Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/3/1931 – 26/3/2024
Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 78 năm Ngày Thể thao Việt Nam 27/3/1946 – 27/3/2024
Huyện Long Thành quyết tâm thực hiện chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xây dựng xã hội số!
Mừng Đất nước đổi mới, mừng Đảng quang vinh, mừng xuân Giáp thìn
Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930-03/02/2024)
Thầy giáo Nguyễn Tất Thành- Người Thầy giáo vĩ đại- một tấm gương sáng cho các thế hệ giáo viên

Sinh ra trong cảnh nước mất nhà tan, lòng yêu nước thương dân sâu sắc đã thôi thúc người thanh niên Nguyễn Tất Thành quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước, đưa dân tộc Việt Nam thoát khỏi đêm trường nô lệ. Trên con đường bôn ba tìm đường cứu nước, trở thành Lãnh tụ của dân tộc Việt Nam, Thầy giáo Nguyễn Tất Thành đã dạy học tại Trường Dục Thanh. Dấu ấn về người thầy và nghề dạy học chỉ được khắc hoạ một phần nhỏ trong toàn bộ cống hiến lớn lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh - một cuộc đời vì nước, vì dân. Song, đóng góp đó, đã đang và sẽ mãi mãi là tài sản vô giá đối với sự nghiệp Giáo dục nước ta và trở thành quan điểm giáo dục mang tính thời đại sâu sắc.


4075.jpg


Đối với người thầy  giáo Nguyễn Tất Thành, việc dạy học chỉ là tạm thời, nhưng Người vẫn đem hết lòng nhiệt tình truyền thụ cho học sinh lòng yêu nước và những suy nghĩ về vận mệnh của đất nước. Thầy giáo Nguyễn Tất Thành được học trò quý mến vì thầy thương yêu học sinh hết mực và thầy có cách giáo dục rất nhẹ nhàng mà thấm thía. Thầy luôn ân cần căn dặn: “Chữ là mắt, người không có chữ coi như bị mù vậy”, không có chữ con người ta bé nhỏ trước tất cả mọi thứ dưới gầm trời này và người không có chữ sẽ mãi mãi là vật bị sai khiến, vật hi sinh cho bọn thống trị, cho nên các trò được ngồi học là phải tự hỏi mình: “Học chữ để nên người, giúp dân cứu nước, hay học để vinh thân phì gia ?”.

 

Người đã đi qua nhiều nước trên thế giới, không ngừng tự nghiên cứu, tự học tập để tích lũy tri thức, kỹ năng, kinh nghiệm lịch sử - xã hội của nhân loại. Ngoài vốn tri thức ban đầu học được từ mảnh đất quê hương Lam Hồng và khi còn trên ghế Trường Quốc học Huế, toàn bộ tri thức mà Chủ tịch Hồ Chí Minh tích luỹ được chủ yếu là tự học. Người không ngừng tự học qua sách báo, học ở bạn bè và đồng chí cùng hoạt động, học trên tàu, học ở thực tiễn cách mạng từ giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên thế giới, học mọi nơi, mọi lúc. Từ những trải nghiệm gần 10 năm nghiên cứu, tìm con đường cứu nước, tháng 7-1920, Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đọc “Sơ thảo lần thứ nhất những vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của Lê-nin. Với lập trường yêu nước đúng đắn, Người nhận ra chân lí “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”.

 

Khi Cách mạng Tháng Tám thành công, trên cương vị người đứng đầu của nhà nước Việt Nam độc lập, mặc dù còn bộn bề công việc nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đặc biệt đến sự nghiệp giáo dục. Người xác định, một trong những nhiệm vụ cấp bách cần làm ngay của chính quyền cách mạng đó là “diệt giặc dốt”. Người kêu gọi toàn dân học chữ quốc ngữ, vì Người cho rằng: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Nhân ngày khai giảng năm học mới đầu tiên của nước Việt Nam mới, Người đã viết thư căn dặn học sinh: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp được hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Một “non sông tươi đẹp”, một “dân tộc bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu”... đó không chỉ là bài học sâu sắc, khắc dạ, ghi tâm của tất cả học sinh trên mọi miền đất nước mỗi khi bước vào năm học mới mà còn là mục tiêu, nhiệm vụ của nền giáo dục nước ta và tương lai, tiền đồ của dân tộc Việt Nam trên con đường khẳng định vị thế của mình.

 

Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ gửi thư động viên học sinh chăm ngoan, học giỏi mà Người còn gửi gắm nền giáo dục nước nhà tới các giáo viên. Tháng 9-1958, trong bài nói chuyện tại lớp học chính trị cho các giáo viên cấp 2, cấp 3 toàn miền Bắc, Người chỉ rõ: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người... Đó là một trách nhiệm nặng nề nhưng rất vẻ vang. Mong mọi người phải cố gắng làm tròn nhiệm vụ”. Như vậy, trong sự nghiệp giáo dục “trồng người”, Bác đã giao trách nhiệm, gửi gắm mọi kỳ vọng vào hai đối tượng chính là thầy và trò. Bác luôn căn dặn và yêu cầu họ thực hiện “Hai tốt” – Học tốt và Dạy tốt".

 

Trước lúc đi xa, trong Di chúc thiêng liêng, Người căn dặn “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”. Thực hiện Di chúc thiêng liêng của Bác, suốt 45 năm qua,thế hệ các nhà giáo chân chính thường xuyên rèn luyện đạo đức, năng lực tự học và sáng tạo theo gương nhà giáo Nguyễn Tất Thành - Hồ Chí Minh, xứng đáng với sự tôn vinh của xã hội “Nghề giáo là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý” và thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ kính yêu “Vì lợi ích mười năm phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải trồng người”.

 

NH-VH&TT

Các tin khác

    There are no items to show in this view.

Liên kết webiste

Thăm dò ý kiến

Đánh giá về trang thông tin điện tử UBND huyện Long Thành



 

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

TRANG THÔNG T​IN ĐIỆN TỬ HUYỆN LONG THÀNH - TỈNH ĐỒNG NAI

 

Cơ quan chủ quản: UBND huyện Long Thành

Chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Hữu Thành – Phó Chủ tịch UBND huyện.

Cơ quan Thường trực: Phòng Văn hóa và thông tin huyện.

Địa chỉ: Số 1, đường Lê Hồng Phong, khu Phước Hải, thị trấn Long Thành, tỉnh Đồng Nai.

Điện thoại: 02513.844298 - Fax: 02513.844383 - Email: vphdnd-lt@dongnai.gov.vn

® Ghi rõ nguồn " UBND huyện Long Thành " khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.​ ​​

​​