Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2024)
Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954- 07/5/2024)
Nhiệt liệt chào mừng Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024) và Ngày Quốc tế Lao động 1/5
Chào mừng ngày Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương -Mùng 10 tháng 3
Huyện Long Thành quyết tâm thực hiện chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xây dựng xã hội số!

Đặc điểm kinh tế văn hóa


ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN LONG THÀNH

QH_LONGTHANH.jpg
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Long Thành đến năm 2020

 

Huyện Long Thành hiện nay có 13 xã và thị trấn Long Thành, là địa bàn nằm trong vùng chiến lược quan trọng trong đầu tư phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Đồng Nai; được quy hoạch và đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật cấp quốc gia  có quy mô  lớn như: đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh-Long Thành- Dầu Giây; đường cao tốc, đường sắt Biên Hòa-Vũng Tàu; đường cao tốc Bến Lức- Long Thành; tuyến vành đai của thành phố Hồ Chí Minh và đặc biệt là dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, đã và đang thu hút rất nhiều các nhà đầu tư trong và ngoài nước với hàng loạt nhu cầu đầu tư phát triển đô thị, công nghiệp và dịch vụ…

1. Công nghiệp – xây dựng:

Hiện tại, trên địa bàn huyện đã thành lập được 5 khu công nghiệp và 4 cụm công nghiệp với tổng số 225 doanh nghiệp, trong đó 191 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, còn có 7.668 doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ-thương mại, đã góp phần giải quyết việc làm cho trên 37.000 lao động, đồng thời giúp cho công tác thu ngân sách Nhà nước hàng năm của địa phương đều vượt chỉ tiêu so với kế hoạch. Riêng năm 2017 vừa qua, tổng thu ngân sách toàn huyện được 1.342 tỷ đồng đạt 182,2% cao nhất từ trước đến nay và chỉ đứng sau TP.Biên Hòa.

ktxh-02.jpg 
 Một góc Khu công nghiệp Long Thành

Đến nay cơ cấu kinh tế của huyện Long Thành là công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp. Trong đó, lĩnh vực công nghiệp chiếm 67% với tốc độ tăng trưởng hàng năm hơn 16%, lĩnh vực thương mại-dịch vụ chiếm 28% với tốc độ tăng trưởng hàng năm hơn 22%, lĩnh vực nông nghiệp chiếm 5% với tốc độ tăng trưởng hàng năm khoảng 4%.

2. Thương mại - Dịch vụ:

Hiện nay Thị trấn Long Thành – huyện Long Thành đã được định hướng quy hoạch lên đô thị loại 4, đến năm 2030 sẽ là đô thị loại 3. Chính phủ cũng đã chỉ đạo Bộ Xây dựng phối hợp với tỉnh Đồng Nai xem xét quy hoạch vùng đô thị xung quanh Cảng hàng không quốc tế Long Thành, với định hướng phát triển đô thị như thế thì lĩnh vực dịch vụ-thương mại trong thời gian tới đây sẽ tăng nhanh.

ktxh-03.jpg 
  

Diện mạo mới Long Thành ngày nay đã được thay đổi toàn diện với quy mô mở rộng cùng những tòa nhà hiện đại và các tuyến đường được xây mới khang trang. Bên cạnh đó, nhiều dự án liên quan đến giao thông vận tải mang tầm Quốc gia đã và đang tiếp tục triển khai thực hiện, sẽ là điều kiện thuận lợi để huyện kết nối giao thương với các vùng miền, thu hút đầu tư, khi đó bộ mặt Long Thành sẽ càng thêm khởi sắc hơn. 

3. Nông nghiệp:

Mặc dù xem công nghiệp là mục tiêu chính phát triển kinh tế, nhưng lĩnh vực nông nghiệp vẫn được huyện quan tâm đầu tư gắn với Chương trình xây dựng Nông thôn mới. Đến nay, toàn huyện đã hình thành được 22 vùng sản xuất tập trung với 6 đối tượng cây trồng, cùng với đàn heo 207.000 con và đàn gia cầm 1,1 triệu con. Nhiều tiến bộ kỹ thuật chuyển giao đã giúp cho năng suất và chất lượng cây trồng, vật nuôi đều đạt cao hơn trước.

ktxh-04.jpg 
  Nông dân với mô hình trồng sầu riêng Vietgap ở xã Bình An
cho ra sản phẩm sạch đạt năng suất cao

 - Phát triển một số mô hình cây trồng, vật nuôi chủ lực có hiệu quả kinh tế như: Mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật sản xuất sầu riêng theo tiêu chuẩn VietGap tại 2 xã Bình Sơn, Bình An tổng thu nhập từ 500-600 triệu đồng/ha/năm, tăng khoảng 300% so với thu nhập trước đây của các hộ nông dân; Mô hình cánh đồng lúa chất lượng cao; Mô hình sản xuất và tiêu thụ rau sạch; Thu hút đầu tư và đưa vào hoạt động Khu giết mổ gia cầm, gia súc tập trung tại xã Long An.

 ktxh-05.jpg
Mô hình cánh đồng lúa chất lượng cao ở xã Long Phước

 4. Các Di sản Văn hóa:

Long Thành hiện nay có 04 Di tích lịch sử- văn hóa được công nhận xếp hạng, trong đó có 01 di tích được công nhận xếp hạng cấp quốc gia và  03 di tích được công nhận cấp tỉnh. Ngoài ra tại địa phương còn có 181 di tích phổ thông có giá trị về mặt kiến trúc nghệ thuật và mang đậm tín ngưỡng dân gian cần bảo tồn và phát huy giá trị  văn hóa - lịch sử.


Di tích lịch sử Mộ Tổng Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng và 27 Nghĩa binh chống Pháp (1861) – Di tích được công nhận xếp hạng cấp quốc gia.

ktxh-06.jpg

Di tích lịch sử Mộ Tổng Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng và 27 Nghĩa binh chống Pháp ( 1861) nằm tọa lạc trên phần diện tích 27.402 m2,  thuộc  ấp Đất Mới, xã Long Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai; được Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin  công nhận tại Quyết định số 2954/QĐ-BVHTT, ngày 04 tháng 10 năm 1995. Tính đến nay, Di tích đã được tỉnh, huyện trải qua 03 lần trùng tu, tôn tạo vào các năm: 1936, 1996 và 2010; với nhiều hạng mục xây mới như cổng Tam Quan, Nhà bia, Đền thờ, hồ nước, hòn non bộ; nhà đón khách; hàng rào; khu trồng cây lưu niệm; thảm xanh; sân đường nội bộ; hệ thống cấp thoát nước; hồ nước phía trước mộ Ông. Hơn 100 năm qua, khu mộ Tổng Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng và 27 Nghĩa binh chống Pháp ( 1861)  được nhân dân  địa phương giữ gìn, chăm sóc chu đáo. Hàng năm, Ban Quý tế  lấy ngày 26-27, tháng  chạp  hàng năm là ngày cúng giổ Ông và 27 Nghĩa binh đã hy sinh  trong cuộc chiến đấu đánh  trả quân  Pháp xâm lược ngày 26- 27 tháng 12 năm 1861.

 

​Di tích lịch sử Căn cứ T​ỉnh ủy Biên Hoà - xã Bình Sơn – Di tích được UBND tỉnh Đồng Nai công nhận.

 ktxh-07.jpg 

Căn cứ Tỉnh ủy Biên Hòa được xây dựng ở khu vực Suối Cả, xã Bình Sơn từ năm 1962, là một căn cứ địa hết sức quan trọng của quân và dân Đồng Nai trong kháng chiến chống Mỹ, là cơ quan đầu não lãnh đạo các cuộc nổi dậy, tấn công quân địch, thu được nhiều thắng lợi vẻ vang, góp phần vào công cuộc giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Riêng Tiểu đoàn 240 là đơn vị vũ trang địa phương hoạt động trên địa bàn rộng, trọng yếu và ác liệt nhất ở miền Đông Nam bộ. Tiểu đoàn 240 đã vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vào cuối năm 2012.


Di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật Đình Phước Lộc, khu Cầu Xéo, thị trấn Long Thành – Di tích được UBND tỉnh Đồng Nai công nhận.

ktxh-08.jpg 
  

Nằm trong khuôn viên rộng hơn 11.000 m2, thuộc khu Cầu Xéo, thị trấn Long Thành. Tương truyền, ban đầu đình Phước Lộc, là ngôi miếu nhỉ do dân làng Phước Lộc dựng lên để thờ Thành Hoàng Bổn Cảnh- vị Thần của làng xã cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no hạnh phúc. Trải qua những thăng trầm lịch sử,  năm 1985 ngôi miếu được chính quyền và nhân dân địa phương tôn tạo, xây dựng lại  với quy mô lớn; chức năng tín ngưỡng được  thay đổi từ miếu nâng lên thành đình. Tiếp đó, những năm 1970, 1981, 1994, 2000  đình  tiếp tục được tu bổ, tôn tạo nên kiến trúc hiện tồn.


​Di tích lịch sử ​Đền Trần Hưng Đạo, xã Bình Sơn – Di tích đượ​c UBND tỉnh Đồng Nai công nhận.

 ktxh-09.jpg
 

Di tích  lịch sử  đền thờ Trần Hưng Đạo tọa lạc tại ấp 4, xã Bình Sơn, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai được UBND tỉnh xếp hạng là Di tích lịch sử cấp tỉnh theo Quyết định số 3640/QĐ-UBND ngày 29/12/2010. Đây  là cơ sở tín ngưỡng thờ vị anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo sớm nhất trong toàn tỉnh Đồng Nai. Hàng năm vào khoảng thời gian từ ngày 18 đến 20 tháng 8 âm lịch, chính quyền và nhân dân xã Bình Sơn tổ chức lễ giỗ ông để ghi nhớ công lao, đức độ của Đức Thánh Trần Hưng Đạo cùng 150 hương hồn liệt sỹ hy sinh trong 2 cuộc kháng chiến đang thờ tự tại Nhà bia tưởng niệm nằm trong khuôn viên đền nhằm thể hiện tinh thần yêu nước, đạo lý uống nước nhớ nguồn, tri ân những người có công với đất nước; là nơi sinh hoạt văn hóa truyền thống của cộng đồng cư dân, phát huy truyền thống đoàn kết, tình làng nghĩa xóm, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc; di tích còn là nơi giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thống văn hóa cho các thế hệ người Việt Nam nói chung, Bình Sơn, Long Thành và Đồng Nai nói riêng.

 

Các trang giới thiệu khác

Liên kết webiste

Thăm dò ý kiến

Đánh giá về trang thông tin điện tử UBND huyện Long Thành

 

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

TRANG THÔNG T​IN ĐIỆN TỬ HUYỆN LONG THÀNH - TỈNH ĐỒNG NAI

 

Cơ quan chủ quản: UBND huyện Long Thành

Chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Hữu Thành – Phó Chủ tịch UBND huyện.

Cơ quan Thường trực: Phòng Văn hóa và thông tin huyện.

Địa chỉ: Số 1, đường Lê Hồng Phong, khu Phước Hải, thị trấn Long Thành, tỉnh Đồng Nai.

Điện thoại: 02513.844298 - Fax: 02513.844383 - Email: vphdnd-lt@dongnai.gov.vn

® Ghi rõ nguồn " UBND huyện Long Thành " khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.​ ​​

​​