Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2024)
Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954- 07/5/2024)
Nhiệt liệt chào mừng Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024) và Ngày Quốc tế Lao động 1/5
Chào mừng ngày Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương -Mùng 10 tháng 3
Huyện Long Thành quyết tâm thực hiện chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xây dựng xã hội số!
Kỷ niệm 55 năm ngày mất của liệt sỹ Nguyễn Văn Trỗi 15/10/1964 - 15/10/2019

" Có những phút làm nên lịch sử,

Có cái chết hóa thành bất tử.

Có những lời hơn mọi bài ca,

Có con người như chân lí sinh ra..".

 

Nhà thơ Tố Hữu đã khép chín phút cuối cùng của Anh hùng liệt sỹ Nguyễn Văn Trỗi trước pháp trường thành vòng hoa nguyệt quế bất tử - lời thơ mang tính dự báo. Đúng vậy, hôm nay hơn nửa thế kỷ anh Nguyễn Văn Trỗi đi xa, nhưng những gì anh để lại, hình ảnh, lời hô vang vọng, những câu nói ... là di sản vô giá, làm hành trang, sức mạnh cho mọi người Việt Nam, thế hệ trẻ Việt Nam ngày hôm qua, hôm nay và mãi về sau.

 

Vào 09h45 phút ngày 15/10/1964, anh Nguyễn Văn Trỗi bị bọn đế quốc và tay sai đem ra xử bắn tại pháp trường nhà lao Khám Chí Hoà (Sài Gòn). Với chín phút ngắn ngủi tại pháp trường Anh đã làm nên bản hùng ca bất diệt về chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Người thanh niên thợ điện trở thành biểu tượng của các thế hệ thanh niên Việt Nam trong thời kỳ đấu tranh giành độc lập, tự do cho tổ quốc thân yêu và gắn kết cả những phong trào chống Mỹ trên toàn thế giới, nhất là khu vực Mỹ la tinh những thập niên 60, 70 thế kỷ XX.

 

Nguyễn Văn Trỗi sinh ngày 1/2/1940, là người con thứ ba (do đó anh còn có tên là Tư Trỗi) trong một gia đình nghèo tại làng Thanh Quýt, xã Điện Thắng, huyện Điện Bàn, Quảng Nam.Sau Hiệp ước Genève, gia đình anh vào Sài Gòn sinh sống. Lớn lên, anh làm thợ điện ở nhà máy điện Chợ Quán và tham gia tổ chức Biệt động thành, Đại đội quyết tử cánh Tây Nam Sài Gòn. Năm 1964, anh được tập huấn cách đánh biệt động nội thành ở căn cứ Vườn Thơm, Đức Hòa (Long An).


Ngày 2/5/1964, anh nhận nhiệm vụ đặt mìn ở cầu Công Lý nhằm tiêu diệt phái đoàn quân sự chính trị cao cấp của Chính phủ Hoa Kỳ do Bộ trưởng quốc phòng Robert McNamara dẫn đầu. Nhiệm vụ này ban đầu được giao cho một đồng đội khác, nhưng anh xung phong đi thay vì vợ chồng người đồng đội đó đã có con, dù bản thân anh cũng mới cưới vợ được 10 ngày. Công việc bại lộ, anh bị bắt lúc 22 giờ ngày 9 tháng 5 năm 1964.

 

Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đưa anh ra tòa án quân sự kết án tử hình. Nhóm du kích quân chống chế độ thân Mỹ tại Venezuela sau khi nghe tin đã tổ chức bắt sống trung tá Mỹ Michael Smolen để ra điều kiện đổi mạng với Nguyễn Văn Trỗi, bởi cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam có sức khích lệ, cổ vũ họ rất nhiều. Chính quyền do Nguyễn Khánh đứng đầu ở Sài Gòn ngay lập tức phải dừng lại việc xử tử biệt động Nguyễn Văn Trỗi. Hai bên đồng ý sẽ trao đổi tù binh, nhưng sau khi Michael Smolen được thả, Mỹ và chính quyền Sài Gòn đã lật lọng và đưa Nguyễn Văn Trỗi đi xử bắn bí mật ngay lập tức.

 

Anh bị xử bắn tại sân sau nhà lao Khám Chí Hòa lúc 9 giờ 45 phút ngày 15/10/1964, trước sự chứng kiến của nhiều phóng viên nước ngoài. Trước khi bị xử tử, anh đã hô lớn “Hãy nhớ lấy lời tôi! Đả đảo đế quốc Mỹ! Đả đảo Nguyễn Khánh! Hồ Chí Minh muôn năm! Việt Nam muôn năm!”

 

Phóng viên của tờ báo Miami news (Hoa Kỳ) ngày 15/10/1964 đã có bài tường thuật vụ xử bắn, trong đó xác nhận những thông tin trên.


Người điệp viên Việt Cộng 24 tuổi (tức Nguyễn Văn Trỗi) đã hô to những khẩu hiệu “Hồ Chí Minh muôn năm!”, “Mỹ hãy cút khỏi Việt Nam”. Trỗi bị giải ra pháp trường nơi có 11 tay súng chờ sẵn. Sau khi liên tục hô vang những lời đả kích Mỹ và Nguyễn Khánh, người thanh niên hô lớn lời chào vĩnh biệt dành cho Hồ Chí Minh, chủ tịch Bắc Việt Nam. Trỗi đã từ chối bịt mắt trước khi bị bắn, tuy nhiên đến phút chót, đội thi hành án quyết định bịt mắt anh ta lại.

 

Chính quyền Việt Nam Cộng hòa bí mật cho chôn xác Nguyễn Văn Trỗi tại nghĩa trang Văn Giáp ở Giồng Ông Tố (nay thuộc phường Bình Trưng Đông, Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh). Sau 3 ngày tìm kiếm, cha đẻ và vợ anh đã tìm thấy mộ.

HC - BTGHU sưu tầm 

Các tin khác

    There are no items to show in this view.

Liên kết webiste

Thăm dò ý kiến

Đánh giá về trang thông tin điện tử UBND huyện Long Thành

 

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

TRANG THÔNG T​IN ĐIỆN TỬ HUYỆN LONG THÀNH - TỈNH ĐỒNG NAI

 

Cơ quan chủ quản: UBND huyện Long Thành

Chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Hữu Thành – Phó Chủ tịch UBND huyện.

Cơ quan Thường trực: Phòng Văn hóa và thông tin huyện.

Địa chỉ: Số 1, đường Lê Hồng Phong, khu Phước Hải, thị trấn Long Thành, tỉnh Đồng Nai.

Điện thoại: 02513.844298 - Fax: 02513.844383 - Email: vphdnd-lt@dongnai.gov.vn

® Ghi rõ nguồn " UBND huyện Long Thành " khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.​ ​​

​​