Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2024)
Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954- 07/5/2024)
Nhiệt liệt chào mừng Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024) và Ngày Quốc tế Lao động 1/5
Chào mừng ngày Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương -Mùng 10 tháng 3
Huyện Long Thành quyết tâm thực hiện chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xây dựng xã hội số!
Cảnh giác với các hành vi lừa đảo, đưa người ra nước ngoài lao động bất hợp pháp

Thời gian qua, một số đường dây lừa đảo, đưa người ra nước ngoài lao động trái phép đã bị cơ quan Công an phát hiện, triệt phá. Liên quan vụ việc phát hiện 39 thi thể trong container ở Anh, dư luận hiện nay  đang hết sức rất quan tâm ... điều gì đã khiến họ liều mình vượt biên giới, hoàn cảnh nào đã đưa đẩy họ đến với đường dây vận chuyển người bất hợp pháp... Vụ việc là một hồi chuông cảnh tỉnh khi thực tế có nhiều người Việt đã và đang bị những đường dây vận chuyển người bất hợp pháp lôi kéo dụ dỗ. Họ phải trả một số tiền lớn, để rồi phải chui lủi như những tội phạm trên cả chuyến đi. Xung quanh vụ việc này cùng với trước đó, một số đường dây lừa đảo, đưa người ra nước ngoài lao động trái phép đã bị cơ quan Công an phát hiện, triệt phá, nhiều ý kiến cho rằng, người dân cần nâng cao cảnh giác, tránh bị lợi dụng và rơi vào cạm bẫy lừa xuất khẩu lao động...


4125.jpg

Xuất khẩu  lao động chính ngạch  là sự lựa chọn an toàn cho người dân

 

Theo Chuyên gia pháp lý cho rằng, thời gian qua Đảng, Nhà nước  ta đã có những chủ trương, quy định rất đúng đắn, chi tiết, rõ ràng về vấn đề người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng xuất khẩu lao động (XKLĐ) chính ngạch hợp pháp. Tuy nhiên, khi nhu cầu xuất khẩu lao động tăng cao, một số doanh nghiệp và cá nhân đã cố tình tìm mọi cách thực hiện đưa người dân xuất cảnh trái phép ra nước ngoài làm việc, dưới nhiều hình thức biến tướng. Thậm chí, các đối tượng còn dụ dỗ người dân đi xuất khẩu “chui” thông qua các con đường du lịch, thăm người thân... lợi dụng sự nhẹ dạ, cả tin của người dân, hứa hẹn về một viễn cảnh như mơ ở xứ người để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đưa người ra nước ngoài lao động bất hợp pháp hoặc bán cho chủ sử dụng lao động ở các nước. Và hậu quả không chỉ chính bản thân người lao động phải gánh chịu mà còn ảnh hưởng đến xã hội...

 

* Vì sao nhiều người chấp nhận đến với lao động "chui"...?

Trong nhiều năm qua, lợi dụng nhu cầu đi làm việc nước ngoài tăng cao, một số đối tượng đã dụ dỗ, lôi kéo, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo con đường bất hợp pháp. Trong khi đó, có nhiều người muốn đi lao động ở nước ngoài nhưng không đáp ứng được các yêu cầu, điều kiện của XKLĐ xuất khẩu lao động chính ngạch  như phải có trình độ ngoại ngữ, tay nghề chuyên môn theo yêu cầu của nhà sử dụng, tuân thủ nghiêm ngặt về giờ giấc…Một số người lại do thiếu thông tin, thiếu hiểu biết về pháp luật; số khác lại có tâm lý nôn nóng muốn làm giàu nhanh chóng và không chính đáng nên muốn đi nước ngoài nhanh theo con đường phi pháp; không lường hết được mọi khó khăn, nguy hiểm, thậm chí đánh đổi bằng cả tính mạng… nên trở thành nạn nhân của các đối tượng môi giới. Có những gia đình cả hai vợ chồng, hoặc anh em ruột cùng mắc bẫy cò XKLĐ. Thực tế cho thấy, phần lớn người lao động đều ý thức được ngay từ đầu hình thức đi công khai hoặc bí mật để đạt mục đích trốn đi lao động ở nước ngoài, chỉ có số ít là người đi không nhận biết được do các đối tượng tự sắp xếp, móc nối với các cá nhân hay tổ chức cho ở lại lao động bất hợp pháp. Thế nhưng, dù nhận biết được những hệ lụy đó, nhiều người vẫn bất chấp tất cả, đánh cược tương lai, số phận và tiền bạc của mình cho những đối tượng không hề có thẩm quyền, chức trách trong lĩnh vực này.

 


* Thủ đoạn tinh vi

Hiện nay, việc lao động "chui" đang là một thực trạng nhức nhối và con số đang không ngừng tăng lên.  Theo cơ quan Công an, các đối tượng thường sử dụng 3 hình thức để hoạt động tổ chức trốn và đưa người đi nước ngoài trái phép. Thứ nhất là tổ chức trốn bí mật bất hợp pháp; các đối tượng dẫn người qua đường tiểu ngạch không giấy tờ - đường bộ hoặc mua sắm thuyền vượt biển (đường biển), kể cả từ Việt Nam và qua nước thứ 2 để vượt biên sang nước thứ 3.  Thứ hai là tổ chức trốn dưới hình thức công khai bất hợp pháp; chúng có thể sử dụng hộ chiếu giả, giả mạo hồ sơ để được cấp hộ chiếu mang tên người khác hoặc dùng hộ chiếu, thẻ thường trú của người đã được định cư ở nước sở tại để quay vòng. Thậm chí có đối tượng còn tổ chức người theo kiểu tham quan du lịch đến nước thứ 2 rồi từ đó tìm cách trốn sang nước thứ 3 bằng đường bộ qua tiểu ngạch, vượt biển hay trốn trong xe container hàng hóa.

Và thứ ba là dưới dạng tham quan, du lịch, thăm thân; giả mạo hợp đồng lao động để được cấp visa lao động nhưng sau khi xuất cảnh tự tìm kiếm việc làm; hợp thức hóa thành người của công ty, doanh nghiệp để được ra nước ngoài hội chợ, hội thảo, khảo sát thị trường, ký hợp đồng hoặc có thể theo kiểu hợp thức hóa đi du học tự túc rồi trốn ra ngoài tìm kiếm việc làm… Tuy nhiên, dù theo bất kỳ hình thức nào, những việc làm này đều bị pháp luật ngăn cấm. Song các đối tượng vẫn bất chấp mọi thủ đoạn để nhằm qua mặt cơ quan chức năng, kiếm lợi nhuận từ việc làm phi pháp.

 

* Hệ lụy khôn lường

Rời xa quê hương với hy vọng đổi đời, tuy nhiên rất nhiều người trong số họ bị bóc lột sức lao động, bị ngược đãi, quỵt tiền lương; nhiều người bị cảnh sát bắt giữ, phạt tiền; hay trục xuất về nước mà không được sự bảo hộ của bất kỳ nhà nước hoặc cơ quan tổ chức nào, để lại những món nợ khổng lồ cho người thân, gia đình; thậm chí một số trường hợp còn bị chết do tai nạn, dịch bệnh, thậm chí bị sát hại. Vượt biên trái phép, lao động “chui” chính là người lao động đã tước đi quyền được bảo vệ của mình đồng nghĩa với đó sức khỏe, sự an toàn và tính mạng của lao động sẽ luôn có thể rơi vào tình trạng mất an toàn trong mọi trường hợp.  Những lao động đi làm việc ở nước ngoài theo kênh không chính thức sẽ không được pháp luật nước sở tại bảo vệ, kể cả khi bị chủ sử dụng ngược đãi, không trả lương hoặc trả lương thấp hơn quy định, hay khi điều kiện ăn ở và làm việc không bảo đảm. Họ cũng không được hưởng trợ cấp thôi việc khi bị sa thải, không được bảo hiểm y tế khi bị bệnh tật hay ốm đau, không được bảo hiểm rủi ro khi gặp rủi ro, tai nạn.

 

Ngoài ra, Cảnh sát nước sở tại thường xuyên tổ chức các lực lượng để truy quét lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp. Chính phủ các nước thường có chính sách phạt tiền lao động trái phép, trường hợp không nộp phạt sẽ bị buộc phải cải tạo lao động để đủ tiền nộp phạt. Người lao động đã vi phạm quy định luật nhập cư của nước sở tại sẽ bị từ chối cấp visa và bị từ chối khi nhập cảnh lại nước đó. Không chỉ mang đến nhiều rủi ro, hệ lụy cho người lao động, tình trạng XKLĐ “chui” còn gây nhiều khó khăn cho công tác bảo hộ công dân ở nước ngoài do không ai quản lý, nhất là khi gặp tai nạn, rủi ro. Hơn nữa, XKLĐ “chui” còn làm xấu đi hình ảnh lao động Việt Nam ở nước ngoài, gây ảnh hưởng không tốt chương trình hợp tác XKLĐ của nước ta với các nước.

 

* Tăng cường các biện pháp quản lý

Để ngăn chặn tình trạng XKLĐ trái phép, theo ý kiến của một số chuyên gia, cần tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp. Đối với chính quyền cơ sở, cần tăng cường công tác quản lý công tác lao động di cư tự do. Khi người dân xin xác nhận tờ khai thông tin cá nhân để làm thủ tục cấp hộ chiếu, chính quyền địa phương cần xem xét rõ thông tin, mục đích của việc xuất cảnh.  Khi làm hộ chiếu,  ngành Công an cần kiểm tra kỹ lưỡng hồ sơ, vấn đề xuất nhập cảnh của từng lao động. Phải nâng cao vai trò của chính quyền  địa phương,  phối hợp đồng bộ các ngành chức năng liên quan trong việc tăng cường kiểm soát chặt chẽ hơn nữa, quyết liệt hơn nữa, để phát hiện những trường hợp đưa người dân ra nước ngoài lao động trái phép. Nếu phát hiện hành vi vi phạm phải xử lý kịp thời, nghiêm minh.

 

Ngành Lao động-TBXH cần phối hợp các cơ quan truyền thông đại chúng phổ biến thường xuyên những vấn đề liên quan XKLĐ, từ cơ chế, chính sách của Nhà nước, danh sách các doanh nghiệp XKLĐ được cấp phép, đến các thị trường lao động, số lượng cần tuyển, điều kiện, thủ tục, mức phí đối với từng thị trường… để người dân dễ dàng nắm bắt được, tránh tình trạng người có nhu cầu đi XKLĐ bị “cò” môi giới lừa gạt. Nâng cao vai trò của  các ngành,  đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội các cấp trong   công tác truyền thông, đổi mới phương thức truyền thông, nội dung tuyên truyền và đối tượng tuyên truyền… về các nguy cơ của tình trạng xuất khẩu lao động “chui” đến  các  vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa...

 

* Người lao động  cần cảnh giác với các hành vi lừa đảo, đưa người ra nước ngoài lao động bất hợp pháp

Đối với người lao động, khi có nguyện vọng đi làm việc ở nước ngoài nên trực tiếp đến cơ quan Lao động-Thương binh và Xã hội ở địa phương hoặc liên hệ với đường dây nóng của Cục Quản lý lao động ngoài nước để được giải đáp mọi vấn đề liên quan, không nghe theo môi giới.  Trước khi quyết định ký hợp đồng với một công ty, đơn vị nào đó về việc đi xuất khẩu lao động, người dân nên tìm hiểu thật kỹ các thông tin liên quan đến doanh nghiệp, nước tiếp nhận, công việc phải thực hiện, mức lương được nhận, thời gian làm việc trong ngày, chế độ phúc lợi... Các doanh nghiệp ở nước ngoài- nơi tiếp nhận lao động phải có địa chỉ rõ ràng. Ngoài ra, phải yêu cầu phía công ty, đơn vị ký hợp đồng đưa người đi xuất khẩu lao động phải kê chi tiết các khoản thu phí và phải có biên lai rõ ràng. Để kiểm tra xem công ty đưa người đi xuất khẩu lao động đó có được cấp phép không, người dân nên truy cập vào website:dolab.gov.vn của bộ LĐ-TB&XH. Doanh nghiệp nào được phép đưa người đi xuất khẩu lao động đều thể hiện rất rõ trên trang web này...

 

NH-VH&TT

Các tin khác

    There are no items to show in this view.

Liên kết webiste

Thăm dò ý kiến

Đánh giá về trang thông tin điện tử UBND huyện Long Thành

 

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

TRANG THÔNG T​IN ĐIỆN TỬ HUYỆN LONG THÀNH - TỈNH ĐỒNG NAI

 

Cơ quan chủ quản: UBND huyện Long Thành

Chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Hữu Thành – Phó Chủ tịch UBND huyện.

Cơ quan Thường trực: Phòng Văn hóa và thông tin huyện.

Địa chỉ: Số 1, đường Lê Hồng Phong, khu Phước Hải, thị trấn Long Thành, tỉnh Đồng Nai.

Điện thoại: 02513.844298 - Fax: 02513.844383 - Email: vphdnd-lt@dongnai.gov.vn

® Ghi rõ nguồn " UBND huyện Long Thành " khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.​ ​​

​​