Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2024)
Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954- 07/5/2024)
Nhiệt liệt chào mừng Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024) và Ngày Quốc tế Lao động 1/5
Chào mừng ngày Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương -Mùng 10 tháng 3
Huyện Long Thành quyết tâm thực hiện chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xây dựng xã hội số!
Ban hành Nội quy hội nghị tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội

Ngày 22/10/2019, Đoàn đại biểu Quốc hội và Ban Thường trực UBMTTQ Việt Nam tỉnh Đồng Nai đã ban hành Nội quy số 122/ĐĐBQH-MTTQVN về nội quy Hội nghị tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội. Nội quy gồm 4 điều, trong đó Điều 1, quy định về Nguyên tắc chung, Điều 2, Quy định về trách nhiệm của đại biểu Quốc hội, Điều 3, Quy định về trách nhiệm của các cơ quan hữu quan, Điều 4 Quy định về trách nhiệm của cử tri tham dự buổi tiếp xúc cử tri, cụ thể.


4034.jpg 

 

Về Nguyên tắc chung: Nội quy xác định “Hội nghị tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội được thực hiện theo nguyên tắc dân chủ, bình đẳng, công khai; phát huy vai trò, trách nhiệm của đại biểu Quốc hội, của cử tri và của các cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan”và được áp dụng cho các hội nghị tiếp xúc cử tri theo định kỳ (trước và sau kỳ họp Quốc hội) từ kỳ họp thứ VIII Quốc hội khóa XIV.

 

Về trách nhiệm của đại biểu Quốc hội: Ngoài việc có trách nhiệm xây dựng chương trình, kế hoạch tiếp xúc cử tri định ký 6 tháng, hàng năm và báo cáo việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu và chương trình hành động của mình đã hứa trước cử tri…“Đại biểu Quốc hội phải thường xuyên liên hệ với cử tri, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của cử tri; thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, kiến nghị của cử tri với Quốc hội và cơ quan hữu quan; chịu sự giám sát của cử tri và chịu trách nhiệm trước cử tri về việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu của mình”..”chủ động tiếp xúc cử tri nơi cư trú, nơi làm việc, theo chuyên đề, lĩnh vực, đối tượng, địa bàn mà mình quan tâm; gặp gỡ tiếp xúc với cá nhân, nhóm cử tri để nắm bắt, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của cư tri; theo dõi, đôn đốc, giám sát việc giải quyết, kiến nghị của cử tri”.

 

Về trách nhiệm của cơ quan hữu quan: Nội quy quy định các cơ quan, đơn vị, tổ chức gồm: “Văn phòng Quốc hội, Thường trực HĐND, UBND các cấp và các cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan trong phạm vị nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp tổ chức, phục vụ cuộc tiếp xúc cử tri của đoàn đại biểu Quốc hội”.

 

Về trách nhiệm của cư tri tham dự buổi tiếp xúc cử tri: Ngoài việc quy định cử tri khi tham gia phát biểu cần giới thiệu tên, tuổi, địa chỉ nơi cư trú; phải giữ trật tự, không nói chuyện, điện thoại để ở chế độ im lặng… cử tri còn có trách nhiệm “phải liên hệ với Ban Tổ chức để đăng ký, khi được chủ trì hội nghị cho phép mới được phát biểu; nội dung phát biểu phải mang tính chất chung, tập trung cho việc góp ý các vấn đề xã hội đang quan tâm, đóng góp vào sự phát triển của quốc gia”; Ngoài ra, nội dung phát biểu cần ngắn gọn, có trọng tâm, phải đúng nội dung đã đăng ký với Ban Tổ chức; không trùng lắp với ý kiến của cử tri đã phát biểu trước; thời gian phát biểu không quá 7phút; khi phản ánh vụ việc cụ thể phải có địa chỉ rõ ràng, nhằm tạo điều kiện cho các cơ quan chức năng các cấp ở địa phương tiếp cận giải quyết vụ việc được thuận lợi… và “Cử tri sau khi phát biểu phải ở lại để nghe ý kiến trả lời, trao đổi của cơ quan chức năng; tránh trường hợp cử tri phát biểu xong bỏ ra về; trường hợp lần sau tiếp xúc, cử tri lại tiếp tục phát biểu, hội nghị sẽ không ghi nhận”.

 

Đối với những trường hợp cụ thể, nội quy cũng quy định rất rõ: Trường hợp những ý kiến liên quan đến lợi ích cá nhân, đề nghị cử tri “không đăng ký phát biểu tại hội nghị và gặp trực tiếp đại biểu Quốc hội trong giờ giải lao hoặc sau khi kết thúc hội nghị tiếp xúc cử tri để trình bày nội dung phản ánh, hoặc gửi đơn thư khiếu nại, tố cáo nhằm đảm bảo chương trình của hội nghị và không làm ảnh hưởng đến đại biểu và cử tri khác khi dự hội nghị”. Đối với cử tri có mang theo đơn, cử tri phải “gửi đại biểu Quốc hội tại hội nghị, đề nghị gửi trực tiếp cho Chuyên viên Văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội phục vụ đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri”. Chuyên viên Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội phải có “trách nhiệm nhận đơn, xác định nội dung đơn, số đơn đã nhận và báo cáo Tổ trưởng Tổ đại biểu Quốc hội để thông báo cho cử tri biết ngay trong buổi tiếp xúc cử tri”.

 

Về hiệu lực thi hành:Nội quy này có hiệu lực kể từ ngày ban hành, áp dụng cho các hội nghị tiếp xúc cử tri theo định kỳ (trước và sau kỳ họp Quốc hội) từ kỳ họp thứ VIII, Quốc hội khóa XIV.

Doãn Thành –BTG 

Các tin khác

    There are no items to show in this view.

Liên kết webiste

Thăm dò ý kiến

Đánh giá về trang thông tin điện tử UBND huyện Long Thành

 

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

TRANG THÔNG T​IN ĐIỆN TỬ HUYỆN LONG THÀNH - TỈNH ĐỒNG NAI

 

Cơ quan chủ quản: UBND huyện Long Thành

Chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Hữu Thành – Phó Chủ tịch UBND huyện.

Cơ quan Thường trực: Phòng Văn hóa và thông tin huyện.

Địa chỉ: Số 1, đường Lê Hồng Phong, khu Phước Hải, thị trấn Long Thành, tỉnh Đồng Nai.

Điện thoại: 02513.844298 - Fax: 02513.844383 - Email: vphdnd-lt@dongnai.gov.vn

® Ghi rõ nguồn " UBND huyện Long Thành " khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.​ ​​

​​