Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2024)
Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954- 07/5/2024)
Nhiệt liệt chào mừng Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024) và Ngày Quốc tế Lao động 1/5
Chào mừng ngày Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương -Mùng 10 tháng 3
Huyện Long Thành quyết tâm thực hiện chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xây dựng xã hội số!
Luật Tiếp cận Thông tin 2016 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2018

 

Nhằm cụ thể hóa quyền tiếp cận thông tin quy định tại Điều 25 Hiến pháp năm 2013“ Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp...” đồng thời nội luật hóa một số quy định trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, ngày 06/4/2016, tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật Tiếp cận thông tin gồm 5 chương, 37 điều, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2018.
 
Ngày 20/7/2017, Sở Thông tin Truyền  thông tỉnh Đồng Nai tổ chức Hội nghị tập huấn công tác thông tin đối ngoại và kỷ năng phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí năm 2018. Thông qua Hội nghị, Giảng viên Lê Văn Nghiêm- Nguyên Cục trưởng cục  Thông tin đối ngoại- Bộ Thông tin Truyền thông đã chỉ rõ  quan điểm  chỉ đạo của Đảng và  các  quy định của nhà nước  về công tác thông tin đối ngoại trong thời kỳ  đổi mới.  Ngày 10/9/2008, Ban Bí thư đã ra Chỉ thị 26-CT/TW về “Tiếp tục đổi mới và tăng cường công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới”; theo đó, xác định thông tin đối ngoại là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, với phương châm “chính xác, kịp thời, sinh động, phù hợp với từng đối tượng”.  Ngày 14/2/2012, Bộ Chính trị khóa XI ra Kết luận số 16-KL/TW về chiến lược thông tin đối ngoại giai đoạn 2011-2020, trong đó nêu rõ: “Thông tin đối ngoại là một bộ phận rất quan trọng trong công tác tuyên truyền và công tác tư tưởng của Đảng ta; là nhiệm vụ thường xuyên lâu dài”.
 
Để thể chế hoá các đường lối, chủ trương của Đảng, ngày 30/11/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 79/2010/QĐ-TTg ban hành Quy chế quản lý nhà nước về thông tin đối ngoại. Đây chính là văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên quy định về lĩnh vực thông tin đối ngoại. Quy chế này quy định nguyên tắc và nội dung quản lý nhà nước về thông tin đối ngoại; nội dung các hoạt động thông tin đối ngoại; trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc quản lý nhà nước và phối hợp, triển khai các hoạt động thông tin đối ngoại. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan triển khai thực hiện hiệu quả Quy chế này, liên Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Ngoại giao đã ban hành  Thông tư liên tịch số 34/2011/TTLT/BTTTT-BNG ngày 24/11/2011 hướng dẫn việc phối hợp thi hành quy chế.
 
3257.jpg 
Bà Giang Thị Thu Nga- Phó Giám đốc Sở  Thông tin Truyền thông tỉnh
 Đồng Nai phát biểu khai mạc  Hội nghị
 
Cũng tại Hội nghị, Luật Tiếp cận Thông tin 2016 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2018  cũng được giới thiệu  với  một số nội dung cơ bản:
 
Chủ thể thực hiện quyền tiếp cận thông tin: Chủ thể thực hiện quyền tiếp cận thông tin là công dân; đối với người mất năng lực hành vi dân sự sẽ thực hiện yêu cầu cung cấp thông tin thông qua người đại diện theo pháp luật; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thực hiện yêu cầu cung cấp thông tin thông qua người giám hộ; người dưới 18 tuổi yêu cầu cung cấp thông tin thông qua người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp luật về trẻ em và luật khác có quy định khác.
 
3257-5.jpg 
Giảng viên Lê văn Nghiêm- Nguyên Cục trưởng cục  Thông tin đối ngoại
- Bộ Thông tin Truyền thông
 
Chủ thể có trách nhiệm cung cấp thông tin: Cơ quan nhà nước có trách nhiệm cung cấp thông tin do mình tạo ra trừ trường hợp thông tin công dân không được phép tiếp cận. Đối với trường hợp thông tin công dân được tiếp cận có điều kiện thì cung cấp thông tin khi có đủ điều kiện theo quy định. Riêng đối với UBND cấp xã thì bên cạnh cung cấp thông tin do mình tạo ra còn cung cấp thông tin do mình nhận được.
 
Thông tin công dân được tiếp cận: Công dân được tiếp cận tất cả thông tin của  của cơ  quan nhà nước theo quy định của Luật này, trừ thông tin công dân không được tiếp cận quy định tại Điều 6 và thông tin công dân được tiếp cận có điều kiện quy định tại Điều 7 của Luật.
 
Cách thức tiếp cận thông tin: Công dân được  tự do tiếp cận thông tin do cơ quan nhà nước công khai hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước cung cấp thông tin.
 
Chi phí tiếp cận thông tin: Công dân được cung cấp thông tin không phải trả phí, lệ phí, trừ trường hợp luật khác có quy định; người yêu cầu cung cấp thông tin phải trả chi phí thực tế để in, sao, chụp, gửi thông tin.
 
Trình tự, thủ tục yêu cầu tiếp cận thông tin: Theo quy định của Luật, tùy từng trường hợp cụ thể mà tuân thủ trình tự, thủ tục yêu cầu cung cấp thông tin, cụ thể là:
 
Trường hợp cung cấp thông tin trực tiếp tại trụ sở cơ quan cung cấp thông tin: Đối với thông tin đơn giản, có sẵn thì có thể cung cấp ngay; đối với thông tin phức tạp, cần tập hợp từ các bộ phận của cơ quan đó hoặc phải có ý kiến của cơ quan khác thì chậm nhất là 10 ngày làm việc; trường hợp cần gia hạn tìm kiếm thì tối đa không quá 10 ngày làm việc. Người yêu cầu cung cấp thông tin được trực tiếp đọc, xem, nghe, ghi chép, sau chép, chụp tài liệu.
 
Trường hợp cung cấp thông tin qua mạng điện tử: Đối với thông tin đơn giản, có sẵn thì chậm nhất là 03 ngày làm việc; đối với thông tin phức tạp, cần tập hợp từ các bộ phận của cơ quan đó hoặc phải có ý kiến của cơ quan khác thì chậm nhất là 15 ngày làm việc; trường hợp cần gia hạn thì tối đa không quá 15 ngày làm việc. Việc cung cấp thông tin qua mạng điện tử được thực hiện bằng các cách thức: Gửi tập tin đính kèm thư điện tử; cung cấp mã truy cập một lần; chỉ dẫn địa chỉ truy cập để tải thông tin.
 
Trường hợp cung cấp thông tin thông qua dịch vụ bưu chính, fax: Đối với thông tin đơn giản, có sẵn thì chậm nhất là 05 ngày làm việc; đối với thông tin phức tạp, cần tập hợp từ các bộ phận của cơ quan đó hoặc phải có ý kiến của cơ quan khác thì chậm nhất là 15 ngày làm việc; trường hợp cần gia hạn thì tối đa không quá 15 ngày làm việc.
 
Ngọc Hùng- VH&TT

Liên kết webiste

Thăm dò ý kiến

Đánh giá về trang thông tin điện tử UBND huyện Long Thành

 

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

TRANG THÔNG T​IN ĐIỆN TỬ HUYỆN LONG THÀNH - TỈNH ĐỒNG NAI

 

Cơ quan chủ quản: UBND huyện Long Thành

Chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Hữu Thành – Phó Chủ tịch UBND huyện.

Cơ quan Thường trực: Phòng Văn hóa và thông tin huyện.

Địa chỉ: Số 1, đường Lê Hồng Phong, khu Phước Hải, thị trấn Long Thành, tỉnh Đồng Nai.

Điện thoại: 02513.844298 - Fax: 02513.844383 - Email: vphdnd-lt@dongnai.gov.vn

® Ghi rõ nguồn " UBND huyện Long Thành " khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.​ ​​

​​