Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2024)
Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954- 07/5/2024)
Nhiệt liệt chào mừng Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024) và Ngày Quốc tế Lao động 1/5
Chào mừng ngày Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương -Mùng 10 tháng 3
Huyện Long Thành quyết tâm thực hiện chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xây dựng xã hội số!
​Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về Bình đẳng giới

Cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản ở Mỹ đã phát triển một cách mạnh mẽ. Nền kỹ nghệ đã thu hút nhiều phụ nữ và trẻ em vào các nhà máy, xí nghiệp. Nhưng bọn chủ tư bản trả lương họ rất rẻ mạt.Căm phẫn trước sự bất công đó, ngày 8/3/1899 nữ công nhân Mỹ đã đứng lên đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm. Phong trào bắt đầu từ công nhân ngành dệt và ngành may tại thành phố Chi-ca-gô và Nữu Ước. Mặc dù bọn tư bản ra tay đàn áp, chị em vẫn đoàn kết chặt chẽ, đấu tranh buộc chúng phải nhượng bộ. Cuộc đấu tranh của công nhân Mỹ đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào phụ nữ lao động trên thế giới, đặc biệt phụ nữ ở nước Đức. Phong trào đấu tranh đã xuất hiện hai nữ chiến sỹ lỗi lạc đó là bà Cla-ra-zét-kin (người Đức) và bà Lô-ra Lúc-xăm-bua (người Ba Lan). Nhận thức sự mạnh mẽ và đông đảo của lực lượng lao động nữ và sự cần thiết phải có tổ chức, phải có lãnh đạo để giành thắng lợi cho phong trào phụ nữ nên năm 1907 hai bà đã phối hợp với Crup-xcai-a (vợ Lênin) vận động thành lập Ban “Thư ký phụ nữ quốc tế”. Bà Cla-ra-zét-kin được cử làm Bí thư.

 

Năm 1910, Đại hội phụ nữ quốc tế XHCN họp tại Cô-pen-ha-gen (thủ đô Đan Mạch) đã quyết định lấy ngày 8/3 làm ngày “Quốc tế phụ nữ” - Ngày đoàn kết đấu tranh của phụ nữ với khẩu hiệu: Ngày làm 8 giờ; Việc làm ngang nhau, tiền lương ngang nhau; Bảo vệ bà mẹ và trẻ em. Từ đó ngày 8/3 trở thành ngày đấu tranh chung của phụ nữ lao động toàn thế giới.


5852.jpg 

Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Long Thành nhận cờ thi đua xuất sắc năm 2020


Kỷ niệm 111 năm ngày Quốc tế phụ nữ (08/3/1910 - 08/3/2021) và 1981 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40 - 2021), chúng ta cùng tìm hiều về quan điểm, chủ trưởng của đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về bình đẳng giới.

 

Trong suốt chặng đường cách mạng, Đảng ta luôn quan tâm lãnh đạo công tác phụ nữ và thực hiện mục tiêu bình đẳng giới. Ngay từ Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930) do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, quyền bình đẳng nam - nữ đã được đề cập tới như là một mục tiêu của cách mạng Việt Nam. Không chỉ khẳng định quan điểm “nam, nữ bình quyền”, Cương lĩnh còn ghi nhận vai trò đặc biệt quan trọng của phụ nữ là: lực lượng cách mạng của phụ nữ là rất trọng yếu. Nếu quảng đại quần chúng phụ nữ không tham gia vào những cuộc đấu tranh cách mạng thì cách mạng không thể thắng lợi được. Trong Di chúc thiêng liêng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “…Đảng và Chính phủ phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cân nhắc và giúp đỡ để ngày thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc, kể cả công việc lãnh đạo”.

 

Quán triệt sâu sắc lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trải qua 90 năm, quan điểm, chủ trương về công tác phụ nữ và bình đẳng giới được thể hiện xuyên suốt trong các văn kiện, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, đặc biệt, Đảng luôn chú trọng đến vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ nữ tương xứng với lực lượng phụ nữ trong xã hội, có phẩm chất, trình độ và năng lực tham gia mọi lĩnh vực của đời sống. này vẫn luôn được quán triệt trong các văn kiện, chỉ thị, nghị quyết của Đảng qua các thời kỳ, như:

 

- Nghị quyết số 04-NQ/TW ngày 12/7/1993 về đổi mới và tăng cường công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới đã đề ra nhiệm vụ “Xây dựng và sửa đổi, hoàn chỉnh các pháp luật, chính sách xã hội có liên quan đến phụ nữ và lao động nữ... Có chủ trương, chính sách phù hợp đối với phụ nữ dân tộc ít người, phụ nữ tôn giáo, phụ nữ nghèo, phụ nữ đơn thân, phụ nữ tàn tật...”.

 

+ Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 16/5/1994 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về Một số vấn đề công tác cán bộ nữ trong tình hình mới chỉ rõ: "Nâng cao tỷ lệ cán bộ nữ tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội là một yêu cầu quan trọng để thực hiện quyền bình đẳng, dân chủ của phụ nữ, là điều kiện để phát huy tài năng, trí tuệ và nâng cao địa vị của phụ nữ".

 

+ Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX và X của Đảng đều khẳng định quan điểm nhất quán về bình đẳng giới, đó là: “Đối với phụ nữ, thực hiện tốt luật pháp và chính sách bình đẳng giới, bồi dưỡng, đào tạo nghề nghiệp, nâng cao học vấn; có cơ chế, chính sách để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các cơ quan lãnh đạo và quản lý ở các cấp, các ngành, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em; tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt thiên chức người mẹ; xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc” và “Nâng cao trình độ mọi mặt và đời sống vật chất, tinh thần, thực hiện bình đẳng giới. Tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt vai trò của người công dân, người lao động, người mẹ, người thầy đầu tiên của con người. Bồi dưỡng, đào tạo để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động xã hội, các cơ quan lãnh đạo và quản lý ở các cấp. Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ bà mẹ, trẻ em. Bổ sung và hoàn chỉnh các chính sách về bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, thai sản, chế độ đối với lao động nữ. Kiên quyết đấu tranh chống các tệ nạn xã hội và các hành vi bạo lực, xâm hại và xúc phạm nhân phẩm phụ nữ”.

 

+ Đại hội XII của Đảng tiếp tục khẳng định: “Nâng cao trình độ mọi mặt và đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ; thực hiện tốt bình đẳng giới, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển tài năng”. Quan điểm, chủ trương của Đảng đã tạo cơ hội thuận lợi cho việc thực hiện mục tiêu bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ; bảo đảm sự tham gia đầy đủ của phụ nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.

 

+ Đặc biệt, Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với rất nhiều mục tiêu cụ thể, là văn kiện thể hiện một cách tập trung và toàn diện chủ trương lãnh đạo của Đảng về công tác phụ nữ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước xác định với rất nhiều mục tiêu giải pháp cụ thể như:  “Xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học nữ có trình độ cao, cán bộ lãnh đạo quản lý nữ đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”; “Phấn đấu đến năm 2020, cán bộ nữ tham gia cấp ủy đảng các cấp đạt từ 25% trở lên, nữ đại biểu quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp từ 35% đến 40%. Các cơ quan, đơn vị có tỷ lệ nữ từ 30% trở lên, nhất thiết có cán bộ chủ chốt lãnh đạo là nữ. Cơ quan lãnh đạo cấp cao của Đảng, Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ có tỷ lệ nữ phù hợp với mục tiêu bình đẳng giới”.


+ Thể chế hóa quan điểm của Đảng, hệ thống luật pháp về bình đẳng giới được xây dựng và ngày càng hoàn thiện. Điều 9 Hiến pháp đầu tiên năm 1946 đã khẳng định: đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện”. Xuyên suốt qua các thời kỳ, các bản Hiến pháp, với tư cách là đạo luật gốc đã luôn khẳng định nguyên tắc bình đẳng nam, nữ này. Trên cơ sở kế thừa và phát triển các bản Hiến pháp trước đây, Hiến pháp năm 2013 lần đầu tiên pháp điển hóa khái niệm “bình đẳng giới”, đồng thời tiếp tục ghi nhận quyền bình đẳng, không bị phân biệt đối xử, chính sách của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền, cơ hội bình đẳng và tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò trong xã hội. Điều 16 Hiến pháp năm 2013 quy định mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội; Điều 26 quy định công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới. Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội. Nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới.

 

Các quy định của Hiến pháp được cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật để đảm bảo thực hiện tốt nhất quyền bình đẳng và không phân biệt đối xử. Trong đó, trung tâm của hệ thống pháp luật về bình đẳng giới chính là Luật bình đẳng giới được Quốc hội khóa XII thông qua ngày 29/11/2006 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2007. Ra đời trong bối cảnh Việt Nam tham gia ngày càng sâu rộng vào quá trình hội nhập quốc tế, đạo luật đồng thời cũng nội luật hóa các cam kết của Việt Nam với thế giới trong thúc đẩy bình đẳng giới và nâng cao vị thế phụ nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Sự ra đời của Luật bình đẳng giới là nền tảng quan trọng để hệ thống pháp luật vận hành theo một cơ chế mới, đáp ứng yêu cầu bảo đảm bình đẳng giới.


Theo đó, “bảo đảm bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình; hỗ trợ và tạo điều kiện cho nam, nữ phát huy khả năng, có cơ hội như nhau để tham gia vào quá trình phát triển và thụ hưởng thành quả của sự phát triển” là một trong những chính sách của Nhà nước. Luật đã cụ thể hóa và hệ thống hóa các quy định về bình đẳng nam, nữ trong văn bản của Đảng, Hiến pháp và nhiều văn bản pháp luật khác, cũng như thể chế hóa một số điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên, trong đó có Công ước CEDAW. Luật bình đẳng giới quy định nghiêm cấm các hành vi: cản trở nam, nữ thực hiện bình đẳng giới; phân biệt đối xử về giới dưới mọi hình thức; bạo lực trên cơ sở giới...

 

Hơn 10 năm qua, Luật đã góp phần quan trọng thúc đẩy bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, giúp nâng cao vị thế của phụ nữ Việt Nam nói chung và các nữ cán bộ, công chức, viên chức nói riêng. Qua tổng kết 10 năm thực thi Luật bình đẳng giới, ngoài Hiến pháp năm 2013, đã có hơn 60 dự án luật, pháp lệnh có các quy định được lồng ghép vấn đề bình đẳng giới, tiêu biểu như: Bộ luật dân sự, Bộ luật hình sự, Bộ luật lao động, Luật phòng, chống bạo lực gia đình, Luật bảo hiểm xã hội, Luật bảo hiểm y tế, Luật hôn nhân và gia đình, Luật việc làm, Luật đất đai, Luật ngân sách nhà nước, Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, Luật ban hành VBQPPL...

 

Quy định trong các đạo luật không chỉ dừng lại ở việc bảo đảm nguyên tắc nam, nữ bình đẳng, không bị phân biệt đối xử về giới mà còn có các chính sách là các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới (như quy định Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội trong Hiến pháp năm 2013; quy định về đảm bảo tỷ lệ 35% ứng cử viên là nữ trong Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân; quy định lao động nam có vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trong Luật bảo hiểm xã hội...)các chính sách bảo vệ và hỗ trợ người mẹ (như quy định Nhà nước bảo hộ quyền lợi của người mẹ và trẻ em trong Hiến pháp năm 2013; quy định tăng thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản lên 6 tháng trong Bộ luật lao động (sửa đổi); quy định tổ chức bảo hiểm xã hội đóng bảo hiểm y tế cho người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trong Luật bảo hiểm xã hội), các biện pháp bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và thực thi pháp luật (Luật ban hành VBQPPL năm 2015) và các chính sách quy định trách nhiệm thực hiện bình đẳng giới của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân.

           

Doãn Thành –BTG 

Các tin khác

    There are no items to show in this view.

Liên kết webiste

Thăm dò ý kiến

Đánh giá về trang thông tin điện tử UBND huyện Long Thành

 

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

TRANG THÔNG T​IN ĐIỆN TỬ HUYỆN LONG THÀNH - TỈNH ĐỒNG NAI

 

Cơ quan chủ quản: UBND huyện Long Thành

Chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Hữu Thành – Phó Chủ tịch UBND huyện.

Cơ quan Thường trực: Phòng Văn hóa và thông tin huyện.

Địa chỉ: Số 1, đường Lê Hồng Phong, khu Phước Hải, thị trấn Long Thành, tỉnh Đồng Nai.

Điện thoại: 02513.844298 - Fax: 02513.844383 - Email: vphdnd-lt@dongnai.gov.vn

® Ghi rõ nguồn " UBND huyện Long Thành " khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.​ ​​

​​