Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2024)
Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954- 07/5/2024)
Nhiệt liệt chào mừng Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024) và Ngày Quốc tế Lao động 1/5
Chào mừng ngày Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương -Mùng 10 tháng 3
Huyện Long Thành quyết tâm thực hiện chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xây dựng xã hội số!
Vai trò và lợi ích khi dùng muối I-Ốt đúng cách

I-ốt là vi chất có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển cơ thể con người. Đặc biệt, phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ là những đối tượng rất dễ bị thiếu i-ốt do nhu cầu tăng cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu hết tác dụng của I-ốt và biết cách sử dụng, bổ sung I-ốt hiệu quả.


4073.jpg

Hình. Tọa đàm về vai trò và lợi ích khi dùng muối I ốt

 

Thiếu i-ốt đã tác động lên gần 1/3 dân số trên thế giới và gây ra những hậu quả rất nặng nề như làm tăng tỷ lệ sảy thai, đẻ non, thai chết lưu, tử vong chu sinh, gây ra đần độn, chậm phát triển trí tuệ, thiểu năng giáp và bướu cổ... Để ngăn ngừa các rối loạn do thiếu i-ốt (CRLDTI), Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), Hội đồng quốc tế phòng chống các rối loạn do thiếu i-ốt (ICCIDD) đã đưa ra khuyến cáo cần bổ sung i-ốt vào chế độ ăn hàng ngày của những quần thể có nguy cơ bị thiếu i-ốt và muối i-ốt được xem là giải pháp bổ sung i-ốt hiệu quả nhất.

 

Iốt là nguyên liệu chính để tuyến giáp sản xuất chất nội tiết. Thiếu iốt nên tuyến giáp làm việc nhiều dẫn đến phình to tuyến giáp gây bệnh bướu cổ. Bướu cổ không những làm mất vẻ đẹp của con người mà còn chèn ép đường thở và đường ăn uống. Phụ nữ mang thai, thiếu iốt có thể gây cho não bộ bào thai kém phát triển, trẻ ra đời sẽ chậm phát triển trí tuệ, đần độn, và thường có những khuyết tật bẩm sinh điếc, lác mắt, liệt, câm. Rối loạn do thiếu I ốt nói chung đều gây giảm thể lực, giảm sức lao động và trí thông minh của con người dẫn đến nền kinh tế bị trì trệ, xã hội chậm phát triển.

 

Tại Việt Nam, thiếu i-ốt ở khu vực miền núi đã được phát hiện từ nhiều thập kỷ nay. Năm 1993, điều tra đã đưa ra những kết luận đó là thiếu i-ốt là một vấn đề cấp bách đối với sức khoẻ cộng đồng ở Việt Nam với 94% dân cư có nguy cơ, thiếu i-ốt không chỉ tồn tại ở vùng núi mà còn tồn tại ở cả khu vực đồng bằng với 26,8% trẻ em bị bướu cổ, 16% xã thiếu I ốt nặng, 45% xã thiếu trung bình và 23% thiếu I ốt nhẹ. Tỷ lệ mắc bướu cổ có nơi trên 90%. Ngày 8/9/1994 Thủ tướng Chính phủ ra quyết định 481 về tổ chức và vận động toàn dân ăn muối I ốt. Từ năm 1995, chương trình phòng chống bướu cổ triển khai toàn quốc và nằm trong các chương trình mục tiêu y tế quốc gia.

 

Sau 10 năm triển khai đã đạt mục tiêu 93,2% hộ gia đình dùng muối I ốt, I ốt niệu 12,2 mcg/dl. Nhưng Từ năm 2006 đến nay Dự án PHòng chống các rối loạn do thiếu I ốt trở thành Dự án độc lập trực thuộc Bộ Y tế kinh phí cắt giảm, hàng năm Bộ  Y tế cấp kinh phí chỉ để duy trì mua đủ KIO3 và KIT thử muối cung cấp cho các địa phương dẫn đến hoạt động Dự án bị giảm sút, nhân lực bị cắt giảm dẫn đến nguy cơ tái diễn tình trạng thiếu hụt i-ốt sảy ra đặc biệt các vùng đồng bằng nơi có mật độ dân số cao, ảnh hưởng đến bà mẹ và trẻ em.

 

Long Thành là vùng đất nông nghiệp, đặc thù có khu vực sông nước, nhiều khu vực trủng môi trường đất bị mưa cuốn trôi nên nguy cơ thiếu hụt i ốt cao.

 

Tỷ lệ hộ sử dụng muối i ốt thay đổi qua các cuộc điều tra, khảo sát vào năm 2019 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cho thấy tỷ lệ hộ dùng muối i ốt chiếm 92%, mức i ot niệu trung vị 9,96 mcg/dl. Trong khi yêu cầu phải đạt 10 mcg/dl.

 

Thách thức hiện nay là phải duy trì các hình thức bổ sung i ốt để đảm đủ lượng i ốt phòng các rối loạn do thiếu hụt i ốt.

 

Trong đó khó khăn lớn nhất là nhận thức về tầm quan trọng và lợi ích của việc dùng muối i ot đủ chất lượng thay muối thường trong các bửa ăn hàng ngày. Mục tiêu nhằm đạt được tỷ lệ hộ dùng muối I-ốt đủ tiêu chuẩn phòng bệnh (Hàm lượng I-ốt trong muối từ 20-50ppm) trên 90%. Mức I ốt niệu trung vị trên 10 mcg/dl. Để thực hiện mục tiêu trên, Trung tâm y tế tham muu địa phương triển khai các hoạt động nhân Ngày Toàn dân mua và dùng muối I ốt  02/11 năm nay là:

 

- Tổ chức xe tuyên truyền lưu động 02/11.

 

- Tổ chức truyền thông trực tiếp tại các trường THCS và tiểu học để qua các em tác động đến gia đình hưởng ứng dùng muối iốt.

 

- Tuyên truyền tiếp âm trên Đài Truyền Thanh huyện.

 

- Tổ chức kiểm tra các đại lý muối iốt trên 05 tấn, các điểm bán lẻ tại các xã.

 

- Phối hợp trong khám điều trị bệnh để tuyên truyền đến người dân.

 

- Kết hợp trong công tác kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm tiến hành giám sát về chất lượng muối iốt tại các hộ kinh doanh muối iốt .

 

Để muối i-ốt thực sự trở thành phương tiện tối ưu để phòng bệnh thì việc đảm bảo về mặt chất lượng muối i-ốt và cung cấp đủ số lượng và nâng cao kiến thức. Nhằm không để thiếu iot trở lại. mọi người nên sử dụng các thực phẩm có lượng i-ốt cao và sử dụng muối I ốt thường xuyên.

 

Nguyễn Thi Văn Văn - Trung tâm Y tế Long Thành         

Các tin khác

    There are no items to show in this view.

Liên kết webiste

Thăm dò ý kiến

Đánh giá về trang thông tin điện tử UBND huyện Long Thành

 

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

TRANG THÔNG T​IN ĐIỆN TỬ HUYỆN LONG THÀNH - TỈNH ĐỒNG NAI

 

Cơ quan chủ quản: UBND huyện Long Thành

Chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Hữu Thành – Phó Chủ tịch UBND huyện.

Cơ quan Thường trực: Phòng Văn hóa và thông tin huyện.

Địa chỉ: Số 1, đường Lê Hồng Phong, khu Phước Hải, thị trấn Long Thành, tỉnh Đồng Nai.

Điện thoại: 02513.844298 - Fax: 02513.844383 - Email: vphdnd-lt@dongnai.gov.vn

® Ghi rõ nguồn " UBND huyện Long Thành " khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.​ ​​

​​