Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
Nhiệt liệt chào mừng Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024) và Ngày Quốc tế Lao động 1/5
Chào mừng ngày Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương -Mùng 10 tháng 3
Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 78 năm Ngày Thể thao Việt Nam 27/3/1946 – 27/3/2024
Huyện Long Thành quyết tâm thực hiện chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xây dựng xã hội số!
Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930-03/02/2024)
Chính giới, học giả nhiều nước bày tỏ quan ngại về các hành vi vi phạm của Trung Quốc

Hiện nay dư luận thế giới và khu vực quan tâm nhất không phải việc Trung Quốc quân sự hóa các đảo nhân tạo, mà là khả năng tiến hành các hành động dân sự trái phép trên vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia khác với sự bảo vệ của tàu chấp pháp, ngư binh và tàu chiến. Sau thời gian dừng, từ ngày 13/8/2019, nhóm tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 của Trung Quốc lại tiếp tục các hoạt động tái xâm phạm vùng biển Việt Nam.

Phải khẳng định rằng, khu vực hoạt động của nhóm tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam được xác định theo đúng Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982, nơi Việt Nam có quyền chủ quyền và quyền tài phán, không có chồng lấn và tranh chấp với Trung Quốc. Các họat động của Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, thể hiện việc không tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982 của Trung Quốc.

 

Ngay khi nhóm tàu Hải Dương 8 quay trở lại hoạt động trái phép trong vùng biển Việt Nam, các cơ quan chức năng của ta đã tiến hành giao thiệp, phản đối nhiều lần qua đường ngoại giao ở nhiều cấp độ khác nhau, cả trên kênh Đảng, kênh Nhà nước, kênh đối ngoại nhân dân và từng bước nâng cấp đấu tranh chính trị - ngoại giao theo diễn biến của vụ việc.

 

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao ta đã phát biểu phản đối hoạt động vi phạm của nhóm tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc; yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay vi phạm, rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, tôn trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán, các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Việt Nam theo UNCLOS 1982 và luật pháp quốc tế; không có những hành vi làm gia tăng căng thẳng, gây phức tạp tình hình, đe dọa hòa bình, ổn định và an ninh ở Biển Đông cũng như ở khu vực; khẳng định Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn thúc đẩy quan hệ hữu nghị với Trung Quốc vì lợi ích của hai nước, nhân dân hai nước và hòa bình, ổn định, an ninh khu vực và quốc tế, đồng thời kiên quyết, kiên trì bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; các lực lượng chức năng trên biển của Việt Nam tiếp tục thực thi và bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam phù hợp với luật pháp quốc tế và pháp luật Việt Nam; và đề nghị các quốc gia liên quan và cộng đồng quốc tế đóng góp tích cực, thiết thực vào việc duy trì trật tự, hòa bình, an ninh trong khu vực, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không, tôn trọng nguyên tắc thượng tôn pháp luật ở Biển Đông, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982.

 

Các cơ chức năng và cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài đã tích cực thông tin, vận động các chính đảng các nước, các diễn đàn, tổ chức nhân dân quốc tế lên tiếng ủng hộ Việt Nam; tiếp tục gặp gỡ cơ quan chức năng sở tại để tìm hiểu quan điểm và trao đổi thông tin liên quan đến việc nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc trở lại vùng biển Việt Nam; vận động chính giới các nước lên tiếng ủng hộ đấu tranh của Việt Nam trong vụ việc; tổ chức tọa đàm, họp hẹp với học giả, báo chí sở tại để cung cấp thông tin phục vụ việc viết  bài, đưa tin ủng hộ Việt Nam trong vấn đề Biển Đông; gặp gỡ, trao đổi riêng với một số kiều bào cốt cán trong cộng đồng để cung cấp thông tin về chủ trương, biện pháp đấu tranh của ta, đồng thời định hướng để cộng đồng ta thể hiện thái độ bất bình phù hợp luật pháp sở tại trước việc Trung Quốc tái diễn vi phạm vùng biển nước ta.

 

Các lực lượng chức năng của ta đã chủ động duy trì lực lượng, triển khai các phương án phù hợp bảo đảm thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của ta trên biển, ứng phó thích hợp với diễn biến tình hình, tiếp tục bảo vệ an toàn các hoạt động dầu khí của ta trong vùng biển Việt Nam.

 

Chính giới, học giả nhiều nước đã lên tiếng bày tỏ quan ngại về các hành vi vi phạm luật pháp quốc tế, gây căng thẳng tình hình Biển Đông của Trung Quốc; nhấn mạnh sự cần thiết tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982.

 

- Mỹ: Tiếp tục chỉ đích danh vụ việc, lên án các hành vi vi phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc khi xâm phạm vùng biển Việt Nam. Trong bối cảnh cạnh tranh Mỹ - Trung diễn ra căng thẳng từ chính trị, an ninh đến kinh tế, Mỹ không ngần ngại nêu đích danh Trung Quốc “coi thường quyền của các quốc gia trong việc thực hiện các hoạt động kinh tế theo quy định của UNCLOS 1982”, khẳng định “cam kết tăng cường an ninh năng lượng cho các đối tác và đồng minh của Mỹ ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và đảm bảo hoạt động sản xuất dầu khí của khu vực không bị gián đoạn cho thị trường toàn cầu”.

 

- Australia: Trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Australia Scott Morrison, Tuyên bố chung Việt Nam - Australia (23/8) đã bày tỏ “quan ngại sâu sắc về những diễn biến trên Biển Đông, bao gồm việc cải tạo đảo và quân sự hóa các thực thể đang tranh chấp”, “quan ngại về những hoạt động gây cản trở các dự án khai thác dầu khí lâu nay ở Biển Đông”; nhấn mạnh việc tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982”.

 

- EU: Ngày 28/8, Liên minh châu Âu (EU) đã đăng thông cáo, nhấn mạnh “những hành động đơn phương trong các tuần vừa qua trên Biển Đông đã dẫn đến gia tăng căng thẳng và gây tổn hại môi trường an ninh hàng hải, là mối đe dọa nghiêm trọng đối với sự phát triển hòa bình kinh tế của khu vực”; các bên trong khu vực cần kiềm chế, có những bước đi cụ thể hướng tới khôi phục nguyên trạng, kiềm chế quân sự hóa khu vực và giải quyết các tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982. Trong thông cáo, EU cũng khẳng định sẽ tiếp tục hỗ trợ đầy đủ các tiến trình do Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) dẫn dắt trong khu vực, nhằm thúc đẩy hơn nữa trật tự khu vực và quốc tế dựa trên các quy tắc, nhằm củng cố hợp tác đa phương, cũng như hợp tác chặt chẽ hơn nữa với các bên thứ ba; đồng thời khẳng định cam kết với trật tự pháp lý ở các vùng biển và đại dương dựa trên luật pháp quốc tế, an ninh và hợp tác hàng hải cũng như tự do hàng hải và hàng không vì lợi ích của tất cả các quốc gia.

 

- Nga: Dư luận Nga, đặc biệt là giới chuyên gia cũng hết sức quan tâm, vì tại khu vực này có các dự án khai thác dầu khí của Nga liên doanh với Việt Nam. Chuyên gia hàng đầu của Trung tâm chiến lược Nga tại châu Á, Viện kinh tế, Viện hàn lâm khoa học Nga Marina Trigubenko cho biết, “tôi vô cùng quan ngại trước những diễn biến căng thẳng tại Biển Đông. Hành động của phía Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, đi ngược lại UNCLOS 1982 và DOC. Những hành động leo thang của Trung Quốc đe dọa nghiêm trọng đến việc gìn giữ hòa bình, an ninh và tự do hàng hải tại khu vực, gây cản trở các hoạt động khai thác dầu khí đã có từ lâu của Việt Nam, trong đó có một số dự án liên doanh của Nga với Việt Nam”. Bà cũng đề nghị chính phủ Nga phải bày tỏ quan điểm chính thức: “Hoạt động của các xí nghiệp liên doanh Nga - Việt khai thác dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam là hoàn toàn hợp pháp, có lịch sử phát triển thành công lâu dài và đóng vai trò lớn đối với Việt Nam và Nga” và yêu cầu các tàu hải cảnh và tàu đánh cá của Trung Quốc phải chấm dứt các hoạt động đe dọa Việt Nam, ngừng cản trở hoạt động bình thường của các công ty dầu khí Nga ở Biển Đông, đặc biệt là ở khu vực bãi Tư Chính”.

 

- Nhiều học giả quốc tế cũng tiếp tục lên án hành động của Trung Quốc ở Biển Đông; cho rằng, việc nhóm tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc quay trở lại hoạt động là hành động xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam cũng như vi phạm luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOS 1982 mà nước này là thành viên; đánh giá cách hành xử của Việt Nam nhằm kiên quyết bảo vệ chủ quyền là chiến lược đúng đắn.

 

- Báo chí quốc tế: Báo chí nhiều nước đồng loại đưa tin Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đưa phát biểu của Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao về việc nhóm tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc quay trở lại xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam; đăng nhận định của nhà báo, chuyên gia, cho rằng “các động thái quân sự hóa trên Biển Đông của Trung Quốc đã đạt đến đỉnh điểm”; hành động của Trung Quốc có thể tạo ra tình hình “nguy hiểm” ở khu vực; kêu gọi các nước lên tiếng về tình hình hiện nay ở Biển Đông, cho rằng nếu không lên tiếng, Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục chiến thuật “lẽ phải thuộc về kẻ mạnh”; đồng thời kêu gọi đoàn kết trong nỗ lực chung chống lại sự bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông.

 

- Báo chí trong nước: Các báo điện tử baotintuc.vn (Thông tấn xã Việt Nam), vov.vn, cand.com.vn, vtc.vn, thanhnien.vn, baotintuc.vn, tienphong.vn, nld.com.vn, plo.vn, news.zing.vn, kienthuc.net.vn,... đưa lại Thông cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 22/8 nhấn mạnh Mỹ đặc biệt quan ngại Trung Quốc tiếp tục can thiệp vào các hoạt động dầu khí từ trước đến nay của Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ); cho rằng việc Trung Quốc tại triển khai tàu thăm dò của chính phủ, được hộ tống với tàu có vũ trang, ở ngoài khơi Việt Nam vào ngày 13/8 là “một động thái leo thang”; Washington lo ngại động thái này là “nỗ lực nhằm hăm dọa các bên còn lại không phát triển tài nguyên trên Biển Đông”.

 

Cho đến nay, không có nước nào, tổ chức quốc tế nào tuyên bố ủng hộ Trung Quốc.

 

Để lòng yêu nước được phát huy giá trị, không bị các thế lực thù địch, chống đối lợi dụng, mỗi người dân, phải thật sự tỉnh táo, bản lĩnh, không mắc bẫy những thông tin sai trái, có những hành vi vi phạm pháp luật có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường, không để kẻ xấu lôi kéo, kích động, nhất là trên mạng xã hội, gây ảnh hưởng đến trật tự, an ninh quốc gia. 

Phan Nhân - BTGHU

Các tin khác

    There are no items to show in this view.

Liên kết webiste

Thăm dò ý kiến

Đánh giá về trang thông tin điện tử UBND huyện Long Thành



 

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

TRANG THÔNG T​IN ĐIỆN TỬ HUYỆN LONG THÀNH - TỈNH ĐỒNG NAI

 

Cơ quan chủ quản: UBND huyện Long Thành

Chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Hữu Thành – Phó Chủ tịch UBND huyện.

Cơ quan Thường trực: Phòng Văn hóa và thông tin huyện.

Địa chỉ: Số 1, đường Lê Hồng Phong, khu Phước Hải, thị trấn Long Thành, tỉnh Đồng Nai.

Điện thoại: 02513.844298 - Fax: 02513.844383 - Email: vphdnd-lt@dongnai.gov.vn

® Ghi rõ nguồn " UBND huyện Long Thành " khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.​ ​​

​​