Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2024)
Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954- 07/5/2024)
Nhiệt liệt chào mừng Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024) và Ngày Quốc tế Lao động 1/5
Chào mừng ngày Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương -Mùng 10 tháng 3
Huyện Long Thành quyết tâm thực hiện chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xây dựng xã hội số!
​Những ngày kỷ niệm trong tháng 10/2019

Ngày Quốc tế Người cao tuổi (01/10/1991 - 01/10/2019)

 

Năm 1990, Đại hội đồng Liên Hợp quốc thông qua nghị quyết nêu lên 18 nguyên tắc đạo đức đối với Người cao tuổi (NCT), được thể hiện tổng quát trong 05 quyền và khuyến nghị các quốc gia phấn đấu thực hiện. Đó là, quyền được sống độc lập không phụ thuộc; quyền được tham gia mọi công việc trong xã hội và cộng đồng; quyền được chăm sóc vật chất, tinh thần; quyền được phát huy phát triển cá nhân; quyền được tôn trọng nhân phẩm. Đại hội đồng cũng quyết định lấy ngày 01 tháng 10 hàng năm làm Ngày Quốc tế NCT, bắt đầu từ ngày 01/10/1991. Ở nước ta, văn bản pháp luật cao nhất dành cho Hội và NCT là Luật NCT đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khóa XII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 23/11/2009.


3810.jpg


Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2019)

 

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954), Hiệp định Geneve về đình chiến ở Đông Dương được ký kết, theo chủ trương của Đảng, các cơ quan Trung ương, các bộ, ngành rời căn cứ Việt Bắc về tiếp quản thủ đô Hà Nội. Sáng ngày 10/10/1954, đoàn xe đầu tiên do Thiếu tướng Vương Thừa Vũ, Chủ tịch và bác sĩ Trần Duy Hưng, Phó Chủ tịch Ủy ban Quân chính dẫn đầu vào trung tâm thành phố. Đến 15 giờ, hàng chục vạn nhân dân Hà Nội cùng các đơn vị quân đội nghiêm trang dự lễ chào cờ tại sân vận động Cột Cờ và nghe đọc lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng bào Thủ đô nhân ngày giải phóng. Hà nội sạch bóng quân thù, đánh một bước ngoặt có ý nghĩa to lớn, mở ra thời kỳ vẻ vang trong lịch sử ngàn năm Thăng Long - Hà Nội, mở đầu sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc hậu phương lớn cho miền Nam đấu tranh thống nhất đất nước.


3810-5.jpg

Lính Pháp qua cầu Long Biên rút ra khỏi Hà Nội


Hội nghị thành lập Trung ương Cục miền Nam (10/10/1961 - 10/10/2019)


Ngày 10/10/1961, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Cục miền Nam lần thứ nhất đã được tổ chức tại khu đồi Bằng Lăng (Chiến khu Đ). Ban Chấp hành đã bầu đồng chí Nguyễn Văn Linh làm Bí thư, đồng chí Võ Chí Công, Phan Văn Đáng làm Phó Bí thư Trung ương Cục miền Nam. Trung ương Cục miền Nam ra đời đã đáp ứng kịp thời những đòi hỏi cấp bách về chỉ đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở miền Nam. Các cơ quan tham mưu giúp việc cho Trung ương Cục : Văn phòng,  Ban Tổ chức, Ban Tuyên huấn, ban bảo vệ an ninh, Ban Quân sự Miền, Ban Kinh tài, Ban Thông tin liên lạc, Đài phát thanh Giải phóng và Thông tấn xã Giải phóng cũng được thành lập. Trung ương Cục miền Nam đã trở thành trung tâm lãnh đạo của các phong trào cách mạng miền Nam, nơi xuất phát các nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, nơi hình thành nên con đường Trường Sơn huyền thoại, nơi tiếp nhận vũ khí, lương thực từ hậu phương lớn miền Bắc chi viện cho chiến trường miền Nam.

 

Thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10/1930 - 14/10/2019)

 

Hội nghị lần thứ nhất, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp trong tháng 10/1930 tại Hương Cảng (Trung Quốc) đã thông qua bàn Luận cương chính trị. Tại Hội nghị quan trọng này, Đảng đã ra Nghị quyết về thành lập Tổng Nông hội Đông Dương (tên gọi đầu tiên của Hội Nông dân Việt Nam ngày nay) và thông qua Điều lệ Tổng Nông hội Đông Dương. Nghị quyết đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong lịch sử giai cấp nông dân Việt Nam, sự trưởng thành và lớn mạnh về mọi mặt của phong trào nông dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Các tổ chức Nông hội vẫn tiếp tục hoạt động dưới hình thức tổ chức Nông hội đó. Tại phiên họp ngày 17/01/1991, Bộ Chính trị đã đồng ý lấy ngày 14/10/1930 làm ngày kỷ niệm thành lập Hội Nông dân Việt Nam.

 

Thành lập Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam (15/10/1956 - 14/10/2019)

 

Tháng 6/1946, Tổng Đoàn Thanh niên Việt Nam ra đời, gọi tắt là Đoàn Thanh niên Việt Nam. Sau đổi tên là Liên đoàn Thanh niêt Việt Nam - Là một tổ chức rộng rãi của mọi tầng lớp thanh niên yêu nước tự nguyện đứng vào hàng ngũ của Liên đoàn. Đại hội đại biểu toàn quốc Liên Đoàn Thanh niên lần thứ II từ ngày 08 đến ngày 15/10/1956 tại Thủ đô Hà Nội đã quyết định thành lập Hội LHTN Việt Nam và coi Đại hội này là Đại hội lần thứ I. Ngày 15/10/1956 là ngày đánh dấu sự ra đời của Hội LHTN Việt Nam.

 

Ngày Dân vận của cả nước 15/10/1930

 

Ngày 14 đến ngày 31/10/1930 tại Hương Cảng (Trung Quốc), Hội nghị Trung ương lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam đã thông qua Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, Án Nghị quyết về tình hình Đông dương và nhiệm vụ cần kíp của Đảng, thông qua các Án Nghị quyết về công nhân vận động, phụ nữ vận động, nông dân vận động, Phản đế đồng minh, cộng sản thanh niên vận động, phụ nữ vận động, quân đội vận động và vấn đề cứu tế. Hội nghị đã xác định đường lối chính trị của cách mạng Việt Nam, trong đó công tác vận động và giác ngộ quần chúng đứng lên làm cách mạng giải phóng dân tộc trở thành nhiệm vụ to lớn của Đảng.

 

Xuất phát từ thực tiễn lịch sử có ý nghĩa to lớn nói trên, Bộ Chính trị, khóa VIII quyết định lấy ngày 15/10 một trong những ngày diễn ra Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ nhất và cũng là ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài báo “Dân vận” (15/10/1949) làm ngày “Truyền thống dân vận của Đảng” và là “Ngày dân vận của cả nước”. Từ đó đến nay, ngày 15/10 hàng năm đã đi vào đời sống chính trị của Đảng và nhân dân, động viên và nhắc nhở trách nhiệm đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, chiến sĩ lực lượng vũ trang và đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận của Đảng, nhà nước, các đoàn thể làm tốt hơn công tác vận động nhân dân.

 

Thành lập Hội Liên hiệp Phụ Nữ Việt Nam (20/10/2000 - 17/10/2019)

 

Ngày 03/2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập. Trong cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã ghi: “Nam nữ bình quyền”. Đảng sớm nhận rõ, phụ nữ là lực lượng quan trọng của cách mạng và đề ra nhiệm vụ: Đảng phải giải phóng phụ nữ: phụ nữ phải tham gia các đoàn thể cách mạng (công hội, nông hội) và thành lập tổ chức riêng cho phụ nữ để lôi cuốn các tầng lớp phụ nữ tham gia cách mạng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, các tổ chức phụ nữ trở thành những hạt nhân nòng cốt trong việc vận động phụ nữ tham gia tích cực và góp phần to lớn vào thắng lợi chung của cách mạng Việt Nam. Để thể hiện sâu sắc quan điểm của Đảng đối với vai trò của phụ nữ và tổ chức phụ nữ trong sự nghiệp cách mạng của đất nước, ngày 15/10/2010, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã có Thông báo số 382-TB/TW đồng ý công nhận ngày 20/10 là Ngày Phụ nữ Việt Nam.

 

Chiến thắng sân bay Biên Hòa (31/10/1964 - 31/10/2019)

 

Bộ Chỉ huy quân sự Miền (B2) chủ trương mở chiến dịch tấn công tiêu diệt địch, mở rộng vùng giải phóng ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Hướng tập trung là các tỉnh Biên Hòa, Bà Rịa, Long Khánh. Sân bay Biên Hòa là một trong những sân bay quân sự lớn nhất của Mỹ - ngụy ở miền Nam. Từ đây, nhiều loại máy bay giặc cất cánh mang bom đạn đi gây tội ác khắp nơi ở miền

Nam và miền Bắc.


3810-10.jpg 

ợng đài chiến thắng sân bay Biên Hòa

 

Bộ Chỉ huy Miền chỉ định các đồng chí Lương Văn Nho (Hai Nhã) đoàn trưởng đoàn pháo binh U80 và Nguyễn Văn Bưu (Hai Hồng Lâm) chỉ huy tổ chức trận đánh. Lúc 23 giờ 30 phút đêm 31/10/1964, đạn pháo ta bắt đầu bắn vào sân bay. Cả thị xã Biên Hòa và các vùng lân cận bị chấn động vì những tiếng nổ long trời lở đất. Chỉ trong vòng 15 phút, 130 quả đạn cối rơi gọn và chính xác xuống các mục tiêu, phá hủy 59 máy bay, trong đó có 21 máy bay B52, loại máy bay tối tân của Mỹ lúc bấy giờ mới đưa từ Philippin sang chuẩn bị gây tội ác ở miền Bắc, 11 máy bay AD 6, 01 máy bay do thám (U 2) , diệt và làm bị thương 293 tên dịch, thiêu hủy và làm nổ tung hoàn toàn 02 kho đạn lớn, 01 kho xăng, 01 đài quan sát và 18 căn trại lính. Địch không phản kích lực lượng ta rút về căn cứ an toàn. Sáng ngày 01/11/1964 đại sứ Mỹ Taylơ từ Sài Gòn tức tốc đến sân bay Biên Hòa, nhìn thấy xác máy bay cháy nằm ngổn ngang, ngáo ngán trước thảm bại, hắn than thở “Rõ ràng Việt Cộng làm một việc chưa hề có …” .

 

Nghe tin chiến thắng, với bút danh chiến Sĩ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết lời ca ngợi:

 

“Uy danh lừng lẫy khắp năm châu

Đạn cối tuôn cho Mỹ bể đầu

Thành đồng trống thắng lay Lầu Thắng

Điện Biên, Mỹ chẳng phải chờ”


HC - BTGHU tổng hợp

Các tin khác

    There are no items to show in this view.

Liên kết webiste

Thăm dò ý kiến

Đánh giá về trang thông tin điện tử UBND huyện Long Thành

 

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

TRANG THÔNG T​IN ĐIỆN TỬ HUYỆN LONG THÀNH - TỈNH ĐỒNG NAI

 

Cơ quan chủ quản: UBND huyện Long Thành

Chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Hữu Thành – Phó Chủ tịch UBND huyện.

Cơ quan Thường trực: Phòng Văn hóa và thông tin huyện.

Địa chỉ: Số 1, đường Lê Hồng Phong, khu Phước Hải, thị trấn Long Thành, tỉnh Đồng Nai.

Điện thoại: 02513.844298 - Fax: 02513.844383 - Email: vphdnd-lt@dongnai.gov.vn

® Ghi rõ nguồn " UBND huyện Long Thành " khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.​ ​​

​​