Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2024)
Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954- 07/5/2024)
Nhiệt liệt chào mừng Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024) và Ngày Quốc tế Lao động 1/5
Chào mừng ngày Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương -Mùng 10 tháng 3
Huyện Long Thành quyết tâm thực hiện chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xây dựng xã hội số!
Anh hùng kháng chiến chống Pháp với câu nói bất hủ “Bao giờ Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây”

Nhân kỷ niệm 152 năm ngày mất của Nguyễn Trung Trực, chúng ta tưởng nhớ và tôn vinh công lao to lớn của tiền nhân đã hy sinh vì độc lập, tự do của dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân, góp phần giáo dục toàn dân, nhất là thế hệ trẻ, phát huy chủ nghĩa yêu nước, truyền thống anh hùng dân tộc, anh hùng cách mạng - một truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc Việt Nam trong giai đoạn xây dựng, phát triển, bảo vệ Tổ quốc hôm nay và cho mai sau.

 

Theo sách Gươm tuốt Kiên Giang - Nhà Xuất Bản Kim Đồng: Nguyễn Trung Trực tên thật là Nguyễn Văn Lịch, còn có tên là Chơn, sinh năm 1838 tại xóm Nghề, thôn Bình Nhựt, tổng Cửu Cư hạ, huyện Cửu An (nay thuộc xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An). Long An là vùng đất có bề dày lịch sử và truyền thống yêu nước, là nơi đã sản sinh ra nhiều nhân vật lịch sử mà cuộc đời và sự nghiệp đã trở thành niềm tự hào của quê hương, của dân tộc, trong đó có Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực. Ông là người thâm trầm, nghiêm nghị, can đảm và rất giỏi võ nghệ.


4847.png


Hàng ngày cụ Nguyễn giúp cha chài lưới ven sông nên người trong vùng thường gọi là chài Lịch. Khi cầm quân chống Pháp đổi tên là Nguyễn Trung Trực. Ông lớn lên đúng lúc nước nhà đang trong cảnh bị thực dân pháp đưa quân xâm lược nước ta.


Sau khi thực dân Pháp nổ sung tấn công thành Gia Định (1859), Nguyễn Trung Trực tham gia đội nghĩa binh kháng chiến dưới quyền chỉ huy của Trương Định. Năm 1861, ông được cử giữ chức quyền sung Quản đạo nên nhiều người gọi ông là Quản Lịch.

 

Tháng 02 năm 1861, đại đồn Chí Hòa thất thủ. Nguyễn Trung Trực chỉ huy đội nghĩa quân hoạt động ở Tân An. Lúc này, giặc Pháp đã chiếm cả Mỹ Tho. Chúng dùng nhiều tàu chiếm vừa làm phương tiện tuần tra, vừa làm đồn nổi di động trên khắp các sông rạch quanh vùng. Chiếc chiến hạm Esperance (Hỵ vọng) án ngữ nơi vàm Nhựt Tảo là loại chiến hạm chạy bằng hơi nước, được trang bị đại bác cùng vô số vũ khí đa năng, có thể ra vào những luồng lạch cạn. Với con tàu này, quân Pháp liên tục tuần tra càn quét trên khắp hệ thống sông rạch Nam Kỳ. Chúng luôn cho rằng con tàu là một pháo đài nổi bất khả xâm phạm. Chỉ huy tàu là Parfait – một viên sĩ quan pháp trẻ tuổi.

 

Quyền quản binh Nguyễn Trung Trực ra lệnh cho phó quản binh Huỳnh Khắc Nhượng và Vũ Văn Quang chuẩn bị kế hoạch tấn công tàu Pháp. Hai người đem binh quyền bám theo ven sông, đến gần chỗ tàu Pháp đậu, cho nghĩa núp sẵn hai bên bờ. Sáng ngày 10/02/1861, sau khi bố trí lực lượng phục kích trên bờ và dụ cho một bộ phận địch rời khỏi tàu, Nguyễn Trung Trực đã cùng 59 nghĩa quân lên 5 chiếc ghe giả làm ghe buôn lúa, tiến sát chiến hạm Esperance. Viên chỉ huy tàu tưởng là ghe buôn lúa ghé xin phép lưu thông nên nghiêng mình ra cửa sổ tàu liền bị nghĩa quân đâm trúng ngực. Tức thì, từ các mui ghe, nghĩa quân tuốt gươm nhảy lên công kích tàu, la hét vang trời. Các đội nghĩa quân ở hai phía bờ sông cũng nhất tề ào xuống tiếp ứng. Hơn 150 nghĩa quân tay cầm gươm, giáo, đuốc… trong phút chốc đã tràn ngập cả tầng trên tàu và đánh xáp lá cà với bọn lính Pháp. Do bị tấn công bất ngờ, quân Pháp không kịp trở tay. Toàn bộ địch còn lại trên tàu bị tiêu diệt, chỉ có năm trên (hai lính Pháp và ba lính ma ní) chạy thoát.

 

Sau hiệp ước Nhâm Tuất (1862), ba tỉnh miền Đông Nam kỳ rơi vào tay Pháp, Nguyễn Trung Trực rút về hoạt động ở ba tỉnh miền Tây. Đầu năm 1867, Nguyễn Trung Trực ra Bình Định nhận chức Lãnh binh. Đến giữa năm 1867, ông lại về Hà Tiên giữ chức Thành thủ úy. Cũng năm này, quân Pháp chiếm nốt ba tỉnh miền Tây Nam kỳ. Triều đình điều ông ra Bình Thuận nhưng ông quyết định cưỡng lệnh, ở lại Kiên Giang tập hợp nghĩa quân kháng chiến.

 

Đêm ngày 16/06/1868, Nguyễn Trung Trực chỉ huy nghĩa quân đánh chiếm đồn Rạch Giá, giết được năm sĩ quan Pháp, làm chủ Rạch Giá trong năm ngày liền.

 

Ngày 21/06/1868, sau trận đánh đồn Rạch Giá, quân Pháp huy động lực lượng tấn công tái chiếm Kiên Giang, Nguyễn Trung Trực cùng nghĩa quân ra đảo Phú Quốc tiếp tục kháng chiến. Để tiêu diệt cho được người đã gây ra những tổn thất to lớn cho thực dân Pháp, chúng đã bao vây đảo Phú Quốc. Sau một số trận chiến không cân sức, nghĩa quân bị tiêu hao dần. Thực dân Pháp một mặt chiêu dụ ông đầu hàng, hứa phong chức tước, mặt khác bắt mẹ ông và nhân dân trên đảo làm con tin. Cuối cùng, ông đành hy sinh thân mình để cứu dân và bảo toàn lực lượng, chờ thời cơ. Ngày 27/10/1868 (nhằm ngày 12/9 năm Mậu Thìn), thực dân Pháp xử chém ông tại Rạch Giá. Trước lúc hy sinh, Nguyễn Trung Trực đã thể hiện khí tiết của mình bằng câu nói bất hủ“Bao giờ Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây”.


4847-5.png


Trong suốt những năm lãnh đạo nghĩa quân, ông tỏ rõ là một con người tài trí, mưu lược, khí phách, can đảm, anh hùng, một đức tính trung hiếu vẹn toàn. Tự hào với chiến công “Hỏa hồng Nhựt Tảo oanh thiên địa” và tấm gương hy sinh oanh liệt của anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, nhân dân nhiều nơi trong cả nước đã lập nhiều đền thờ Nguyễn Trung Trực trang trọng và thành kính. Trong tỉnh Kiên Giang có hơn 10 ngôi đình thờ Nguyễn Trung Trực tại Hòn Đất, Châu Thành, Kiên Lương, Phú Quốc… Tại thành phố Rạch Giá (Kiên Giang), đình Nguyễn Trung Trực nằm cạnh cửa biển Rạch Giá. Ngôi đình uy nghiêm, khang trang, hai bên cổng có 02 câu thơ của nhà thơ yêu nước Huỳnh Mẫn Đạt ca ngợi chiến công hiển hách của Nguyễn Trung Trực.


4847-5-5.png


Để tỏ lòng thành kính về tấm gương hy sinh anh dũng cũng như khâm phục những chiến công hiển hách của Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, mọi người dân lấy ngày 27/8 âm lịch hàng năm để tưởng nhớ cụ Nguyễn, dâng hương tưởng niệm để tỏ lòng tri ân, tôn vinh tài đức của vị Anh hùng dân tộc. Nghi lễ này đã hình thành nên một Lễ hội dân gian truyền thống đặc sắc, di sản văn hóa mang giá trị lịch sử và thời đại sâu sắc.

 

HC - BTGHU

Các tin khác

    There are no items to show in this view.

Liên kết webiste

Thăm dò ý kiến

Đánh giá về trang thông tin điện tử UBND huyện Long Thành

 

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

TRANG THÔNG T​IN ĐIỆN TỬ HUYỆN LONG THÀNH - TỈNH ĐỒNG NAI

 

Cơ quan chủ quản: UBND huyện Long Thành

Chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Hữu Thành – Phó Chủ tịch UBND huyện.

Cơ quan Thường trực: Phòng Văn hóa và thông tin huyện.

Địa chỉ: Số 1, đường Lê Hồng Phong, khu Phước Hải, thị trấn Long Thành, tỉnh Đồng Nai.

Điện thoại: 02513.844298 - Fax: 02513.844383 - Email: vphdnd-lt@dongnai.gov.vn

® Ghi rõ nguồn " UBND huyện Long Thành " khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.​ ​​

​​