Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/3/1931 – 26/3/2024
Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 78 năm Ngày Thể thao Việt Nam 27/3/1946 – 27/3/2024
Huyện Long Thành quyết tâm thực hiện chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xây dựng xã hội số!
Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930-03/02/2024)
Đảng bộ và Nhân dân huyện Long Thành ra sức thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024
​Những mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp trong Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI)

Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói “ vấn đề dân vận nói đã nhiều,  bàn đã kỹ nhưng vì nhiều địa phương, nhiều cán bộ chưa thấu hiểu, làm chưa đúng, cho nên cần phải nhắc lại”. Trải qua 70 mươi năm, lời dạy của bác vẫn còn nguyên giá trị cả về mặt lý luận và thực tiễn, vẫn  là “kim chỉ nam”, là “sơi chỉ đỏ” cho công tác dân vận của Đảng ta. Nhân kỷ niệm 70 năm ngày bác Hồ viết bài báo “Dân vận”, kỷ niệm 89 năm “ngày truyền thống công tác dân vận của Đảng” 15/10/1930 - 15/10/2019 và 20 năm “ngày dân vận cả nước”15/10/1999 – 15/10/2019, xin được “nhắc lại” những mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp  mà Đảng ta đã nêu trong Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới” để mỗi tổ chức, mỗi cá nhân hiểu, nhận thức và xác định được vị trí, vai trò và trách nhiệm của mình trong thực hiện công tác dân vận trong thời gian tới. 

 

Về mục tiêu: Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng xác định 4 mục tiêu cần thực hiện trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác dân vận của cả hệ thống chính trị từ trung ướng đến địa phương, đó là: Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới nhằm củng cố vững chắc lòng tin của nhân dân đối với Đảng; Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc và mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân; Tập hợp, vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; Phát huy sức mạnh to lớn của nhân dân, tạo phong trào cách mạng rộng lớn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

 

Về quan điểm: Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới, cần quán triệt 5 quan điểm quan điểm sau: Thứ nhất, Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; nhân dân là chủ, nhân dân làm chủ. Thứ hai, Động lực thúc đẩy phong trào nhân dân là phát huy quyền làm chủ, đáp ứng lợi ích thiết thực của nhân dân; kết hợp hài hoà các lợi ích; quyền lợi phải đi đôi với nghĩa vụ công dân; chú trọng lợi ích trực tiếp của người dân; huy động sức dân phải đi đôi với bồi dưỡng sức dân; những gì có lợi cho dân thì hết sức làm, những gì có hại cho dân thì hết sức tránh. Thứ ba, Phương thức lãnh đạo công tác dân vận của Đảng phải gắn liền với công tác xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh. Mọi quan điểm, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước phải phù hợp với lợi ích của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức phải gương mẫu để nhân dân tin tưởng, noi theo. Thứ tư, Công tác dân vận là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên các đoàn thể nhân dân, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang. Trong đó, Đảng lãnh đạo, chính quyền tổ chức thực hiện, Mặt trận, đoàn thể làm tham mưu và nòng cốt. Thứ năm, Nhà nước tiếp tục thể chế hoá cơ chế "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ" thành quy chế, quy định để các tổ chức trong hệ thống chính trị; cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang thực hiện công tác dân vận; các hình thức tập hợp nhân dân phải phong phú, đa dạng, khoa học, hiệu quả.

 

Về nhiệm vụ, giải pháp thực hiện: đề lãnh đạo, chỉ đạo đạt được nhưng mục tiêu, quan điểm trên, nghị quyết xác định 7 nhiệm vụ, giải pháp cần tập trung thực hiện, đó là: Một là:Tăng cường xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức, cán bộ; tập trung giải quyết kịp thời, có hiệu quả những bức xúc chính đáng của nhân dân; làm cho nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tăng cường mối quan hệ máu thịt của nhân dân với Đảng và Nhà nước. Hai là: Nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ Đảng, Nhà nước, Mặt trận, đoàn thể chính trị - xã hội và các tầng lớp nhân dân về vai trò, vị trí công tác dân vận trong tình hình mới; Ba là: Tăng cường và đổi mới công tác dân vận của các cơ quan nhà nước; Bốn là: đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc tế, giữ vững độc lập chủ quyền, an ninh chính trị; Năm là: đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, các hội quần chúng để tập hợp nhân dân, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; Sáu là: Quan tâm xây dựng, củng cố tổ chức, bộ máy, đội ngũ cán bộ Ban Dân vận, Mặt trận, đoàn thể nhân dân các cấp vững mạnh; Bảy là tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra và giám sát việc thực hiện công tác dân vận.

 

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI), ngày 07/01/2019, Ban Bí thư Trung ương đảng đã ban hành Kết luận 43-KL/TW của về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 03/6/2013 của BCH Trung ương Đảng về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”, Kết luận nêu rõ: Năm năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, công tác dân vận gắn với công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức đã được tăng cường, tiếp tục đổi mới và đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ; Công tác dân vận của các cơ quan nhà nước đạt được kết quả tích cực; ý thức trách nhiệm, tinh thần gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là của người đứng đầu được nâng lên. Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, hướng về cơ sở, tăng cường hoạt động giám sát, phản biện, góp ý xây dựng Đảng, chính quyền. Các phong trào thi đua yêu nước được đẩy mạnh gắn với việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và phong trào thi đua “Dân vận khéo”, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại; nâng cao đời sống, giải quyết có hiệu quả nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của nhân dân. Những kết quả quan trọng nêu trên đã tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

 

Tuy nhiên, công tác dân vận còn một số hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, như việc nắm tình hình nhân dân; phát huy vai trò gương mẫu của cán bộ, đảng viên; thể chế hoá đường lối, chủ trương của Đảng và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước; vận động, tuyên truyền, giải quyết khiếu kiện phức tạp, đông người kéo dài… Những hạn chế nêu trên có nguyên nhân khách quan, nhưng nguyên nhân chủ quan là chủ yếu: Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của một số tổ chức đảng, nhất là ở cơ sở còn hạn chế. Một số nơi vai trò tiền phong, nòng cốt của cán bộ, đảng viên còn mờ nhạt; chấp hành chính sách, pháp luật chưa nghiêm. Một số chủ trương, chính sách, chương trình phát triển kinh tế - xã hội còn chậm và chưa hiệu quả, cá biệt có chủ trương, chính sách chưa được sự đồng thuận cao của nhân dân; một số chương trình, dự án có sự thất thoát, lãng phí lớn, chậm được giải quyết; chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận, đoàn thể chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới.

 

Xác định, trong thời gian tới, đứng trước bối cảnh đất nước ta đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra; trình độ dân trí ngày càng cao; vai trò làm chủ của nhân dân ngày càng được mở rộng; các phương tiện thông tin trực tiếp tác động ngày càng đa dạng, đa chiều; các thế lực thù địch, phần tử xấu chống phá ngày càng tinh vi, quyết liệt... Đảng ta xác định nhưng mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ và giải pháp được nêu trong Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) vẫn còn nguyên giá trị, và cần phải tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW trong thời gian tới, trong đó nhận mạnh cần phải tiếp tục tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, hành động về công tác dân vận của các cấp uỷ đảng, hệ thống chính trị; phát huy vai trò của nhân dân tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh. Đẩy mạnh tuyên truyền về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác dân vận; đổi mới cách thức tuyên truyền, sử dụng có hiệu quả các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội. Đổi mới công tác dân vận theo hướng thiết thực, với cách làm sáng tạo, hướng đến mục tiêu đồng thuận, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, phát huy sức mạnh to lớn của khối đại đoàn kết toàn dân trong phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh, quốc phòng.


3826.jpg 

Đồng chí Trương Thị Mai - Ủy viên BCT, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương thăm hỏi công nhân tại Đồng Nai năm 2019 (Ảnh Báo Đồng Nai)

 

Đối với huyện Long Thành, thực hiện Nghị quyết 25, Kế hoạch 164-KH/TU, ngày 09/01/2014 của Tỉnh ủy Đồng Nai, Ban chấp hành Đảng bộ huyện đã ban hành Kế hoạch số 148-KH/HU, ngày 31/3/2014 để tổ chức lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện trong toàn đảng bộ huyện. Sau năm 5 triển khai thực hiện, căn cứ Kết luận 43-KL/TW của Ban bí thư Trương ương Đảng, Chỉ thị 43-CT/TU, ngày 19/3/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Huyện ủy củng đã ban hành Chỉ thị số 27-CT/HU, ngày 31/5/2019 để tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện trong toàn Đảng bộ huyện, trong đó xác định một số, nhiệm vụ giải pháp cụ thể sau: đẩy mạnh, tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền về các chủ trương, quan điểm của đảng về công tác dân vận nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, hành động của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, MTTQ các đoàn thể, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân; quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng tổ chức, bộ máy, đội ngũ cán bộ dân vận, mặt trận, các đoàn thể đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; thực hiện đầy đủ các chính sách nhằm động viên đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận; tiếp tục thực hiện tốt công tác dân vận chính quyềntheo Kết luận 114-KL/TW, ngày 14/7/2015 của Ban bí thư Trung ương Đảng; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của cấp ủy đối với MTTQ các đoàn thể; đổi mới nội dụng, phương thực hoạt động của MTTQ các đoàn thể, theo hướng đẩy mạnh về cơ sở, nhất là các phong trào thi đua yêu nước do MTTQ, các đoàn thể phát động.

 

Kỷ niệm 70 năm ngày bác Hồ viết bài báo “Dân vận”, kỷ niệm 89 năm “ngày truyền thống công tác dân vận của Đảng” 15/10/1930 - 15/10/2019 và 20 năm “ngày dân vận cả nước” 15/10/1999 – 15/10/2019, đọc lại những điều bác Hồ đã nói một cách toàn diện về công tác dân vận trong bài báo “Dân vận”, tìm hiểu về nhưng mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ giải pháp của Đảng ta đối với công tác dân vận trong tình hình hiện nay, chúng ta càng thấy được vị trí, vai trò to lớn của dân vận và công tác dân vận, đúng là “lực lượng của dân rất to, việc dân vận rất quan trọng, dân vận kém thì việc gì cũng kém, dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”.


Doãn Thành - BTG 

Các tin khác

    There are no items to show in this view.

Liên kết webiste

Thăm dò ý kiến

Đánh giá về trang thông tin điện tử UBND huyện Long Thành



 

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

TRANG THÔNG T​IN ĐIỆN TỬ HUYỆN LONG THÀNH - TỈNH ĐỒNG NAI

 

Cơ quan chủ quản: UBND huyện Long Thành

Chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Hữu Thành – Phó Chủ tịch UBND huyện.

Cơ quan Thường trực: Phòng Văn hóa và thông tin huyện.

Địa chỉ: Số 1, đường Lê Hồng Phong, khu Phước Hải, thị trấn Long Thành, tỉnh Đồng Nai.

Điện thoại: 02513.844298 - Fax: 02513.844383 - Email: vphdnd-lt@dongnai.gov.vn

® Ghi rõ nguồn " UBND huyện Long Thành " khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.​ ​​

​​