Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
Tinh gọn bộ máy, tổ chức các cơ quan của Đảng thực sự là hạt nhân trí tuệ “Bộ tổng tham mưu”, đội tiên phong lãnh đạo cơ quan Nhà nước
Chào mừng đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng
Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ!
Toàn dân hăng hái tham gia xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa!
Quân đội nhân dân Việt Nam trung thành vô hạn với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và Nhân dân!
Thúc đẩy, nâng cao chất lượng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn huyện Long Thành

​Không còn yếu thế so với hàng ngoại như những năm trước, hàng hóa Việt đã bao phủ rộng khắp từ các kênh phân phối truyền thống tới các hệ thống phân phối hiện đại, tỷ lệ người dân dùng hàng Việt trên địa bàn huyện Long Thành ngày càng tăng lên đáng kể. Kết quả này là sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các ban, ngành trong triển khai thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam"; góp phần thực hiện thắng lợi giải pháp kích cầu, phát triển thị trường nội địa trên địa bàn.

Để Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" có sức lan tỏa mạnh tại địa phương, thời gian qua các cấp các ngành huyện Long Thành thường xuyên tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp trên địa bàn nhận thức rõ vai trò, lợi ích và hiệu quả của việc tham gia cuộc vận động, trách nhiệm nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; khuyến khích các hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; thực hiện các cam kết bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng; từng bước xây dựng, bảo vệ và phát triển thương hiệu cho các sản phẩm, hàng hóa nội địa. Trong 5 năm (2019 – 2024), Ban vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" huyện đã tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp trong phân phối, tiêu thụ hàng hóa, mở rộng thị trường. Trong đó phối hợp với Trung tâm xúc tiến thương mại tổ chức 06 Phiên chợ hàng Việt về nông thôn đối với mặt hàng mỹ nghệ, hàng tiêu dùng; tổ chức “Chuyến hàng Việt về các khu công nghiệp và nhà máy" phục vụ công nhân tại các Khu công nghiệp trên địa bàn huyện với các chương trình phúc lợi cho đoàn viên và người lao động như: chương trình cung cấp miễn phí dịch vụ Viettel pay; chương trình lắp đặt và kinh doanh mô hình máy bán hàng tự động; chương trình cung cấp dịch vụ ăn uống và thực phẩm đóng gói, giúp đoàn viên, công nhân lao động ở các khu công nghiệp tập trung có điều kiện hưởng các chế độ ưu đãi các sản phẩm chất lượng, bình dân. Ngoài ra duy trì 02 điểm bán hàng Việt tại xã Cẩm Đường và Bàu Cạn, giúp người dân được tiếp cận nhiều chủng loại hàng hóa trong nước sản xuất có chất lượng cao, uy tín, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

images2305593_DiembanhangViet_02.jpg
Điểm bán hàng Việt tại xã Bàu Cạn, huyện Long Thành

Để xây dựng thương hiệu hàng hóa Việt có chất lượng và sức cạnh tranh cao, đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, Ban vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" huyện khuyến khích các đơn vị tham gia nhiều chương trình đầu tư phát triển các loại hình phân phối hiện đại như siêu thị, cửa hàng tiện lợi, tổ chức các chuyên bán hàng lưu động và tổ chức các chương trình khuyến mại nhằm đẩy mạnh phân phối, xúc tiến hàng hóa Việt Nam. Cụ thể, đã tổ chức “Hội chợ triển lãm thương mại kích cầu hàng tiêu dùng mua sắm huyện Long Thành"; hỗ trợ Công ty Eurocom – chi nhánh phía Nam tổ chức hội thảo giới thiệu sản phẩm máy lọc nước tại các xã, thị trấn; hỗ trợ Công ty tổ chức sự kiện tRung thành tổ chức hội chợ thương mại tiêu dùng mỹ nghệ tại Sân vận động huyện. Cùng với đó vận động các đơn vị gồm Siêu thị Vinmart, Bách Hóa Xanh, Hộ kinh doanh Tấn Phước cam kết tham gia dự trữ hàng hóa các mặt hàng thiết yếu để cung ứng cho thị trường khi xảy ra tình trạng khan hiếm. Tổng số doanh thu của các đơn vị thực hiện cam kết bình ổn giá trên địa bàn huyện đạt được từ tháng 10/2023 đến nay đạt trên 193 tỷ đồng.

Bà Nguyễn Thị Huệ - khách hàng mua sắm tại Siêu thị Bách hóa xanh cho biết: “Hàng hoá ở đây rất đa dạng, mẫu mã rất đẹp, giá cả cũng phù hợp với điều kiện của người tiêu dùng. Hàng Việt Nam hiện có nhiều mặt hàng nổi trội, phù hợp với người dân hơn hàng ngoại. Do vậy đi siêu thị mua hàng Việt tôi thấy có nhiều lựa chọn và giá cả phù hợp nên thấy rất vừa ý".

20241204_090135_1_20250121221442.jpg

Đoàn công tác của tỉnh khảo sát thực tế tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Công ty CP Domilk huyện Long Thành

Thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm, các ngành của huyện thường xuyên rà soát, khuyến khích hộ gia đình, cơ sở sản xuất kinh doanh đăng ký tham gia đánh giá sản phẩm OCOP. Tính đến nay, toàn huyện có 10 chủ thể với 28 sản phẩm OCOP đạt 3 sao. Nổi bật có các sản phẩm bánh sữa bò của Công ty Domilk, Đông trùng hạ thảo của Công ty Sức khỏe Vàng, Nhang trầm hương của Công ty Thái Sang, Nấm mối đen xã Cẩm Đường…

Bà Nguyễn Thị Cẩm Thúy – Quản lý Siêu thị Bách hóa xanh ấp 5, xã Tam An cho biết: “Hiện nay, lượng hàng có xuất xứ ở Việt Nam chiếm khoảng 70% hàng hoá tại siêu thị Bách hoá xanh chúng tôi. Do mẫu mã, chất lượng, có tem nhãn, xuất xứ rõ ràng, giá cả phải chăng nên khách hàng ngày càng có xu hướng hàng Việt nhiều hơn, nên doanh thu từ hang Việt Nam khá tốt. Hiện tại siêu thị sử dụng nhiều chương trình hỗ trợ các sản phẩm đặc sản vùng miền hoặc các sản phẩm công nghiệp, tiêu dùng, hàng nông sản, thực phẩm an toàn. Trong đó có ký kết hợp tác với các doanh nghiệp Việt, các doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh để ưu tiên tiêu thụ hàng hoá của địa phương, đồng thời góp phần hưởng ứng cuộc vận động NVNUTDHVN".

z26975957417034e0ccb512906167f8e76dca4e67cc91d-16294358220551776827612.jpg

Hơn 70% hàng hoá tại các siêu thị Bách hoá xanh trên địa bàn huyện hiện nay là hàng Việt Nam

Cùng với việc đảm bảo hoạt động xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn huyện được thuận lợi, tránh gây thiệt hại cho thương nhân, doanh nghiệp và người dân trên địa bàn, tính từ năm 2022 đến nay, Đoàn kiểm tra 389 huyện phối hợp cùng Ban vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" huyện đã thực hiện các đoàn thanh, kiểm tra, xử lý các vụ việc liên quan đến hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng, nhằm bảo vệ người tiêu dùng trên địa bàn. Kết quả Đoàn kiểm tra liên ngành đã thực hiện 207 vụ kiểm tra, qua đó phát hiện 162 vụ vi phạm, tổng số tiền nộp ngân sách sau xử phạt là 1,19 tỷ đồng. Hầu hết các vi phạm chủ yếu liên quan đến lỗi: không thực hiện niêm yết giá, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, biển hiệu, hàng nhập lậu, điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm…

Nhờ thực hiện xuyên suốt cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" tại địa phương, người tiêu dùng trên địa bàn huyện đã thay đổi tư duy, cách tiếp cận và sử dụng hàng hóa chất lượng có xuất xứ trong nước, góp phần nâng cao chất lượng hàng hóa, sức cạnh tranh của thương hiệu nội địa, đồng thời đảm bảo được quyền lợi cho người tiêu dùng. Tuy nhiên bên cạnh kết quả đạt được, vẫn còn không ít khó khăn trong thực hiện cuộc vận động như: Một số mặt hàng Việt có chất lượng chưa đủ thuyết phục người tiêu dùng, đặc biệt số lượng người dân sử dụng các sản phẩm đạt chứng nhận OCCOP, Vietgap, Globalgap còn hạn chế mặc dù các cấp các ngành và các doanh nghiệp đã đẩy mạnh tuyên truyền rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân. Mặt khác hàng hóa chưa được phủ sâu đến vùng sâu, vùng xa; một số doanh nghiệp chưa coi trọng thị trường nội địa, dẫn đến không có chiến lược đầu tư tiếp thị phù hợp để quảng bá rộng rãi thương hiệu của mình. Ngoài ra nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh hiện nay gặp rất nhiều vướng mắc trong việc mở rộng mặt bằng, nhà kho do điểm kinh doanh nằm trong vùng quy hoạch của huyện nhưng chưa được phép xây dựng các công trình phụ trợ.

Nói về các giải pháp thúc đẩy cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam trong thời gian tới, Bà Nguyễn Thị Kiều Lan – Phó Chủ tịch UBMTTQVN huyện cho biết: “Trong thời gian tới, Ban vận động NVNUTDHVN sẽ thực hiện các nội dung liên quan đến đăng ký sở hữu công nghiệp, nhãn hàng, kiểu dáng công nghiệp đối với các hàng hoá, sản phẩm OCOP trên địa bàn. Ngoài ra phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức các phiên chợ đưa hàng Việt chất lượng về nông thôn, khu công nghiệp; tổ chức các chuyến hàng, điểm bán hàng lưu động, bình ổn giá. Đồng thời tiếp tục phối hợp với các ngành chức năng đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra xử lý nghiêm với các hành vi buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng và nhất là công tác an toàn vệ sinh thực phẩm đối với các sản phẩm hàng hoá do các doanh nghiệp Việt sản xuất".​

Screenshot 2025-03-14 143816.png

Khảo sát thực tế tại Công ty TNHH đông trùng hạ thảo Sức Khỏe Vàng, huyện Long Thành

Xác định Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" là chiếc lược lâu dài, quan trọng trong phát triển thị trường nội địa, thời gian tới, Ban chỉ đạo “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" huyện Long Thành tăng cường vận động các tầng lớp nhân dân tích cực hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", phát huy hơn nữa lòng tự tôn dân tộc, qua đó từng bước khẳng định chất lượng hàng hoá thương hiệu Việt.​

Phương Mai - TTVHTT&TT huyện Long Thành

Liên kết webiste

Thăm dò ý kiến

Đánh giá về trang thông tin điện tử UBND huyện Long Thành

 

Số lượt truy cập

Cannot complete this action. Please try again.Trong ngày:
Tất cả:

TRANG THÔNG T​IN ĐIỆN TỬ HUYỆN LONG THÀNH - TỈNH ĐỒNG NAI

 

Cơ quan chủ quản: UBND huyện Long Thành

Chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Hữu Thành – Phó Chủ tịch UBND huyện.

Cơ quan Thường trực: Phòng Văn hóa và thông tin huyện.

Địa chỉ: Số 1, đường Lê Hồng Phong, khu Phước Hải, thị trấn Long Thành, tỉnh Đồng Nai.

Điện thoại: 02513.844298 - Fax: 02513.844383 - Email: vphdnd-lt@dongnai.gov.vn

® Ghi rõ nguồn " UBND huyện Long Thành " khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.​ ​​

​​