Liên
tiếp trong 3 năm trở lại đây, bệnh khảm lá mỳ xuất hiện lây lan trên diện rộng
khiến năng suất giảm, mất thu nhập, nông dân rơi vào cảnh khốn đốn, trong khi bệnh
chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Qua nghiên cứu, ở niên vụ sản xuất năm 2020,
Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Long Thành đã thực hiện thí điểm mô hình quản
lý tổng hợp bệnh khảm lá mỳ cho một số hộ nông dân trên địa bàn, bước đầu mô
hình đã mang lại hiệu quả rất tích cực trong việc phòng ngừa dịch bệnh xuất hiện.
Hộ
ông Nguyễn Ngọc Phong ở ấp 6 xã Bàu cạn có 2 ha đất chuyên trồng khoai mỳ cao sản,
qua các năm liên tiếp mỳ bị bệnh khảm lá làm giảm năng suất và thu nhập, khiến ông
dần mất kiên nhẫn với loại cây trồng thời vụ này. Năm nay, ông Phong được Trung
tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện chọn thực hiện thí điểm mô hình quản lý tổng hợp
bệnh khảm lá áp dụng trên giống mỳ KM 140. Ban đầu khi bắt tay vào thực hiện
các bước kỹ thuật do cán bộ Trung tâm hướng dẫn, ông cũng nghi ngờ tính khả thi
của mô hình, bởi bản thân trước đó đã áp dụng nhiều biện pháp xử lý nhưng không
hiệu quả. Tuy nhiên, kết quả đến nay cho thấy diện tích mỳ 6 tháng tuổi của ông
Phong đang phát triển rất xanh tốt, đậu nhiều củ, hứa hẹn nhiều thắng lợi,
trong khi bao quanh là hàng loạt diện tích mỳ của những hộ nông dân khác bị bệnh
khảm lá nặng. Ông Phong phấn khởi nói: Theo đánh giá của bà con nông dân nơi
đây, nếu mà mỳ bị bệnh khảm lá thì năng suất sẽ đạt từ 10-15 tấn/ha, còn đối với
mỳ không bị bệnh sẽ đạt từ 27-30 tấn/ha. Nếu mỳ bị bệnh thì bà con nông dân sẽ
lỗ chứ không có lời đâu, còn nếu mỳ đạt năng suất tức không bị bệnh khảm thì bà
con mới có lợi nhuận.
Mô hình quản lý tổng hợp bệnh khảm lá tại
vườn mỳ của ông Phong
Theo
Bà Võ Thị Chanh-Chuyên viên Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Long Thành cho
biết: Bệnh khảm do vi rút chưa có thuốc đặc trị, Trung tâm cũng đã hướng dẫn
nông dân thực hiện các giải pháp như: Ban đầu phải chọn hom giống sạch bệnh, thứ
hai là hướng dẫn nông dân treo bẫy dính màu vàng để dễ phát hiện con bọ phấn trắng,
bọ phấn trắng là môi giới truyền bệnh, nó chích từ cái cây bị bệnh song qua cây
không bệnh, cây không bệnh sẽ bị nhiễm bệnh, nếu phát hiện trong bẫy màu vàng
có nhiều bọ phấn thì người ta sẽ phun thuốc phòng trừ, còn nếu phát hiện cây
nào mà lá có triệu chứng bệnh thì nông dân sẽ nhổ loại ra liền.
Ông Phong phấn khởi khi mỳ đạt năng suất
Theo
Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện cho biết, niên vụ năm 2020 toàn huyện trồng
gần 3.000 ha mỳ tập trung nhiều ở các xã Phước Bình, Tân Hiệp, Bàu Cạn, Cẩm Đường
... trong đó xã Bàu cạn chiếm hơn 1.000 ha. Qua khảo sát, hầu hết các diện tích
mỳ đều bị nhiễm bệnh khảm lá với mức độ từ 30% đến hơn 70%, bệnh nhiễm từ hom
giống và bọ phấn lan truyền bệnh, riêng 10 ha mỳ KM 140 mà Trung tâm hướng dẫn cho
một số hộ nông dân thực hiện thí điểm mô hình quản lý tổng hợp bệnh khảm lá vẫn
phát triển xanh tốt, đây đươc xem là tín hiệu lạc quan khi bệnh chưa có thuốc
điều trị đặc hiệu. Đặc biệt, những hom mỳ khỏe mạnh không nhiễm bệnh từ mô hình
thí điểm này sẽ tiếp tục được cung cấp, nhân rộng ra khắp địa bàn huyện kết hợp
với áp dụng chặt chẽ các biện pháp kỹ thuật sẽ giúp phòng, chống và triệt tiêu
dần bệnh khảm lá. Bà Võ Thị Chanh cho biết thêm: Cây mỳ mà nhiễm bệnh khảm thì
lá sẽ bị xoăn, nhăn nhúm, biến màu, củ ra rất ít giảm sản lượng đến 80% và độ bột
không đạt. Còn cây mỳ không nhiễm bệnh sẽ phát triển to khỏe, bộ lá xanh đẹp,
ra rất nhiều củ và độ bột đạt tối đa.
Đoàn công tác Bộ Nông nghiệp do Thứ trưởng
Lê Quốc Doanh (Giữa) dẫn đầu tham quan vườn mỳ của ông Phong
Trong
các năm qua, bệnh khảm lá mỳ đã gây thiệt hại nặng làm ảnh hưởng đến đời sống của
cho bà con nông dân. Qua đánh giá mô hình quản lý tổng hợp bệnh khảm lá mỳ do
Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện triển khai, đến nay mô hình rất có hiệu quả
cho bà con. Trong thời gian tới xã sẽ nhân rộng cái mô hình này để đảm bảo sẽ
triệt tiêu bệnh khảm lá trên cây mỳ, để tăng năng suất, ổn định cuộc sống cho
bà con nông dân.
Ông Lại Đình Liêm-Cộng tác viên Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện ở xã Bàu Cạn khẳng định.
Mới
đây, trong chuyến công tác phía Nam, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp do Thứ trưởng
Lê Quốc Doanh dẫn đầu đã đến tham quan và đánh giá rất cao mô hình quản lý tổng
hợp bệnh khảm lá mỳ, đồng chí đề nghị Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Long
Thành nhanh chóng chia sẽ kinh nghiệm rộng rãi cho các địa phương khác, để nông
dân tiếp tục gắn bó với cây mỳ, phát triển kinh tế nông thôn ngày càng bền vững
hơn.
Chí Tài - Trung tâm VH-TT-TT huyện Long
Thành