Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
Nhiệt liệt chào mừng Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024) và Ngày Quốc tế Lao động 1/5
Chào mừng ngày Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương -Mùng 10 tháng 3
Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 78 năm Ngày Thể thao Việt Nam 27/3/1946 – 27/3/2024
Huyện Long Thành quyết tâm thực hiện chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xây dựng xã hội số!
Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930-03/02/2024)
Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác dân vận trên địa bàn huyện Long Thành

Hòa trong không khí thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Bác Hồ viết bài báo “Dân vận” và kỷ niệm 89 năm ngày “Dân vận của đảng” (15/10/1930- 15/10/2019), chúng ta cùng nhìn lại chặng đường lịch sử 89 năm công tác dân vận của Đảng nói chung và những kết quả công tác dân vận của huyện Long Thành trong dòng chảy chung của công tác dân vận, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện và đề ra một số giải pháp để nâng cao chất lượng công tác dân vận của Đảng trong thời gian tới.

 

Từ khi thành lập đến nay, trải qua các thời kỳ cách mạng, Đảng ta luôn đặt công tác dân vận là một trong những nhiệm vụ hàng đầu, thể hiện mối quan hệ khăng khít giữa Đảng với nhân dân, tạo thành sức mạnh to lớn chiến thắng kẻ thù, xây dựng và bảo vệ đất nước. Trong mỗi giai đoạn lịch sử cách mạng, công tác dân vận có phương thức, nội dung khác nhau nhưng đều nhằm mục tiêu vận động tất cả các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia vào các phong trào cách mạng, thi đua yêu nước; tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc; củng cố và tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân.

 

Tại Hội nghị Trung ương lần thứ nhất họp tại Hương Cảng họp từ ngày 14/10/1930 đến ngày 31/10/1930, Đảng ta đã thông qua Luận cương chính trị, Điều lệ Đảng và Án Nghị quyết về: Công nhân vận động, Nông dân vận động, Cộng sản Thanh niên vận động; Phụ nữ vận động; Quân đội vận; Vấn đề cứu tế và Hội phản đế đồng minh, trong đó chỉ rõ: "Trong các Đảng bộ, (từ Thành ủy và Tỉnh ủy) phải tổ chức ra các Ban chuyên môn về giới vận động". Từ tháng 10-1930, hệ thống Ban chuyên môn về các giới vận động của Đảng bao gồm: công vận, nông vận, thanh vận, phụ vận, quân đội vận, Mặt trận phản đế được ra đời làm nhiệm vụ tổ chức, tập hợp lực lượng, giáo dục, vận động quần chúng nhân dân tham gia các phong trào cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.


3819.jpg

Hội nghị tổng kết công tác dân vận năm 2018. ảnh Tạp chí Dân vận


Trong giai đoạn từ 1930 -1945, xuất phát từ tình hình thực tế của nước ta lúc bấy giờ là nước thuộc địa nửa phong kiến, lại là nước nông nghiệp lạc hậu, để thực hiện mục tiêu cách mạng dân tộc dân chủ, Đảng đã tổ chức cho các đảng viên của mình đi vào các giai cấp, tầng lớp nhân dân, tuyên truyền vận động, tổ chức và tập hợp quần chúng nhân dân, huấn luyện họ đấu tranh chống áp bức, bất công, bóc lột đòi dân sinh, dân chủ ở khắp mọi nơi. Những cán bộ, đảng viên lớp đầu tiên của Đảng đã không quản gian lao, thực hiện chủ trương "vô sản hóa", tiến hành "ba cùng" với dân, tuyên truyền, giác ngộ nhân dân lao động và thành lập các tổ chức quần chúng đoàn kết xung quanh Đảng, tạo sức mạnh và động lực cho cách mạng theo tư tưởng của Bác Hồ: "Đem sức ta mà giải phóng cho ta". Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân đã nhất tề đứng lên làm Cách mạng Tháng Tám thành công, dựng lên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Từ địa vị người nô lệ, nhân dân ta đã trở thành người làm chủ nước nhà. Thắng lợi của cách mạng tháng Tám là thắng lợi của nghệ thuật vận động quần chúng; Đảng biết dựa vào dân, tin ở dân, gắn bó với dân, tuyên truyền giác ngộ nhân dân, tổ chức tập hợp và hướng dẫn quần chúng nhân dân đấu tranh giành chính quyền.

 

Trong suốt 30 năm liên tục (1945 - 1975) của hai cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc với tinh thần “không có gì quý hơn độc lập tự do”, bằng niềm tin và sức mạnh toàn dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng, công tác dân vận đã góp phần tuyên truyền, vận động, tổ chức những phong trào cách mạng rộng lớn, động viên sức người, sức của, huy động được sức mạnh của toàn dân tộc, nhân dân ta viết nên những trang sử hào hùng. Trong những năm kháng chiến và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, Đảng ta đã tổ chức, rèn luyện và hình thành một đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận luôn gắn bó máu thịt với nhân dân ở khắp mọi miền của đất nước. Nhiều cán bộ, chiến sĩ đã chịu đựng hy sinh gian khổ, kiên cường bám dân để thực hiện xuất sắc nhiệm vụ Đảng giao cho. Nhân dân tin tưởng và che chở cho cán bộ khi bị địch truy lùng, chăm sóc chạy chữa khi đau yếu, móc nối khi mất liên lạc và đùm bọc, chia ngọt sẻ bùi như con em trong gia đình. Trong những năm tháng đó, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, các phong trào "Ba sẵn sàng", "Ba đảm đang", "Năm xung phong"... đã rầm rộ phát triển, tạo nên bầu nhiệt huyết cách mạng sôi động trong nhân dân cả nước, tất cả vì sự nghiệp độc lập, tự do và thống nhất Tổ quốc. Công tác dân vận đã góp phần củng cố niềm tin tuyệt đối của nhân dân đối với Đảng, Bác Hồ với tấm lòng son sắt và thủy chung, không gì lay chuyển được.

 

Khi cả nước bước vào thời kỳ mới; công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc đứng trước những thuận lợi và khó khăn mới; Đảng ta động viên nhân dân cả nước nhanh chóng khắc phục hậu quả chiến tranh, tiến hành công cuộc đổi mới, đưa đất nước ta ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội; đẩy mạnh sự nghiệp CNH - HĐH đất nước.Thực hiện đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, công tác dân vận đã hướng vào vận động các tầng lớp nhân dân hăng hái tham gia các phong trào thi đua thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh, xây dựng hệ thống chính trị…, tiêu biểu là các phong trào thi đua "Xóa đói, giảm nghèo", "Đền ơn, đáp nghĩa", "Thanh niên tình nguyện", "Tuổi trẻ sáng tạo", "Lao động giỏi, lao động sáng tạo", "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư", v.v.. đã đóng góp quan trọng vào các thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử của đất nước trên tất cả các lĩnh vực.

 

Trong giai đoạn 2010-2019, hưởng ứng lời kêu gọi thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, phong trào thi đua “Dân vận khéo” do Ban Dân vận Trung ương phát động đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức trong hệ thống chính trị, các lực lượng làm công tác dân vận quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện. Nhiều mô hình, cách làm hay, sáng tạo đã thực sự đi vào đời sống của nhân dân đã xuất hiện nhiều tấm gương điển hình “Dân vận khéo” trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh và xây dựng hệ thống chính trị. Phong trào đã huy động được nhiều nguồn lực, góp phần quan trọng vào thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước, chủ quyền quốc gia, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững, đời sống của nhân được cải thiện, an sinh xã hội đảm bảo ngày càng tốt hơn. Khối đại đoàn kết được tăng cường, lòng tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước được củng cố. 

 

Cùng với sự thành công của công tác dân vận, trong mỗi thời kỳ cách mạng, trước mỗi bước ngoặt lịch sử, Đảng ta đã có nhiều Chỉ thị, Nghị quyết khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác dân vận, luôn nhấn mạnh việc phải đổi mới nội dung, phương pháp công tác dân vận để đạt hiệu quả cao hơn, từ Nghị quyết 8B, ngày 27/3/1990 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VI) về “Đổi mới công tác quần chúng của Đảng, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân” đến Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới” đều xác định mục tiêu: Củng cố vững chắc lòng tin của nhân dân với Đảng; tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc và mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân; tập hợp, vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát huy sức mạnh to lớn của nhân dân, tạo phong trào cách mạng rộng lớn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

 

Bên cạnh đó, năm 2010 Bộ Chính trị (khóa X) đã ra Quyết định số 290-QĐ/TW, ngày 25/02/2010 về việc ban hành "Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị", năm 2012 ban hành Quyết định số 217-QĐ/TW về việc ban hành "Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội" và Quyết định số 218-QĐ/TW về ban hành "Quy định về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền" một lần nữa khẳng định: “Dân vận và công tác dân vận là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng nước ta; là điều kiện quan trọng  bảo đảm cho sự lãnh đạo của Đảng và củng cố, tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân”; đồng thời, xác định rõ trách nhiệm lãnh đạo và thực hiện công tác dân vận của các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, của mọi cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên; cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong thực hiện công tác dân vận. Có thể nói, đây là là bước đột phá mới về phát huy dân chủ nhằm không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền, góp phần xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh. Đặc biệt, đến nay sau 70 năm, những quan điểm về thực hành công tác dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu trong bài báo "Dân vận", ngày 15/10/1949 đăng trên báo Sự thật vẫn là “kim chỉ nam”, là “sơi chỉ đỏ” cho công tác dân vận của Đảng ta.

 

Ghi nhận vai trò quan trọng của công tác dân vận trong s nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, năm 1999 nhân kỷ niệm 50 năm ngày Bác Hồ viết bài báo "Dân vận", Bộ Chính trị (khoá VIII) đã quyết định lấy ngày 15/10 hàng năm là ngày "Dân vận của cả nước". Năm 2000, Bộ Chính trị (khoá VIII) ký quyết định lấy ngày 15/10/1930 là ngày truyền thống công tác dân vận của Đảng. Nhân dịp này, Ban Dân vận Trung ương đã quyết định tặng Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp Dân vận" cho các đồng chí có nhiều công lao đóng góp cho sự nghiệp dân vận của Đảng. Đến nay đã có hàng vạn đồng chí được tặng danh hiệu vinh dự này. Đặc biệt, trong dịp kỷ niệm 72 năm ngày truyền thống công tác dân vận (15/10/1930 - 15/10/2002) Ban Dân vận Trung ương đã vinh dự được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao Vàng - Huân chương cao quý nhất của Nhà nước ta.

 

Đối với huyện Long Thành, trong những năm qua, thực hiện chủ trương của Đảng về công tác dân vận, được sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, Mặt trận tổ quốc các đoàn thể tỉnh Đồng Nai và sự nỗ lực của cả hệ thống dân vận từ huyện đến cơ sở, nhìn chung công tác dân vận trên địa bàn huyện tiếp tục đổi mới và đi vào chiều sâu. Hoạt động của MTTQ và các đoàn thể có nhiều đổi mới thiết thực và hiệu quả, hướng mạnh về cơ sở, tập trung ở địa bàn khu, ấp; phương thức tập hợp ngày càng đa dạng, sát hơn với từng đối tượng quần chúng, đến nay tỷ lệ tập hợp quần chúng trong đổ tuổi vào tổ chức đạt 80.06%, trong đó đoàn viên, hội viên nòng cốt đạt 41.08%, tỷ lệ sinh hoạt thường xuyên đạt 83.74%, qua đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đoàn hội năm 2018, có 90.9 % tổ chức đạt vững mạnh, 7.25 xếp loại khá, 1.87% xếp loại trung bình, không có loại yếu. Các phòng trào thi đua do MTTQ các đoàn thể phát động như  phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, Chương trình “Chung sức xây dựng nông thôn mới”, phong trào thi đua “Dân vận khéo” gắn với  đẩy mạnh việc Học tập và làm theo tấm gương, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đã thu hút đông đảo đoàn viên, hội viên và quần chúng tham gia, qua đó đã tạo sự đồng thuận cao trong các tầng lớp nhân dân, tích cực tham gia phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng và các hoạt động xã hội từ thiện, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trên các lĩnh vực đời sống xã hội, nhất là chương trình xây dựng nông thôn mới. Kết quả đến năm 2015 huyện Long Thành đã có 13/15 xã đã chuẩn nông thôn mới (trừ Thị trấn Long Thành và xã Suối Trầu), huyện Long Thành đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Năm 2019, đã có xã An Phước được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và theo Nghị quyết của Huyện ủy, đến cuối năm 2019 sẽ đề nghị UBND tỉnh tiếp tục cộng nhận xã Long An và xã Long Phước đạt chuần nông thôn mới nâng cao.   

 

Công tác dân vận chính quyền có những chuyển biến tích cực, cấp ủy, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể từ huyện đến cơ sở đã xác định rõ trách nhiệm của mình trong công tác dân vận. Việc xây dựng và thực hiện Quy chế phối hợp giữa Mặt trận, các đoàn thể với chính quyền, gắn với thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở, đã tạo cơ chế để Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể cùng phối hợp, tham gia giám sát, phản biện việc thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế-xã hội; phản ánh kịp thời những tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Qua đó, người dân ngày càng nhận thức rõ hơn về quyền, nghĩa vụ công dân và đóng góp tích cực vào các chương trình phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Trong 5 năm qua huyện đã tổ chức 12 buổi tiếp xúc, đối thoại trực tiếp giữa Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch UBND huyện với nhân dân về các chủ đề như: thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải trên địa bàn huyện; Đảng với thanh niên – thanh niên với Đảng; công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, thu hồi đất, tái định cư dự án khu dân cư Tam An 1; về tình hình thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải tại xã Bàu Cạn; đối thoại cán bộ giáo viên về việc thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở trong các trường Tiểu học trên địa bàn huyện; về thanh niên Long Thành với phong trào khởi nghiệp, kết quả đã thu hút trên 1.300 lượt người tham gia, với trên 120 lượt ý kiến.

 

Công tác quy hoạch, đào tạo và kiện toàn về tổ chức - cán bộ Mặt trận, đoàn thể các cấp được quan tâm thực hiện, đến nay cán bộ chủ chốt Mặt trận và các đoàn thể từ huyện đến xã, thị trấn đều đạt chuẩn về trình độ chính trị và chuyên môn theo quy định; Thông qua các phong trào thi đua yêu nước, các đoàn thể đã giới thiệu cho Đảng xem xét kết nạp 1.183 đoàn viên, hội viên ưu tú vào đảng.

 

Ngoài ra, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể đã phối hợp tốt với các cấp chính quyền trong việc tuyên truyền, vận động thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác tôn giáo, dân tộc, chăm lo phát triển đời sống kinh tế, văn hóa, tinh thần cho đồng bào các tôn giáo, dân tộc thiểu số, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

 

 Từ những kết quả đạt được trong thời gian qua, có thể rút ra một số kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện công tác dân vận trên địa bàn huyện, đó là:

 

+ Các cấp ủy Đảng tăng cường và đổi mới vai trò lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng các quy định, kế hoạch cụ thể hóa kịp thời các nội dung thực hiện công tác dân vận trong tình hình mới; tập trung hướng về cơ sở, chỉ đạo nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị-xã hội, công tác dân vận chính quyền, phong trào thi đua “Dân vận khéo” đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của công tác dân vận trên địa bàn huyện.

 

+ Xác định công tác dân vận chính quyền là nhiệm vụ trọng tâm, đột phá; đặc biệt các cấp chính quyền tăng cường đối thoại với nhân dân, quan tâm giải quyết kịp thời, có hiệu quả những vấn đề bức xúc của nhân dân; triển khai thực hiện tốt các chính sách liên quan đến dân tộc, tôn giáo.

 

+ Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể chính trị-xã hội từ huyện đến cơ sở chủ động trong công tác nắm tình hình đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân; tập trung giải quyết những vấn đề liên quan đến lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên và quần chúng nhân dân. Nâng cao chất lượng đoàn viên, hội viên, chất lượng cơ sở đoàn, hội; xây dựng và phát huy vai trò của lực lượng nòng cốt trên địa bàn.

 

+ Tổ chức tốt các phong trào thi đua yêu nước gắn với phong trào thi đua Dân vận khéo” trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, thu hút đông đảo đoàn viên, hội viên và nhân dân tham gia. Kịp thời biểu dương, khen thưởng cá nhân, tập thể làm tốt công tác dân vận và nhân rộng các mô hình, điển hình có hiệu quả.

 

+ Thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa chính quyền, với hệ thống dân vận, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể phát huy sức mạnh tổng hợp giữa chức năng quản lý nhà nước với chức năng vận động, thuyết phục để động viên các nguồn lực cho sự phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng an ninh, tạo điều kiện để nhân dân giám sát hoạt động của chính quyền và cán bộ, đảng viên, công chức nhà nước.

 

Trong giai đoạn sắp tới, nước ta bước vào giai đoạn hội nhập và thực hiện các cam kết quốc tế, gia nhập cộng đồng kinh tế Asean sâu rộng và toàn diện, mở ra nhiều cơ hội thu hút mạnh mẽ đầu tư phát triển đối với các vùng, miền. Trên địa bàn huyện Long Thành, nhiều công trình trọng điểm được triển khai như: đường cao tốc Bến Lức - Long Thành, đường cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu, Cảng hàng không Quốc tế Long Thành, dự án khu đô thị và khu công nghệ cao Amata.... điều đó sẽ tạo động lực mới để phát triển kinh tế-xã hội, thu hút đầu tư, hình thành các khu đô thị mới, tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất-tinh thần cho nhân dân, tuy nhiên điều đó cũng đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết đồng bộ liên quan đến bồi thường, tái định cư, thu hồi đất để thực hiện các dự án, nhất là các dự án trọng điểm; giải quyết nhu cầu nhà ở cho công nhân và nhân dân lao động; đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp, giải quyết việc làm cho người bị thu hồi đất...Bên cạnh đó, các loại tội phạm, tệ nạn xã hội hoạt động ngày càng tinh vi và diễn biến phức tạp, tình hình dịch bệnh, tình trạng ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu…tiếp tục là những yếu tố tác động bất lợi đến đời sống của quần chúng nhân dân....

 

Trong bối cảnh đó, yêu cầu hệ thống dân vận từ huyện đến cơ sở của phải tiếp tục phát huy những thành tích đạt được, có biện pháp khắc phục ngay những mặt hạn chế, khuyết điểm trong thời gian qua và tập trung triển khai một số nội dung sau:

 

+ Các cấp ủy đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể từ huyện đến cơ sở tăng cường công tác tuyên truyền, tạo sự đồng thuận cao trong các tầng lớp nhân dân trong việc tổ chức thực hiện chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Phát huy hơn nữa vai trò giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị-xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, phát huy mọi nguồn lực, tiềm năng và sức sáng tạo của quần chúng, vận động các tầng lớp nhân dân hăng hái lao động sản xuất, thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng của huyện. Thường xuyên quan tâm củng cố, kiện toàn tổ chức Mặt trận và các đoàn thể từ huyện đến cơ sở.

 

+ Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động gắn với triển khai thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác dân vận của các cơ quan nhà nước các cấp. Đẩy mạnh việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở gắn với cải cách hành chính; tăng cường giáo dục đạo đức công vụ, nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức phục vụ nhân dân cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; duy trì, thực hiện tốt việc tiếp dân, tăng cường đối thoại với nhân dân. Mở rộng các hình thức để nhân dân tham gia đóng góp dự thảo các quy định, chương trình của UBND huyện, nhất là những vấn đề có liên quan trực tiếp đến người dân.

 

+ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể tiếp tục đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức hoạt động gắn với hoàn thiện tổ chức bộ máy của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị-xã hội. Duy trì nề nếp sinh hoạt của từng tổ chức theo điều lệ quy định, đảm bảo nội dung sinh hoạt thiết thực, phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của đoàn viên, hội viên; tổ chức sinh hoạt, hoạt động của chi đoàn, chi hội phù hợp với từng khu vực, có trọng tâm, trọng điểm. Làm tốt công tác phối hợp để huy động các nguồn lực xã hội nhằm chăm lo tốt cho các gia đình chính sách, người nghèo và thực hiện công tác an sinh xã hội.

 

+ Các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể đẩy mạnh và nâng cao chất lượng các phong trào thi đua yêu nước gắn với việc "học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh", cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”, “Chung tay xây dựng Nông thôn mới nâng cao” bằng nhiều nội dung, hình thức phong phú phù hợp với từng đối tượng. Đặc biệt là đưa phong trào “Dân vận khéo” ngày càng đi vào chiều sâu, có sức lan tỏa trong đời sống xã hội, tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân, góp phần cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí, phát huy dân chủ, xây dựng mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, chính quyền với nhân dân.

 

+ Triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác tôn giáo, dân tộc; kiên quyết đấu tranh chống các quan điểm sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch, các hoạt động lợi dụng tôn giáo nhằm phá hoại, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân. Tăng cường công tác vận động chức sắc, chức việc, tu sĩ và đồng bào có đạo, đồng bào dân tộc thiểu số chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước ở địa phương. 

Doãn Thành - BTG 

Các tin khác

    There are no items to show in this view.

Liên kết webiste

Thăm dò ý kiến

Đánh giá về trang thông tin điện tử UBND huyện Long Thành



 

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

TRANG THÔNG T​IN ĐIỆN TỬ HUYỆN LONG THÀNH - TỈNH ĐỒNG NAI

 

Cơ quan chủ quản: UBND huyện Long Thành

Chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Hữu Thành – Phó Chủ tịch UBND huyện.

Cơ quan Thường trực: Phòng Văn hóa và thông tin huyện.

Địa chỉ: Số 1, đường Lê Hồng Phong, khu Phước Hải, thị trấn Long Thành, tỉnh Đồng Nai.

Điện thoại: 02513.844298 - Fax: 02513.844383 - Email: vphdnd-lt@dongnai.gov.vn

® Ghi rõ nguồn " UBND huyện Long Thành " khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.​ ​​

​​