Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/3/1931 – 26/3/2024
Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 78 năm Ngày Thể thao Việt Nam 27/3/1946 – 27/3/2024
Huyện Long Thành quyết tâm thực hiện chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xây dựng xã hội số!
Mừng Đất nước đổi mới, mừng Đảng quang vinh, mừng xuân Giáp thìn
Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930-03/02/2024)
​Về phong cách nêu gương của Cán bộ, Đảng viên

Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam, Người hết sức quan tâm coi trọng việc nêu gương của cán bộ, đảng viên; bởi vì “Một trăm bài diễn thuyết hay không bằng một tấm gương sống” và “Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước”. Cả cuộc đời giản dị, trong sáng của Bác luôn là tấm gương đạo đức mẫu mực, tự giác nêu gương, nói đi đôi với làm - một tấm gương lớn cho các thế hệ con cháu mãi mãi noi theo.

Bác chỉ rõ cán bộ, đảng viên thực hiện nêu gương phải thể hiện trên cả ba mối quan hệ: Đối với mình, đối với người và đối với việc.


- Đối với mình: Là không được tự cao tự đại, tự mãn, kiêu ngạo; nếu mắc phải căn bệnh này thì dễ mù quáng, thiển cận, luôn đề cao cá nhân mình, coi thường quần chúng, nhất định sẽ thoái bộ, dừng lại. Người nhấn mạnh: “Tự mãn, tự túc là co mình lại, không cho mình tiến bộ thêm”. Phải luôn học tập, cầu tiến bộ, luôn tự kiểm điểm tự phê bình mình như rửa mặt hằng ngày để phát huy ưu điểm, nhận ra khuyết điểm để sửa chữa.


- Đối với người: Phải yêu thương, khoan dung, độ lượng; phải luôn có thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết, phải “Thật thà yêu thương, hết lòng giúp đỡ đồng chí, đồng bào. Vì thế mà kiên quyết chống lại những người, những việc có hại đến Đảng, đến nhân dân”.


- Đối với việc: Phải tận tâm, tận lực, có trách nhiệm, gương mẫu phấn đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao; luôn giữ vững nguyên tắc việc công lên trên, lên trước việc tư; phải “chí công vô tư”, nghĩa là phải biết hy sinh lợi ích cá nhân cho lợi ích của Tổ quốc, nhân dân và của Đảng; việc gì có lợi cho dân thì phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân thì phải hết sức tránh...


Với Bác, nêu gương không chỉ hô khẩu hiệu không chỉ nói miệng. Khi nước nhà vừa giành được độc lập năm 1945, để giải quyết nạn đói đang hoành hành, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi đồng bào cả nước: “Vậy tôi đề nghị với đồng bào cả nước...: cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn ba bữa. Ðem gạo đó (mỗi bữa một bơ) để cứu dân nghèo” 3 và Người nêu gương “tôi xin thực hành trước” rất nghiêm túc, cho dù phải làm việc nhiều, sức khỏe lại giảm sút, ốm nặng. Một lần tướng Tiêu Văn của quân đội Tưởng Giới Thạch mời chiêu đãi Bác Hồ vào đúng bữa cơ quan nhịn ăn để góp gạo cứu đói, dù anh em có báo cáo với Bác là phần gạo của Bác đã cho vào hũ gạo cứu đói rồi, nhưng Bác vẫn quyết định “nhịn ăn một bữa” vào ngày hôm sau.


Hay Bác từng dạy cán bộ, đảng viên, nhân dân phải thực hành tiết kiệm, tiết kiệm sức lao động, thời giờ, tiền bạc; phải tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ, không xa xỉ, hoang phí, không bừa bãi, phô trương hình thức. Bản thân Bác đã sống cả cuộc đời thanh bạch từ ăn, ở đến phương tiện sử dụng phục vụ công việc hằng ngày. Ðồ dùng cá nhân của Bác cũng rất giản dị và tiết kiệm. Bữa ăn của Bác thanh đạm như bữa ăn của mọi gia đình bình thường: Bát canh, quả cà, con cá hoặc lát thịt kho... Quần áo Bác mặc chỉ có vài bộ may cùng kiểu đơn giản. Khi đôi dép cao-su bị mòn, bộ áo quần ka-ki sờn đôi chỗ Bác vẫn dùng. Các đồng chí phục vụ định thay mới nhưng Bác không đồng ý. Có đồng chí lãnh đạo gần Bác thưa thật là Chủ tịch nước mặc áo sờn vá như thế không phù hợp lắm, Bác đã nói “Này chú! Chủ tịch Ðảng, Chủ tịch nước mặc áo vá thế này là cái phúc của dân đấy! Ðừng bỏ cái phúc ấy đi”,…


Thực tế ngày nay, kết quả những phong trào thi đua rộng khắp như: Xây dựng nông thôn mới, toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, học tập và làm theo Bác,... cho thấy: Ở đâu cán bộ, đảng viên gương mẫu thực hiện và sáng tạo trong lãnh đạo, vận động quần chúng thực hiện, thì ở đó phong trào phát triển mạnh mẽ, đạt hiệu quả cao. Ở đâu cán bộ, đảng viên thiếu gương mẫu, ở đó phong trào yếu kém, hiệu quả thi đua thấp.


Như lời Bác dạy, muốn thực hiện tốt việc nêu gương, thì cán bộ, đảng viên phải luôn thực hiện “nói đi đôi với làm” và phải biết lấy người tốt, việc tốt để tuyên truyền cho sự nêu gương; cấp trên nêu gương đối với cấp dưới, thế hệ trước nêu gương đối với thế hệ sau. Trong gia đình thì ông bà, cha mẹ làm gương cho con cháu; ở trường học các thầy, cô giáo làm gương cho học sinh; ở cơ quan, đơn vị, địa phương thì lãnh đạo làm gương cho cấp dưới, người này làm gương cho người kia… mỗi cán bộ, đảng viên còn phải là tấm gương tốt giúp cho nhân dân nhìn vào để làm những điều đúng, điều hay, chống lại những cái ác, cái sai,…

PLN - BTGHU

Các tin khác

    There are no items to show in this view.

Liên kết webiste

Thăm dò ý kiến

Đánh giá về trang thông tin điện tử UBND huyện Long Thành



 

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

TRANG THÔNG T​IN ĐIỆN TỬ HUYỆN LONG THÀNH - TỈNH ĐỒNG NAI

 

Cơ quan chủ quản: UBND huyện Long Thành

Chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Hữu Thành – Phó Chủ tịch UBND huyện.

Cơ quan Thường trực: Phòng Văn hóa và thông tin huyện.

Địa chỉ: Số 1, đường Lê Hồng Phong, khu Phước Hải, thị trấn Long Thành, tỉnh Đồng Nai.

Điện thoại: 02513.844298 - Fax: 02513.844383 - Email: vphdnd-lt@dongnai.gov.vn

® Ghi rõ nguồn " UBND huyện Long Thành " khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.​ ​​

​​