Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2024)
Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954- 07/5/2024)
Nhiệt liệt chào mừng Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024) và Ngày Quốc tế Lao động 1/5
Chào mừng ngày Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương -Mùng 10 tháng 3
Huyện Long Thành quyết tâm thực hiện chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xây dựng xã hội số!
​Phòng, trừ bệnh khảm lá khoai mỳ vụ Hè Thu năm 2020

Bệnh virus khảm lá sắn (mì) là loại bệnh nguy hiểm trên cây sắn ở một số nước trên thế giới tại châu Phi, Lào, Campuchia..., là đối tượng dịch hại mới, lần đầu tiên xuất hiện và gây hại ở nước ta. Virus gây bệnh khảm lá sắn có tên khoa học là Sri Lanka Cassava Mosaic Virus (SLCMV). Bệnh lan truyền qua môi giới truyền bệnh là bọ phấn trắng (Bemisia tabaci) và qua hom giống nên có nguy cơ gây hại nghiêm trọng các vùng trồng sắn ở Việt Nam.


1. Triệu chứng và tác hại của bệnh khảm lá khoai mỳ

Triệu chứng đặc trưng dễ nhận biết của bệnh khảm lá khoai mỳ là khảm vàng loang lổ trên lá. Mức độ hại nhẹ là không bị biến dạng hoặc biến dạng nhẹ, mức độ hại nặng làm cho lá khoai mỳ xoăn, cong queo, nhăn nhúm.



4621.1.png4621.2.png


Hom giống lấy từ cây khoai mỳ bị bệnh khi mọc mầm sẽ biểu hiện bệnh ngay và không cho thu hoạch; khi cây khoai mỳ còn non bị nhiễm virus cũng không cho thu hoạch; cây khoai mỳ đã lớn mới nhiễm virus vẫn biểu hiện bệnh nhưng nhẹ hơn, làm năng suất, chất lượng giảm.

Triệu chứng bệnh xuất hiện ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây khoai mỳ, từ 2 tháng tuổi trở đi cho thấy virus lây nhiễm từ khi cây khoai mỳ còn non.

 

2. Cơ chế lan truyền bệnh

Virus Sri Lanka Cassava Mosaic Virus lan truyền qua 2 con đường:

- Qua hom giống: Virus tồn tại trong thân, lá, củ khoai mỳ nên khi lấy thân khoai mỳ làm giống cho vụ sau thì virus sẽ tiếp tục nhân lên trong hom giống và làm xoăn lá ngay khi cây vừa mọc mầm. Củ khoai mỳ còn sót lại trên ruộng mà nhiễm virus thì khi mọc mầm cũng bị xoăn lá và là nguồn bệnh nguy hiểm trên đồng ruộng.
- Qua môi giới truyền bệnh: Bọ phấn trắng chích hút trên cây khoai mỳ bị bệnh sẽ hút cả virus vào cơ thể, khi chính hút trên cây khỏe sẽ truyền virus sang làm cây bị bệnh.
Thông qua 2 cơ chế lan truyền trên, nếu không phòng trừ, tiêu hủy bệnh khảm lá khoai mỳ lây lan rất nhanh, nguy cơ gây hại nghiêm trọng các vùng trồng khoai mỳ. 


3. Biện pháp phòng bệnh

a)  Biện pháp canh tác

- Chọn giống gieo trồng: Chọn giống kháng bệnh, không trồng các giống nhiễm bệnh nặng. Giống HLS11 nhiễm bệnh nặng (giống chưa được công nhận, mật độ bọ phấn trắng trên ruộng giống HLS 11 cao hơn nhiều so các giống khác), các giống KM 419, KM 140 nhiễm bệnh rải rác.

- Biện pháp luân canh: không trồng khoai mỳ hoặc cây ký chủ của bọ phấn (cây thuốc lá, bông, cà chua, cà pháo, cà bát, bầu bí, khoai tây, ớt, …) ở những vùng đã bị bệnh khảm lá ít nhất một vụ.


b) Phòng trừ môi giới truyền bệnh.

- Sử dụng bẫy dính vàng treo trên đồng ruộng diệt bọ phấn trắng.
- Những vùng có nguy cơ bùng phát bệnh cần phun trừ bọ phấn bằng thuốc BVTV như Ikuzu, Longanchess .. Phun khi bọ phấn giai đoạn ấu trùng hiệu quả cao hơn.


c) Tiêu hủy nguồn bệnh

Xác định mức độ bệnh và giai đoạn sinh trưởng để áp dụng biện pháp tiêu hủy phù hợp. Nếu có bọ phấn phải phun thuốc trừ bọ phấn trên ruộng khoai mỳ nhiễm bệnh và những ruộng xung quanh để ngăn chặn bọ phấn di chuyển sang nơi khác truyền bệnh. Phun trước khi tiêu hủy cây khoai mỳ từ 2-3 ngày để đảm bảo an toàn. Sau đó tiến hành tiêu hủy, việc tiêu hủy thực hiện như sau:

- Tiêu hủy một phần: áp dụng với các ruộng khoai mỳ tỷ lệ bệnh < 70% số cây bị nhiễm bệnh, tiến hành nhổ cây bị bệnh (bao gồm cả củ), thu gom và đốt.

- Tiêu hủy toàn bộ ruộng: áp dụng với các ruộng khoai mỳ tỷ lệ bệnh > 70% số cây bị nhiễm bệnh thì nhổ toàn bộ ruộng, thu gom và đốt.

 

Các ruộng khoai mỳ có khả năng thu hoạch thì nhổ toàn bộ cây khoai mỳ, tận thu củ còn thân lá phải đem tiêu hủy. Không vận chuyển thân, lá khoai mỳ ra khỏi nơi nhiễm bệnh; kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển thân, lá khoai mỳ trên địa bàn tỉnh cũng như vận chuyển từ tỉnh khác đến. Nghiêm cấm vận chuyển thân, lá khoai mỳ từ nơi đang có dịch ra vùng khác.

 

Hồng Nhựt - VHTT

Các tin khác

    There are no items to show in this view.

Liên kết webiste

Thăm dò ý kiến

Đánh giá về trang thông tin điện tử UBND huyện Long Thành

 

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

TRANG THÔNG T​IN ĐIỆN TỬ HUYỆN LONG THÀNH - TỈNH ĐỒNG NAI

 

Cơ quan chủ quản: UBND huyện Long Thành

Chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Hữu Thành – Phó Chủ tịch UBND huyện.

Cơ quan Thường trực: Phòng Văn hóa và thông tin huyện.

Địa chỉ: Số 1, đường Lê Hồng Phong, khu Phước Hải, thị trấn Long Thành, tỉnh Đồng Nai.

Điện thoại: 02513.844298 - Fax: 02513.844383 - Email: vphdnd-lt@dongnai.gov.vn

® Ghi rõ nguồn " UBND huyện Long Thành " khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.​ ​​

​​