Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2024)
Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954- 07/5/2024)
Nhiệt liệt chào mừng Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024) và Ngày Quốc tế Lao động 1/5
Chào mừng ngày Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương -Mùng 10 tháng 3
Huyện Long Thành quyết tâm thực hiện chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xây dựng xã hội số!
Huyện Long Thành - Dấu ấn 10 năm xây dựng nông thôn mới

Với lợi thế là huyện nằm ở vị trí trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có các tuyến giao thông huyết mạch và các công trình trọng điểm để thu hút đầu tư và kết nối giao thương với các vùng miền trong khu vực. Những năm qua, huyện Long Thành đã nỗ lực thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Sau 10 năm (2010 – 2019), bộ mặt nông thôn ở nhiều địa phương của huyện đã thay đổi rõ rệt toàn diện; tạo tiền đề vững chắc để Long thành quyết tâm đẩy nhanh việc thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM nâng cao.


Với diện tích tự nhiên trên 43 ngàn ha, bao gồm 14 đơn vị hành chính trực thuộc, trong đó có 13 xã và 1 thị trấn, dân số toàn huyện là trên 250 ngàn người. Một trong những yếu tố rất quan trọng góp phần thúc đẩy kinh tế của Long Thành phát triển là nhờ vị trí địa lý thuận lợi, nằm tiếp giáp với TP.Hồ Chí Minh và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, có các công trình lớn đã và đang được xây dựng như đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành – Dầu Giây, đường cao tốc Bến Lức– Long Thành, Cảng hàng không quốc tế Long Thành…

 

Từ năm 2010 trở về trước, Long Thành là huyện công nghiệp, nhưng khoảng cách giữa thành thị và nông thôn còn chênh lệch khá xa, đời sống và thu nhập của người dân còn thấp, nhất là ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa vẫn còn thiếu thốn về nhiều mặt, cơ sở hạ tầng yếu kém, sản xuất nông nghiệp lạc hậu và tỷ lệ hộ nghèo ở mức cao. Do đó khi triển khai thực hiện Chương trình xây dựng Nông thôn mới, huyện đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng trên các phương tiện truyền thông và trực tiếp để người dân nhận thức được mục đích, ý nghĩa của Chương trình.

 

Để đẩy nhanh tiến độ quy hoạch xây dựng nông thôn mới, từ năm 2010 đến 2019, toàn huyện đã huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội lên đến 10.045 tỷ đồng để hoàn thành các tiêu chí. Trong đó ngân sách ngân sách tỉnh là 1.836 tỷ đồng, huyện chiếm 1.186 tỷ đồng, ngân sách xã 94 tỷ đồng, nhân dân đóng góp 2.782 tỷ đồng. Ngoài ra còn huy động nguồn vay vốn tín dụng, vốn doanh nghiệp để triển khai xây dựng nông thôn mới trên toàn địa bàn, từ đó đã góp phần tăng cường nguồn lực cho công cuộc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn; vì vậy đến nay cơ cấu kinh tế của huyện đã chuyển dịch đúng hướng; tỷ lệ Công nghiệp chiếm 59,98%; Dịch vụ chiếm 34,58% và Nông nghiệp chỉ còn 5,44%.

 

Tiêu chí giao thông nông thôn luôn được Long Thành xác định là bước đi quan trọng trong công tác xây dựng nông thôn mới của huyện. Huyện đã huy động tối đa các nguồn lực để bê tông, nhựa hoá các tuyến đường giao thông. Từ năm 2010 đến nay, toàn huyện đã đầu tư làm mới 412,2 km đường giao thông với tổng kinh phí thực hiện là 651.104 triệu đồng. Trong đó, ngân sách tỉnh là 238.820 triệu đồng, ngân sách huyện là 261.693 triệu đồng, ngân sách xã là 74.933 triệu đồng, nhân dân là 75.658 triệu đồng và tổ chức doanh nghiệp là 3.293 triệu đồng. Hệ thống giao thông của huyện hiện nay đã đồng bộ, kết nối thông suốt giữa các tuyến và các cấp đường từ xã, thị trấn từ đường liên xóm, liên xã đến các tuyến đường Huyện lộ, Tỉnh lộ, Quốc lộ.


3909.jpg

Nhân dân và chính quyền địa phương tích cực làm đường giao thông nông thôn


Về thuỷ lợi, đã đầu tư 6 công trình đập và 12,475 km kênh mương chín; sửa chữa 2 công trình và 12 km kênh mương nội đồng với tổng kinh phí đầu tư trên 185 tỷ đồng. Đến nay, toàn huyện có 10 công trình vụ tưới cho 1.402 ha đất nông nghiệp, cấp nước phục vụ cho công nghiệp đạt 25.726 m3/ngày đêm. Các công trình này cơ bản đã đáp ứng phục vụ sản xuất cho bà con nhân dân, đáp ứng nhu cầu nước tưới trong sản xuất nông nghiệp. Cùng với đó là việc đẩy mạnh công tác chuyển giao, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, sử dụng các giống mới, chuyển đổi cây trồng và từng bước hình thành và phát triển 22 vùng sản xuất tập trung trên địa bàn của 9 xã, với 6 đối tượng cây trồng là lúa, bắp, mỳ, rau, sầu riêng và điều với tổng diện tích là 6.331 hécta.

 

Huyện đã nâng cấp và phát triển hệ thống điện đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Tính đến nay, huyện có tổng số 488,56 km đường dây trung thế; 601,25 km đường dây hạ thế; 509 trạm biến áp và 115,6 km đường dây  chiếu sáng công cộng. Hiện điện lưới quốc gia đã phủ kín đến các khu dân cư, khu sản xuất của các xã và đáp ứng tiêu chuẩn của ngành điện, có 51.327 hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn, đạt tỷ lệ 100%. Ngoài ra, người dân còn tham gia đóng góp lắp đặt thêm hàng trăm bóng đèn compac dọc theo tất cả các tuyến đường dân sinh để tạo cảnh quan “sáng, xanh, sạch, đẹp”.  

 

Các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đều có chợ phục vụ cho nhu cầu mua sắm của nhân dân. Đáp ứng kỳ vọng là khu vực giao thương sôi động trong khu vực, huyện đã đầu tư, xây dựng mới và đưa vào hoạt động các khu chợ hiện đại. Trong đó nổi bật là việc đưa chợ mới Long Thành đi vào hoạt động, trở thành đầu mối giao thương hàng hóa, nông sản lớn nhất, sầm uất của khu vực Đông Nam bộ, khởi đầu cho việc phát triển khu vực Long Thành trở thành  đô thị văn minh, hiện đại.

 

Đến nay, đã có 14/14 trạm y tế xã đạt chuẩn Quốc gia. Hệ thống y tế nông thôn được đầu tư đúng mức, đáp ứng yêu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân trên địa bàn huyện. Qua 10 năm, đã xây mới, nâng cấp và sửa chữa 12 trạm y tế với tổng kinh phí đầu tư gần 39,5 tỷ đồng, đảm bảo tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Đến tháng 05/2019 tỷ lệ người tham gia BHYT trên toàn huyện đạt 86%.

 

Trên địa bàn các xã đều có Trung tâm Văn hóa thể thao - học tập cộng đồng, đạt 100%; 85/85 ấp có nhà văn hóa, 14/14 xã có điểm thông tin khoa học và công nghệ. Cơ sở vật chất, các thiết chế văn hóa được huyện quan tâm đầu tư, trong đó đã xây mới và sửa chữa các Trung tâm Văn hóa thể thao - học tập cộng đồng; nhà văn hoá ấp, khu với tổng kinh phí đầu tư trên 84 tỷ đồng, đã góp phần nâng cao chất lượng đời sống văn hóa – tinh thần cho nhân dân. Bên cạnh đó, các câu lạc bộ được hình thành và sinh hoạt thường xuyên như CLB dưỡng sinh, CLB đờn ca tài tử, CLB thơ, bóng chuyền, cầu lông đã góp phần tăng thêm tình đoàn kết, gắn bó giữa các thành viên trong cộng đồng dân cư và xã hội.  

        

3909-5.jpg 

Câu lạc bộ dưỡng sinh biểu diễn bài thi “Thái cực quyền”


Xác định xây dựng con người là quốc sách hàng đầu, chất lượng giáo dục dạy và học tại huyện Long Thành tiếp tục có sự chuyển biến tích cực, tỷ lệ trường học được kiên cố hoá ngày càng được nâng cao; số trường có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia đạt 93,88%. Qua 10 năm, huyện đã đầu tư xây mới và nâng cấp các điểm trường với tổng kinh phí trên 391 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp trên 3 tỷ đồng. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên đáp ứng yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ của ngành, góp phần duy trì đạt chỉ tiêu về phổ cập giáo dục. Tỷ lệ huy động trẻ Mầm non đến lớp, học sinh hoàn thành bậc Tiểu học, tốt nghiệp THCS và THPT hàng năm đều đạt và vượt chỉ tiêu theo kế hoạch.

 

Bên cạnh việc chăm lo cho hệ thống y tế và giáo dục, tiêu chí môi trường cũng được huyện đặc biệt quan tâm với các giải pháp mang lại hiệu quả như: thực hiện thí điểm việc phân loại rác thải tại nguồn; vận động các cơ sở chăn nuôi di dời ra khỏi khu vực khu dân cư; xây dựng các công trình xử lý chất thải chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường. Đặc biệt trong quá trình xây dựng nông thôn mới, huyện đã tập trung xử lý dứt điểm bãi rác gây ô nhiễm môi trường nặng nề trong nhiều năm tại Khu Liên Kim Sơn, thị trấn Long Thành, chuyển về khu tiếp nhận và xử lý rác ở xã Bàu Cạn để thực hiện xử lý hợp vệ sinh.

 

Trên địa bàn huyện hiện có 26 Hợp tác xã có tổng vốn điều lệ 88.696 triệu đồng và 40 Tổ hợp tác đang hoạt động có vốn điều lệ 2.545 triệu đồng; trong đó có 06 hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, phát triển các mô hình trồng cây sầu riêng, măng cụt theo tiêu chuẩn VietGap; mô hình “sản xuất bắp hiệu quả cao”; mô hình “Cánh đồng lúa chất lượng cao... Nhìn chung các hợp tác xã thực hiện tốt các dịch vụ thiết yếu, phục vụ sản xuất nông nghiệp và xây dựng NTM, giúp xã viên và người dân yên tâm đầu tư phát triển sản xuất, giải quyết việc làm ở nông thôn. Đồng thời tích cực liên kết với doanh nghiệp trong cung ứng vật tư, phát triển các chuỗi liên kết sản xuất nông nghiệp hàng hóa, đóng góp tích cực hiệu quả vào thực hiện Đề án tái cơ cấu nông nghiệp huyện. Trong đó nổi bật là hoạt động của các chuỗi liên kết sản xuất; như việc đưa khu giết mổ gia súc tập trung đi vào hoạt động.


3909-10.jpg

Thu hoạch lúa trên “Cánh đồng chất lượng cao


Hướng đến là huyện công nghiệp năng động trong tương lai; hiện nay trên địa bàn Long Thành, các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nông thôn từng bước được hình thành, thể hiện được vai trò và vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội; góp phần tăng thu ngân sách, giải quyết việc làm, cải thiện thu nhập cho khu vực nông thôn. Hiện có 5 KCN và 3 cụm công nghiệp gồm: Khu công nghiệp An Phước, Khu công nghiệp Gò Dầu, Khu công nghiệp Long Đức, Khu công nghiệp Long Thành, Khu công nghiệp Lộc An - Bình Sơn; Cụm công nghiệp Tam An; Cụm công nghiệp Long Phước; Cụm Công nghiệp Phước Bình với tổng số 2.000 công ty, doanh nghiệp trong nước với tổng vốn điều lệ trên 10.142 tỷ đồng và 186 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn gần 3 tỷ USD thu hút trên 120.000 lao động.

 

Cùng với đầu tư đổi mới nông nghiệp và đẩy mạnh công nghiệp, dịch vụ, huyện Long Thành còn tập trung đẩy mạnh mở các lớp đào tạo các nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp, kết hợp giới thiệu việc làm cho người lao động nông thôn. Từ năm 2010 đến nay đã hỗ trợ, giải quyết việc làm cho 70.524 lao động vào làm việc tại các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh trong nước và các doanh nghiệp nước ngoài, trong đó đào tạo nghề cho lao động nông thôn được: 4.511 người. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đạt 66,58%. Từ đó đã giảm tỷ lệ thất nghiệp từ 4,6% vào năm 2010 xuống còn 3,14% cuối năm 2018, trong đó tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị là 1,01%. Từ sự phát triển ổn định về kinh tế, đã giúp cho thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện tăng từ mức 15 triệu đồng/người/năm vào năm 2008 lên 61,32 triệu đồng/người vào năm 2018, số hộ nghèo toàn huyện đầu năm 2019 chỉ còn 569 hộ, chiếm tỷ lệ 0,92%.

 

Thực hiện tốt truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, trong 10 năm qua huyện Long Thành đã kêu gọi vận động các mạnh thường quân và cán bộ, công chức, viên chức đóng góp hỗ trợ xây dựng 371 căn nhà tình thương cho hộ nghèo với tổng số tiền 8.908 triệu đồng, do đó đến nay trên địa bàn huyện không còn nhà tạm, nhà dột nát.


3909-15.jpg 

Công tác từ thiện, xây nhà tình thương được đẩy mạnh

 

Cùng với quá trình xây dựng nông thôn mới, công tác cải cách hành chính cũng được cấp ủy, chính quyền huyện chú trọng. Đặc biệt là việc thực hiện dân chủ ở cơ sở gắn với cải cách thủ tục hành chính được tiến hành có hiệu quả qua việc niêm yết công khai tại bộ phận “một cửa-một cửa liên thông”, đã tạo thuận lợi cho các tổ chức và cá nhân đến liên hệ công việc được nhanh chóng, thuận lợi hơn.

 

Cùng với đó, công tác vận động quần chúng tiếp tục được quan tâm đổi mới và đi vào chiều sâu, góp phần phát huy tính chủ động sáng tạo trong lao động, sản xuất của nhân dân. Các phong trào thi đua yêu nước do chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể phát động như: phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, Chương trình xây dựng nông thôn mới, phong trào thi đua “Dân vận khéo” gắn với việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Phong trào xây dựng xã văn hóa nông thôn mới, thị trấn văn minh đô thị được nhân dân nhiệt tình hưởng ứng. Kết quả đến nay có 13/13 xã đạt danh hiệu xã văn hóa nông thôn mới trên toàn huyện, đạt tỷ lệ 100%.


Phong trào toàn dân phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội tiếp tục được triển khai sâu rộng, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng Công an, Mặt trận và các đoàn thể. Hiện trên địa bàn huyện có 14/14 xã, thị trấn được công nhận xã, thị trấn làm tốt công tác phòng, chống tệ nạn mại dâm, ma túy; 216/248 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp “Đạt chuẩn văn hóa” năm 2018. Các loại tệ nạn xã hội, số vụ phạm pháp hình sự và tai nạn giao thông cũng được kéo giảm đến mức thấp nhất. Qua đó làm chuyển biến tình hình địa bàn, từ đó đã phát huy hiệu quả tích cực, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương.

 

Sau 10 năm triển khai, với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới đã tạo nên những bước đột phá mạnh mẽ, hệ thống kết cấu hạ tầng, kinh tế - xã hội, diện mạo địa phương ngày càng thay da, đổi thịt; đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được nâng lên, an ninh trật tự ngày càng được củng cố vững chắc. Với tốc độ tăng trưởng cao theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa cùng việc thị trấn Long Thành vừa được công nhận trở thành đô thị loại 4 sẽ là tiền đề cơ bản và thuận lợi để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tiếp tục phát huy truyền thống của huyện nhà, đoàn kết một lòng chung sức để phấn đấu đưa Long Thành trở thành thị xã, ngày càng hiện đại, giàu đẹp và văn minh.

Phương Mai – Trung tâm VHTT&TT huyện Long Thành

Các tin khác

    There are no items to show in this view.

Liên kết webiste

Thăm dò ý kiến

Đánh giá về trang thông tin điện tử UBND huyện Long Thành

 

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

TRANG THÔNG T​IN ĐIỆN TỬ HUYỆN LONG THÀNH - TỈNH ĐỒNG NAI

 

Cơ quan chủ quản: UBND huyện Long Thành

Chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Hữu Thành – Phó Chủ tịch UBND huyện.

Cơ quan Thường trực: Phòng Văn hóa và thông tin huyện.

Địa chỉ: Số 1, đường Lê Hồng Phong, khu Phước Hải, thị trấn Long Thành, tỉnh Đồng Nai.

Điện thoại: 02513.844298 - Fax: 02513.844383 - Email: vphdnd-lt@dongnai.gov.vn

® Ghi rõ nguồn " UBND huyện Long Thành " khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.​ ​​

​​