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh và cơ sở hạ tầng chưa phát triển đồng bộ…là những yếu tố thuận lợi cho muỗi vằn sinh sôi, phát triển và lan truyền mầm bệnh sốt xuất huyết.

Trong điều kiện như vậy, để giảm thiểu tối đa tác hại của sốt xuất huyết đối với sức khỏe bản thân, mỗi người dân cần ý thức đúng và thực hiện đầy đủ 4 việc sau: Kiểm tra vật chứa hàng tuần và diệt lăng quăng nếu phát hiện. Tự bảo vệ bản thân tránh muỗi đốt. Hợp tác khi y tế đến nhà phun hóa chất diệt muỗi. Đến ngay cơ sở y tế gần nhất khi bị sốt.

Hành động cần nhất hiện nay chính là kiểm soát véc tơ triệt để - đây cũng là biện pháp đơn giản nhất, hiệu quả và khả thi nhất để ngăn chặn sốt xuất huyết. Bên cạnh việc tham mưu của ngành y tế, trụ cột với sự vào cuộc của mỗi gia đình, cộng đồng và ban/ngành đoàn thể.

Đối với chính quyền cần trực tiếp chỉ đạo, phân công nhiệm vụ; huy động ban ngành, đoàn thể phối hợp chặt chẽ cùng y tế trong việc thực hiện các biện pháp dự phòng, kiểm soát bệnh. Tăng cường kiểm tra, giám sát, đảm bảo hiệu quả các biện pháp dự phòng, can thiệp và phòng chống trên thực địa.

Đối với cộng đồng, mỗi thành viên trong hộ gia đình hãy dành 10 phút mỗi tuần để: Kiểm tra, phát hiện và diệt lăng quăng trong các dụng cụ chứa nước sinh hoạt bằng cách thường xuyên súc rửa, đậy nắp kín các lu, khạp…Thường xuyên thay nước ở các bình bông; thả muối vào chén nước kê chân chạn. Loại bỏ các vật liệu phế thải, hốc nước tự nhiên, không để lăng quăng phát triển.

Vận động hàng xóm cùng kiểm tra truy tìm và dẹp bỏ các ổ lăng quăng ở khu vực công cộng như công viên, bãi đất trống, tầng hầm chung cư cao tầng. Kiểm soát được lăng quăng, muỗi trong phòng bệnh sốt xuất huyết cũng sẽ giúp kiểm soát các bệnh lây truyền qua muỗi khác như Zika, Chikungunya.

Việc bùng phát dịch sốt xuất huyết phụ thuộc vào lượng mưa, nhiệt độ trung bình trong năm đó và các biện pháp phòng chống có hiệu quả hay không. Để chủ động ngăn chặn dịch và giảm thiểu tử vong do sốt xuất huyết, phải đảm bảo cả hai khía cạnh phòng bệnh và điều trị.

Vì sức khỏe cộng đồng hảy thực hiện khẩu hiệu Không có lăng quăng, không có muỗi vằn thì không có bệnh sốt xuất huyết.

Nguyễn Thi Văn Văn - TTYT

Các tin khác

    There are no items to show in this view.

Liên kết webiste

Thăm dò ý kiến

Đánh giá về trang thông tin điện tử UBND huyện Long Thành

 

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

TRANG THÔNG T​IN ĐIỆN TỬ HUYỆN LONG THÀNH - TỈNH ĐỒNG NAI

 

Cơ quan chủ quản: UBND huyện Long Thành

Chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Hữu Thành – Phó Chủ tịch UBND huyện.

Cơ quan Thường trực: Phòng Văn hóa và thông tin huyện.

Địa chỉ: Số 1, đường Lê Hồng Phong, khu Phước Hải, thị trấn Long Thành, tỉnh Đồng Nai.

Điện thoại: 02513.844298 - Fax: 02513.844383 - Email: vphdnd-lt@dongnai.gov.vn

® Ghi rõ nguồn " UBND huyện Long Thành " khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.​ ​​

​​