Theo dung tinh thần Nghị quyết số 04/NQ-HĐND huyện của Hội đồng Nhân dân huyện Long Thành về
thông qua Đồ án Quy hoạch xây dựng vùng
huyện Long Thành đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 thì huyện Long Thành
sẽ được phân thành 5 phân vùng phát triển;
được xác định bởi địa giới hành chính, các tuyến giao thông chính và địa
hình tự nhiên gồm: Vùng đô thị công nghiệp phía bắc Cảng hàng không quốc tế
Long Thành ( bao gồm các xã An Phước, Long Đức, Lộc An); Vùng đô thị hỗn hợp -
sinh thái nông nghiệp phía Nam Sân bay Long Thành ( bao gồm các xã Phước Bình,
Tân Hiệp và một phần xã Bàu Cạn); Vùng lâm nghiệp- du lịch sinh thái phía đông
bắc ( bao gồm xã Bình An, Cẩm Đường và phần còn lại xã Bình Sơn); vùng sinh
thái nông nghiệp công nghệ cao - đô thị xanh thông minh phía tây ( bao gồm xã
Long Phước và Long An) và vùng khu vực chức năng đặc thù Sân bay Long Thành nằm
tại xã Bình Sơn.
Khu trung tâm hành chính huyện Long Thành
Mục tiêu, tầm nhìn của quy hoạch vùng huyện Long Thành là hướng đến xây dựng một
vùng phát triển kinh tế động lực của vùng tỉnh Đồng Nai, thuộc vùng đô thị
trung tâm và là cực phía Đông của Tp.Hồ Chí Minh. Trong đó, đến năm 2030, Long
Thành phát triển thành thị xã, cơ bản là
huyện công nghiệp phát triển; đến năm 2040 sẽ trở thành một trung tâm đô thị-
công nghiệp hiện đại, trung tâm thương mại dịch vụ chất lượng cao và vùng
nông nghiệp công nghệ cao.
5 phân vùng phát triển được xây dựng gắn kết và tạo động
lực phát triển bởi hệ thống giao thông
quốc gia, Cảng hàng không quốc tế và các khu công nghiệp tập trung.
Trong đó ưu tiên phát triển không gian đô thị hóa liên kết, các vùng, các khu
dân cư hiện hữu, khu tái định cư, khu đô thị thông minh; Các khu chức năng dịch
vụ thương mại quy mô lớn; Các vùng phát triển
công nghiệp, nông nghiệp tập
trung, nông thôn và các huyện, tỉnh lân cận liền kề...

Vùng đô thị - dịch vụ thị trấn Long Thành mở rộng
Về định hướng phát triển không gian, vùng Long
Thành bao gồm 3 khu vực đô thị gồm: Đô thị Long Thành (đô thị đa chức năng); Đô
thị Bình Sơn (đô thị gắn với Sân bay Long Thành) và đô thị Phước Thái ( đô thị
Cảng ). Phần
còn lại là các xã đô thị hóa thuộc hành lang phát triển kinh tế và các khu công
nghiệp dọc các trục cao tốc Biên Hòa- Vũng Tàu, thành phố hồ Chí Minh- Long
Thành- Dầu giây và dọc QL 51.
Vùng
đô thị thị trấn Long Thành mở rộng và
khu phức hợp công nghiệp, đô thị- dịch vụ Long Thành với quy mô khoảng 5.280 ha;
Là vùng đô thị cửa ngõ, trung tâm kinh tế chính trị, văn hoá, khoa học kỷ thuật, chuyển giao công
nghệ chất lượng cao, đô thị dịch vụ, thể thao, vui chơi giải trí… Định hướng
phát triển dân cư đô thị, dịch vụ đô thị, dịch vụ công nghiệp, giáo dục khoa
học; Dịch vụ công cộng và hạ tầng đầu mối; Cụm dịch vụ công nghiệp. Các
khu dân cư mới phát triển theo mô hình mật độ trung
bình; Cấu trúc cụm, mảng tập trung tạo điều kiện các khu dân cư cũ và mới sử
dụng chung hệ thống hạ tầng kỷ thuật, hạ tầng xã hội một cách thuận lợi.
Đô thị mới Bình Sơn nằm phía
Đông của huyện Long Thành với quy mô
khoảng 12.357 ha; Là đô
thị ven sân bay phục vụ dịch vụ cho Cảng
hàng không quốc tế Long Thành. Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành và các
công trình giao thông kết nối, các khu tái định cư; Các khu dân cư, khu đô thị
mới sẽ được đầu tư cùng nhiều dự án quan trọng khác sẽ được đầu tư
xây dựng.
Đô
thị Phước Thái là đô thị Cảng phục vụ cho cụm Cảng biển nhóm 5 sông Thị Vải,
quy mô khoảng 5.301 ha; Là đô thị cửa ngõ sân
bay quốc tế Long Thành; Phát
triển không gian đô thị mới gắn kết hài hòa với các khu vực hiện hữu và cảnh
quan đặc trưng, là đô thị gắn với các hoạt động cảng biển nhóm 5 của tỉnh Đồng
Nai và tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu. Là trung tâm vận chuyển hàng hóa, kho vận cấp
vùng; Đầu mối giao thông đường bộ, đường sắt, đường cao tốc, đường thủy của
vùng, quốc gia, gắn kết với Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
NH-VHTT&TT