Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
Nhiệt liệt chào mừng Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024) và Ngày Quốc tế Lao động 1/5
Chào mừng ngày Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương -Mùng 10 tháng 3
Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 78 năm Ngày Thể thao Việt Nam 27/3/1946 – 27/3/2024
Huyện Long Thành quyết tâm thực hiện chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xây dựng xã hội số!
Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930-03/02/2024)
Khởi nghĩa Bắc Sơn sáng ngời tinh thần đấu tranh giành độc lập

Ngày 22/9/1940, phát xít Nhật vượt biên giới Trung - Việt đánh vào Lạng Sơn, đồng thời cho hơn 4.000 quân đổ bộ vào Đồ Sơn (Hải Phòng) theo đường biển. Tàn binh quân Pháp rút chạy theo đường bộ qua Điềm He, Bình Gia, Bắc Sơn về Thái Nguyên. Đi tới đâu chúng cũng ra sức cướp bóc, bắn giết nhân dân ta tới đó, làm cho nhân dân căm thù đến cực điểm, quyết tâm nổi dậy giết giặc, giành chính quyền về tay mình.


3794.jpg

Hình ảnh cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn. Ảnh: Tư liệu

 

Ngày 25/9/1940, một số đồng chí đảng viên vừa thoát khỏi nhà tù Lạng Sơn về tới địa phương. Trong đó có các đồng chí Nông Văn Cún, Hoàng Đình Ruệ, Đường Văn Thức. Ngay trong đêm 26 tháng 9 năm 1940, các đồng chí đó đã họp bàn với một số đảng viên chi bộ xã Hưng Vũ. Tại cuộc họp, các đồng chí Dương Công Bình, Hoàng Văn Hán tại thôn Nông Lục, xã Hưng Vũ, nhận định thời cơ phát động quần chúng cách mạng nổi dậy khởi nghĩa vũ trang đã đến.

 

Sáng ngày 27/9/1940, cuộc họp do chi bộ triệu tập đã thống nhất các chủ trương khởi nghĩa và phát động quần chúng nhân dân tiến hành khởi nghĩa vũ trang. Đồng thời trong thời gian đó, nhân dân tự tổ chức việc thu nhặt vũ khí, tước khí giới của các toán quân lẻ để tự vũ trang. Chi bộ xác định lực lượng cách mạng là đông đảo quần chúng nhân dân. Ban chỉ huy khởi nghĩa nhanh chóng được thành lập gồm các đồng chí Hoàng Văn Hán, Dương Công Bình, Hoàng Đình Ruệ, Đường Văn Thức, Nông Văn Cún do đồng chí Hoàng Văn Hán làm chỉ huy trưởng, chọn địa điểm tấn công đầu tiên là đồn Mỏ Nhài, châu lỵ Bắc Sơn.


3794-5.jpg

Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam

 

Ngày 27/9/1940, lực lượng tự vệ tổ chức phục kích toán quân Pháp đang rút chạy về Thái Nguyên ở đèo Canh Tiêm, tiêu diệt 1 tên địch, thu một số trang bị và súng của địch. 20 giờ 30 phút, ngày 27/9/1940, 600 quân khởi nghĩa thuộc dân tộc Tày, Nùng, Dao, Hoa và Kinh dưới sự chỉ đạo của chi bộ Cộng sản xã Hưng Vũ tiến đánh đồn Mỏ Nhài. Sau cuộc tấn công chớp nhoáng, lực lượng khởi nghĩa đã chiếm đồn Mỏ Nhài, binh lính quân đội Pháp hoảng sợ bỏ chạy, chính quyền cai trị bị tan rã. Sau khi chiếm châu lỵ, Ban chỉ huy cuộc khởi nghĩa tuyên bố xóa bỏ chính quyền tay sai do đế quốc dựng lên, hạ lệnh đốt sổ sách của địch.

 

Ngày 28 và 29/9/1940, quân khởi nghĩa tiếp tục tấn công vào tàn quân Pháp ở đèo Canh Tiêm, Sập Dì. Trước tình thế đó, Pháp, Nhật thỏa hiệp với nhau để tập trung đàn áp cuộc khởi nghĩa. Thực dân Pháp đưa quân lên chiếm lại các đồn và đàn áp nhân dân dữ dội. Ngay sau khi được tin cuộc khởi nghĩa bùng nổ, Xứ ủy Bắc Kỳ đã cử đồng chí Trần Đăng Ninh trực tiếp lên lãnh đạo phong trào và hướng cuộc khởi nghĩa vào mục tiêu xây dựng lực lượng để chiến đấu lâu dài.


3794-10.jpg

Bảo tàng khởi nghĩa Bắc Sơn ở Lạng Sơn

 

Ngày 13/10/1940, cuộc họp tại khu rừng Tân Hương đã quyết định thành lập đơn vị du kích Bắc Sơn đầu tiên. Ngày 28/10/1940, quần chúng cách mạng đang tổ chức mít tinh ở Vũ Lăng, chuẩn bị đánh chiếm lại đồn Mỏ Nhài thì bị quân Pháp tấn công. Nghĩa quân rút chạy vào vùng Bắc Sơn (Lạng Sơn) và Võ Nhai (Thái Nguyên).

 

Cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn chỉ tồn tại chưa đầy một tháng, nhưng đã đem lại nhiều kinh nghiệm quý báu cho việc chỉ đạo cách mạng Việt Nam của Đảng ta. Hội nghị Trung ương 7 của Đảng quyết định duy trì lực lượng vũ trang Bắc Sơn  làm vốn quân sự cho các cuộc khởi nghĩa sau này, cũng như xây dựng trung tâm căn cứ địa Bắc Sơn - Võ Nhai làm chỗ dựa cho đấu tranh vũ trang. Khởi nghĩa Bắc Sơn là một mốc son chói lọi của tinh thần yêu nước, quyết tâm chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta, thể hiện sự sáng tạo và tài thao lược trong chỉ đạo khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng của Đảng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đội du kích Bắc Sơn đã không ngừng lớn mạnh, góp phần quan trọng trong việc xây dựng khu giải phóng trước Tổng khởi nghĩa năm 1945. Sau này, Đội du kích Bắc Sơn đổi thành Cứu Quốc quân Bắc Sơn, tiền thân của Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân.


3794-15.jpg

Khu di tích Đồn Mỏ Nhài

 

79 năm đã trôi qua, khởi nghĩa Bắc Sơn mãi mãi là mốc son lịch sử sáng ngời, là nguồn sức mạnh tinh thần to lớn cổ vũ, động viên chúng ta không ngừng nỗ lực, phấn đấu, đóng góp nhiều hơn nữa trí tuệ vào công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh.

 

HC - BTGHU tổng hợp

Các tin khác

    There are no items to show in this view.

Liên kết webiste

Thăm dò ý kiến

Đánh giá về trang thông tin điện tử UBND huyện Long Thành



 

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

TRANG THÔNG T​IN ĐIỆN TỬ HUYỆN LONG THÀNH - TỈNH ĐỒNG NAI

 

Cơ quan chủ quản: UBND huyện Long Thành

Chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Hữu Thành – Phó Chủ tịch UBND huyện.

Cơ quan Thường trực: Phòng Văn hóa và thông tin huyện.

Địa chỉ: Số 1, đường Lê Hồng Phong, khu Phước Hải, thị trấn Long Thành, tỉnh Đồng Nai.

Điện thoại: 02513.844298 - Fax: 02513.844383 - Email: vphdnd-lt@dongnai.gov.vn

® Ghi rõ nguồn " UBND huyện Long Thành " khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.​ ​​

​​