Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2024)
Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954- 07/5/2024)
Nhiệt liệt chào mừng Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024) và Ngày Quốc tế Lao động 1/5
Chào mừng ngày Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương -Mùng 10 tháng 3
Huyện Long Thành quyết tâm thực hiện chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xây dựng xã hội số!
​Kỷ niệm ngày Báo chí Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2020)

Báo chí Việt Nam ngày nay là cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam, hệ thống các cơ quan Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị, xã hộ, là diễn đàn của nhân dânLịch sử Báo chí Việt Nam được tính từ 1865, đánh dấu sự ra đời tờ báo Việt ngữ đầu tiên: Gia Định Báo. Lịch sử Báo chí cách mạng Việt Nam khởi điểm từ năm 1925, đánh dấu tờ Thanh Niên ra đời ngày 21/6/1925, do Nguyễn Ái Quốc sáng lập. Là dịp để khẳng định và phát huy truyền thống tốt đẹp của báo chí cách mạng, đề cao vai trò của báo chí trong xã hội, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí, làm cho báo chí có tác dụng to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta.


4788.jpg


Thời kỳ đầu tiên của báo chí Việt Nam: Báo chí tiếng Việt trong thời kỳ này phần lớn là công cụ của thực dân Pháp và tay sai để xâm chiếm và nô dịch đất nước ta, do vậy thời kỳ này không có tự do báo chí. Gia Định Báo là tờ báo Quốc ngữ đầu tiên ra ngày 15/4/1865, tồn tại được hơn 40 năm. Nội dung Gia Định Báo ban đầu nội dung chia làm hai phần:

 

Phần Công vụ dịch đăng các nghị định, thông tư của Chính phủ Pháp và phần tạp vụ như mục “tin trong nước”, chủ yếu tin tức Nam kỳ. Dưới sự điều khiển của cây bút tài ba Trương Vĩnh Ký, tờ Gia Định Báo có nhiều thay đổi quan trọng: báo ra 1 tháng 4 số, nội dung khởi sắc và có nhiều người đọc hơn. Nó đã mở đường cho việc phổ biến chữ Quốc ngữ, để khi các nhà Nho yêu nước đã giành lấy vũ khí này thì nó có tác động rất to lớn. Gia Định Báo, số 4 ngày 15/4/1867 có viết: “Thầy Ký (Trương Vĩnh) dạy học, có làm ra chữ Quốc ngữ để con người dễ học”.

 

Tiếp đó là tờ Phan Yên Báo, đây là một trong những tờ báo tư nhân đầu tiên ra đời. Tờ báo được xuất bản hàng tuần, số đầu từ tháng 12/1898 và chỉ ra được 7,8 số thì bị cấm vì loạt bài viết cho xu hướng yêu nước rõ rệt. Mông cổ Mín Đàm là tờ báo kinh tế đầu tiên của xứ Nam Kỳ, số đầu tiên ra mắt ngày 1/8/1901. Báo xuất bản hàng tuần, kéo dài được 115 số.

 

Báo Lục Tỉnh Tân Văn ra đời trong phong trào vận động Duy Tân Đầu thế kỷ XX, mà ở Nam kỳ có tên là cuộc vận động Minh Tân. Các phong trào này, trực tiếp hay gián tiếp đều chịu ảnh hưởng của Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh. Tờ báo này liên quan trực tiếp đến một nhân vật rất độc đáo của xứ Nam kỳ lúc đó là Trần Chánh Chiếu, một người nhập làng Tây, nhưng lại có thiện cảm với phong trào Đông Du của Phan Bội Châu, một danh sỹ đa tài yêu nước. Lục Tỉnh Tân Văn ra số đầu ngày 14/11/1907, 16 trang, khổ 19cm x 28cm, mỗi trang 2 cột. Báo ra 3 số trong tuần (thứ hai, thứ tư và thứ sáu).


4788-5.jpg


Giai đoạn đầu của Lục Tỉnh Tân Văn là tiếng nói của cuộc vận động Minh Tân, hướng theo cải cách, tự cường đang sôi động ở Bắc kỳ và Trung kỳ. Ưu điểm của tờ báo này là dám cổ vũ lòng yêu nước, chống Pháp và phong kiến tay sai, chống tư tưởng vong bản. Những trang thơ của tờ báo này cũng rất có giá trị khi thu hút được nhiều cây bút mới, có tài thời bấy giờ như Trương Duy Toản, Trần Tuấn Khải, Hồ Ta Bang. Lục Tỉnh Tân Văn có uy tín nhất ở Nam kỳ trong bước khởi đầu của nghề làm báo. Nhiều cây bút của xứ Bắc kỳ, Trung kỳ đã từng vào Sài Gòn học tập nghề làm báo ở báo này. Ngay tờ báo Đông Dương Tạp Chí khi mới ra đời cũng phải ghi là “Ấn bản đặc biệt của Lục Tỉnh Tân Văn cho xứ Bắc kỳ và Trung kỳ.

 

Chính vì thế, Sài Gòn - Nam kỳ là cái nôi đầu tiên của báo chí nước ta. Nghề làm báo đã sớm ra đời từ đây. Về căn bản, báo chí lúc đó là con đẻ của chế độ thuộc địa và luôn bị khống chế. Nhưng ngay trong bước đi ban đầu này, báo chí nước ta cũng đã bắt đầu lộ ra một phương tiện, một công cụ văn hóa tư tưởng mà những người yêu nước có thể vận dụng cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

 

Thời kỳ báo chí cách mạng: Mở đầu thời kỳ này là tờ Le Paria (Người cùng khổ) bằng tiếng Pháp do Bác Hồ sáng lập. Số đầu ra ngày 1/4/1922 tại Pari đình bản tháng 4 năm 1926. Tổng cộng ra được 38 số.

 

Trong giai đoạn 1925 - 1930, có tổng 29 tờ  ra đời từ trước năm 1925 và có 40 tờ báo và tạp chí mới xuất bản công khai và hợp pháp. Ngoài những tờ báo các ngành như chính trị, kinh tế, văn hóa giáo dục, thể dục thể thao, tôn giáo, còn có báo nghề y dược học như: Vệ Sinh Y Báo, Phục Pháp Âu Dược. Đặc biệt các tờ báo: Việt Nam hồn, báo Thanh niên, Công nông, Lính cách mạng, Đồng thanh, Lao nông, Búa liềm, Lao động, Báo đỏ, Bôn-sê-vích, báo Tiến lên, Tạp chí Cộng sản, Tạp chí Công hội Đỏ có nội dung khơi dậy tinh thần yêu nước căm thù thực dân Pháp, giác ngộ đồng bào. Các tờ báo này đều do Bác Hồ và các lãnh đạo Đảng ta sáng lập và phụ trách.

 

Từ 1930 - 1939 có nhiều tờ báo mới xuất bản, một số tờ bí mật, một số xuất bản công khai. Nhiều tờ có khuynh hướng tiến bộ như: Đời mới, Hồn trẻ, Kiến văn, Tiếng vang, cờ đỏ… Ở Bắc kỳ có tờ Tin tức của Xứ ủy Bắc kỳ. Ở Trung kỳ có tờ Nhành lúa. Ở Nam kỳ có tờ Le Peuple của Trung ương Đảng Cộng sản xuất bản tại Sài Gòn và nhiều tờ khác. Các báo này tuyên truyền các các chủ trương chính sách của Đảng và vận động quần chúng làm cách mạng. Lần lượt các tờ báo này đều bị cấm.

 

Năm 1939, Đảng rút vào hoạt động bí mật, báo chí cũng ra bí mật phục vụ cho hoạt động của Đảng. Từ 1939-1945 các xứ ủy Đảng, các tổ chức đoàn thể của Đảng như: Tổng bộ Việt Minh, Đoàn Thanh niên, Hội Công nhân Cứu Quốc, Việt Nam Cứu quốc hội… có các tờ báo như: Hồn nước, Lao động, Việt Nam Độc lập, Kèn gọi lính. Ngoài ra còn có các tờ báo bí mật khác. Thời gian này xuất hiện một số tờ báo của giới tri thức tiểu tư sản có tư tưởng yêu nước. Từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 báo chí chính thống của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra công khai. Chủ yếu ra các báo như: Lao động, Tiền phong, Sự thật, Phụ nữ, Văn nghệ, Thanh niên, Quân đội nhân dân. Sau năm 1954 báo chí thực dân Pháp và tay sai bị xóa bỏ, nhân dân được quyền tự do báo chí.

 

Ngày 14/12/1956 Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 282/SL về chế độ báo chí gồm 2 chương, 5 điều ghi rõ tính chất, nghĩa vụ và quyền lợi của báo chí. Ngày 9/7/1957 Thủ tướng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra nghị định số 297/Ttg quy định quyền lợi của những người làm báo chuyên nghiệp. Ngày 28/12/1989, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa VIII nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua luật báo chí gồm 7 chương, 31 điều. Đây là Bộ luật báo chí đầu tiên của Nhà nước ta. Qua quá trình thực hiện, tiếp tục hoàn thiện, bổ sung, Ngày 12/6/1999, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa X đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí Việt Nam.

 

Báo chí Việt Nam luôn hoạt động đúng định hướng chính trị và pháp luật của Nhà nước, báo chí đã có sự đổi mới mạnh mẽ về nội dung thông tin ngôn luận. Nội dung thông tin trên báo chí, phát thanh, truyền hình ngày nay phong phú và đa dạng. Báo chí Việt Nam ngày càng đóng góp trực tiếp vào việc hình thành đường lối, chính sách, xây dựng và phát triển đất nước. Kỷ niệm ngày báo chí Việt Nam, chúng ta cùng nhìn lại quá trình hình thành và phát triển để Báo chí Cách mạng Việt Nam mãi là tiếng nói của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp, là diễn đàn tin cậy của nhân dân, đồng thời cũng là vũ khí sắc bén chống lại các thế lực thù địch của cách mạng, đấu tranh chống tiêu cực bảo vệ lợi ích của nhân dân.

HC - BTGHU                                                                             

(Tài liệu tham khảo: Những ngày kỷ niệm và lịch sử / Nguyễn Thế Huân chủ biên, Đàm Chu Văn, Trần Quang Toại, Lê Đình Tương. Nxb Đồng Nai, 2000 và Lịch sử báo chí Việt Nam 1865 - 1945/ Đỗ Quang Hưng. Nxb Khoa học Xã hội, 2018).

Các tin khác

    There are no items to show in this view.

Liên kết webiste

Thăm dò ý kiến

Đánh giá về trang thông tin điện tử UBND huyện Long Thành

 

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

TRANG THÔNG T​IN ĐIỆN TỬ HUYỆN LONG THÀNH - TỈNH ĐỒNG NAI

 

Cơ quan chủ quản: UBND huyện Long Thành

Chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Hữu Thành – Phó Chủ tịch UBND huyện.

Cơ quan Thường trực: Phòng Văn hóa và thông tin huyện.

Địa chỉ: Số 1, đường Lê Hồng Phong, khu Phước Hải, thị trấn Long Thành, tỉnh Đồng Nai.

Điện thoại: 02513.844298 - Fax: 02513.844383 - Email: vphdnd-lt@dongnai.gov.vn

® Ghi rõ nguồn " UBND huyện Long Thành " khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.​ ​​

​​