Việc tổng hợp ý kiến đóng góp vào các dự thảo văn
kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng nhằm tập hợp trí
tuệ của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân tham gia quyết định những
vấn đề quan trọng của Đảng và đất nước; thông qua đó phát huy dân chủ trong
Đảng và toàn xã hội, tạo sự thống nhất về tư tưởng và hành động trong toàn
Đảng, toàn dân; giúp các cấp ủy nắm được xu hướng tư tưởng, tâm tư,
nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, cán bộ, đảng viên để bổ sung, phát triển
đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Các văn kiện trình Đại hội gồm:
Dự thảo Báo cáo chính trị; Dự thảo Báo cáo tổng kết thực hiện Chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011 - 2020, xây dựng Chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 và Dự thảo Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện
nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 và phương hướng, nhiệm
vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025; Dự thảo Báo cáo tổng kết công
tác xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng nhiệm kỳ Đại hội XII.
Biểu quyết
thống nhất nội dung đóng góp ý kiến dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của
Đảng (tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Long Thành lần thứ XII, nhiệm kỳ
2020-2025)
Trong dự thảo Báo cáo chính trị
tại Đại hội XIII của Đảng lấy ý kiến đại hội Đảng các cấp có nhiều điểm mới so
với Đại hội XII, như sau:
Về nhiệm vụ của Đại hội XIII: Đại hội XIII có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Đại hội
diễn ra vào thời điểm toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta thực hiện thực hiện
thắng lợi nhiều chủ trương, mục tiêu và nhiệm vụ được xác định trong Nghị quyết
Đại hội XII của Đảng; trải qua 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, 30 năm thực
hiện Cương lĩnh năm 1991, trong đó có 10 năm thực hiện Cương lĩnh (bổ sung,
phát triển năm 2011), 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội
2011-2020. Đại hội có nhiệm vụ kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XII
gắn với đánh giá tổng quát tiến trình đổi mới, quyết định phương hướng, mục
tiêu, nhiệm vụ 5, 10 năm tới và tầm nhìn đến năm 2045. Đại hội XIII diễn ra
trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực diễn biến rất nhanh, phức tạp, khó
dự báo; đất nước đứng trước nhiều thuận lời, thời cơ đan xen với những khó
khăn, thách thức, nhiều vấn đề mới đặt ra phải giải quyết; cán bộ, đảng viên và
nhân dân đặt kỳ vọng vào những quyết sách đúng đắn, mạnh mẽ của Đảng để đưa đất
nước phát triển nhanh, bền vững.
Về xác định chủ đề, phương châm của Đại
hội XIII: Chủ đề Đại hội XII là:
“Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; phát huy sức mạnh toàn dân
tộc; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; bảo vệ vững chắc Tổ quốc,
giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở
thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Kế thừa 5 thành tố trong chủ đề Đại
hội XII: về Đảng, về dân tộc, về đổi mới, về bảo vệ Tổ quốc và về mục tiêu, Dự
thảo Báo cáo chính trị nêu chủ đề Đại hội XIII là: Tăng cường xây dựng,
chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy ý
chí, khát vọng, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh
thời đại; đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, phát triển nhanh và bền vững đất nước; bảo
vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hoà bình, ổn định; phấn đấu đến
giữa thế kỷ XXI nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội
chủ nghĩa. So với chủ đề Đại hội XII, Dự thảo nêu chủ đề Đại hội XIII chỉ giữ
nguyên thành tố về bảo vệ Tổ quốc, phát triển các thành tố còn lại. Thành tố
mục tiêu đề ra cho đến giữa thế kỷ XXI. Phương châm chỉ đạo Đại hội XII: “Đoàn
kết - Dân chủ - Kỷ cương - Đổi mới”, Dự thảo Báo cáo chính trị nêu phương châm:
“Đoàn kết - Dân chủ - Kỷ cương - Sáng tạo - Phát triển”.
Về xác định mục tiêu tổng quát: Nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức
chiến đấu của Đảng; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh
toàn diện; củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội
chủ nghĩa; phát huy sức sáng tạo, ý chí và khát vọng phát triển, sức mạnh toàn
dân tộc, dân chủ xã hội chủ nghĩa kết hợp với sức mạnh thời đại; đẩy mạnh toàn
diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; chú
trọng đổi mới sáng tạo, phát triển nhanh và bền vững đất nước; bảo vệ vững chắc
Tổ quốc, giữ vững môi trường hoà bình, ổn định; phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI,
nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. So với Đại
hội XII, mục tiêu tổng quát không chỉ đề cập đến xây dựng Đảng mà cả hệ thống
chính trị trong sạch, vững mạnh; bổ sung mục tiêu: củng cố niềm tin của nhân
dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa; phát huy sáng tạo, ý chí,
khát vọng phát triển; chú trọng đổi mới sáng tạo, phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI,
nước ra trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Về xác định mục tiêu cụ thể: Dự thảo Báo cáo chính trị nêu hai phương án: Phương
án 1: Tiếp cận theo trình độ phát triển, trình độ công nghiệp và thu nhập
bình quân đầu người. Đến năm 2025: Là nước đang phát triển, có công nghiệp theo
hướng hiện đại, thu nhập trung bình cao. Đến năm 2030: Là nước đang phát triển,
có công nghiệp hiện đại, thuộc nhóm trên của các nước có thu nhập trung bình
cao. Đến năm 2045: Trở thành nước phát triển, có thu nhập cao. Phương án 2: Tiếp
cận theo trình độ công nghiệp và thu nhập bình quân đầu người. Đến năm
2025: Cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, có thu nhập
trung bình cao. Đến năm 2030: Trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện
đại, thuộc nhóm trên của các nước có thu nhập trung bình cao. Đến năm
2045: Trở thành nước công nghiệp hiện đại, có thu nhập cao.
PN - BTGHU