Thông tư 29 của Bộ Giáo dục và Đào tạo giúp kiểm soát chặt chẽ quy định về dạy thêm, học thêm, đảm bảo không gây áp lực học tập quá mức cho học sinh và tập trung nâng cao chất lượng giáo dục chính khóa. Trong thời gian qua, các trường học trên địa bàn huyện Long Thành đã đổi mới phương pháp giảng dạy để phù hợp với Thông tư 29, hướng tới một nền giáo dục chính quy, chất lượng và toàn diện.
Để nâng cao hiệu quả giảng dạy và tiếp thu bài của học sinh, ngay từ khi thông tư 29 có hiệu lực, giáo viên trường THPT Long Thành đã chủ động đổi mới phương pháp giảng dạy, tăng cường tương tác với học sinh, cá nhân hóa bài giảng để phù hợp với trình độ và năng lực của từng em, giúp các em nắm vững những kiến thức được giảng dạy ngay tại lớp học. Bên cạnh đó, giáo viên cũng sẽ thúc đẩy học sinh rèn luyện khả năng tự học và phát triển, đây là kỹ năng quan trọng, giúp học sinh không chỉ vượt qua kỳ thi mà còn chuẩn bị tốt hơn cho những thử thách trong học tập và cuộc sống. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi này vẫn còn những thách thức nhất định, một số học sinh cần thời gian điều chỉnh thói quen học tập để phù hợp với điều kiện thực tế. Em Lê Vĩnh Nghi – Học sinh trường THPT Long Thành, huyện Long Thành chia sẻ: Thường là học sinh của chúng em đã quen với việc là học thêm và trao dồi ở bên cùng các thầy cô bên ngoài. Nhưng bây giờ từ khi mà ra được cái phương thức không học thêm, học mới này thì bản thân chúng em là cũng phải tập cách thích nghi, học cách học mới là mình không được học thêm, được trau dồi những cái kiến thức ở ngoài, trừ việc mà mình học ở trên lớp ra. Bây giờ mình đã không còn học thêm nữa thì chính em là cũng sắp xếp những cái thời gian tự học từ chiều cho tới tối, cũng có những khoản nhưng mà hầu hết thì sẽ tập trung vào việc học. Cô Hồ Thị Hồng Quyên – Giáo viên trường THPT Long Thành, huyện Long Thành cho biết: Khi mà cái Thông tư 29 nó có hiệu lực thì thực chất ra ban đầu đối với tập thể của giáo viên trường THPT Long Thành thì có một số cái bỡ ngỡ chung ở giai đoạn đầu, nhưng mà sau đó thì cũng đã định hướng dần lại và cũng đã có những cái giải pháp cho phù hợp với cái xu thế. Ví dụ như bây giờ trước đây, thì giáo viên có thể định hướng cho học sinh tương tác với học sinh tại lớp, đa số là hướng dẫn các em thì bây giờ sẽ mở rộng ra các cái kênh tự học và để các em làm bài tập nộp bài về nhà. Ví dụ như là Zalo nộp trực tiếp Zalo và sau đó thì giáo viên sẽ hỗ trợ sửa bài tập cho các em và thậm chí là các em có thể nhắn gọi hỏi trực tiếp. Đó là một cái cách mà giáo viên, bản thân giáo viên Trường THPT Long Thành cùng với sự hỗ trợ của Ban giám hiệu đã làm tốt cái việc này, định hướng cho các em.

Tăng sự tương tác giữa giáo viên và học sinh
Bên cạnh việc đổi mới phương pháp giảng dạy, các trường học sẽ tiếp tục quan tâm hoàn thiện cơ sở vật chất, trang bị máy móc thiết bị, đáp ứng yêu cầu giảng dạy. Qua đó, không chỉ giúp học sinh tiếp thu bài giảng hiệu quả hơn mà còn mang lại nhiều lợi ích cho phụ huynh. Vì chất lượng giáo dục chính khóa được nâng cao, phụ huynh sẽ giảm bớt áp lực phải cho con đi học thêm. Đồng thời, giúp các em học sinh giảm bớt áp lực học tập, có thêm thời gian cho các hoạt động ngoại khóa và phát triển bản thân. Thầy Tăng Nhật Tuấn – Phó Hiệu trưởng trường THPT Long Thành, huyện Long Thành cho biết thêm: Thì sau khi nhận được Thông tư 29 thì nhà trường cũng đã tổ chức hướng dẫn và triển khai đến toàn bộ cho giáo viên, nhân viên trong nhà trường, thì bên cạnh đó thì nhà trường cũng đề nghị là giáo viên mình sẽ có những cái biện pháp mà nâng cao chất lượng giảng dạy trong tiết học chính khóa. Thì trong trường thì các giáo viên đã tăng cường những biện pháp như là tăng cường khả năng tự học cho học sinh. Bên cạnh đó thì nhà trường tiếp tục là nâng cao vấn đề là dạy học trong những cái phòng thí nghiệm, những bài học thực hành. Ngoài ra thì giáo viên cũng sẽ là tăng cường những cái công nghệ thông tin trong vấn đề dạy học để cho học sinh dễ dàng tiếp thu được bài hơn.
Nâng cao khả năng tự học của học sinh
Dù mới có hiệu lực trong thời gian ngắn, Thông tư số 29 đã cho thấy những dấu hiệu khả quan trong việc tái cấu trúc nền giáo dục phổ thông, đặt trọng tâm vào chất lượng giáo dục chính khóa, hướng tới mục tiêu xây dựng một môi trường giáo dục chính quy, hiệu quả và toàn diện.