Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
Nhiệt liệt chào mừng Kỷ niệm 79 năm Ngày Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945-19/8/2024) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945-02/9/2024)
Huyện Long Thành tích cực hưởng ứng Phong trào thi đua “Tỉnh Đồng Nai đẩy mạnh phát triển toàn diện kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh, cất cánh cùng Sân bay Long Thành”
Huyện Long Thành quyết tâm thực hiện chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xây dựng xã hội số!
Đảng bộ và Nhân dân huyện Long Thành ra sức thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024
Kỷ niệm 63 năm thảm họa da cam ở Việt Nam (10/8/1961-10/8/2024) và Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)

Trong cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam Việt Nam, Mỹ đã sử dụng thuốc diệt cỏ để kiểm soát ngăn chặn quân giải phóng. Ngày 10/8/1961 là ngày đầu tiên Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh hóa học ở Việt Nam, sử dụng chất độc da cam/dioxin, nhằm triệt hạ nguồn sống của thảm thực vật ở miền Nam Việt Nam. Đến nay, cuộc chiến tranh hóa học Mỹ tiến hành ở Việt Nam là cuộc chiến tranh có quy mô lớn gây hậu quả thảm khốc nhất trong lịch sử, hàng trăm nghìn nạn nhân đã bị chết và hàng trăm nghìn người khác đang từng ngày, từng giờ chống chọi với bệnh tật hiểm nghèo. Chất độc da cam đã hủy diệt thiên nhiên, hủy diệt sức khỏe con người, gây nhiều bệnh tật nặng nề (biến đổi gen di truyền qua mẹ hoặc bố, gây tai biến sinh sản, quái thai, dị dạng, dị tật bẩm sinh như: mù, câm, điếc, thiểu năng trí tuệ, tâm thần, ung thư...). Nạn nhân chất độc da cam không còn khả năng sản xuất, không có nguồn thu gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người và gia đình chịu ảnh hưởng của chất độc da cam.

 12660.png

Hội Nạn nhân chất độc Da cam\Dioxin huyện Long Thành tổ chức mừng thọ cho các hội viên

Trước những hậu quả hết sức nặng nề của chất độc màu da cam, Đảng, Nhà nước ta xác định công cuộc khắc phục hậu quả do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam đối với môi trường và sức khỏe con người là một vấn đề cấp bách, lâu dài, là trách nhiệm của tất cả các cấp ủy đảng chính quyền, của cán bộ, đảng viên và các tổ chức trong hệ thống chính trị. Với tinh thần đoàn kết dân tộc, Đảng và Nhà nước ta đã cho phép thành lập Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam. Ngày 10/01/2004, Hội chính thức ra mắt và triển khai nhiều hoạt động phối hợp có hiệu quả như chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và đấu tranh đòi công lý cho nạn nhân chất độc da cam, góp phần xoa dịu nỗi đau với những gia đình có nạn nhân bị phơi nhiễm chất độc da cam/dioxin.
Trong những năm qua, phát huy tinh thần “Đoàn kết - Nghĩa tình - Trách nhiệm  - Vì nạn nhân chất độc da cam", các cấp Hội đặt lên hàng đầu công tác vận động nguồn lực xã hội, chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân và gia đình nạn nhân, coi đó là thước đo chủ yếu đánh giá chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội. Các cấp hội đã vận động quỹ (gồm tiền và vật chất) tổng trị giá hàng nghìn tỷ đồng, sử dụng hiệu quả để đầu tư xây dựng các trung tâm nuôi dưỡng, phục hồi chức năng, dạy nghề; hỗ trợ vốn sản xuất, xây nhà tình nghĩa, sửa chữa nhà, tặng xe lăn; khám, chữa bệnh, thăm hỏi, tặng quà nạn nhân CĐDC. Nhờ các chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước và sự chung tay góp sức của cộng đồng, đã hỗ trợ, tạo điều kiện cho nhiều nạn nhân và gia đình có thêm động lực phấn đấu vượt qua khó khăn, bệnh tật, ổn định cuộc sống, hòa nhập xã hội.

Theo thông kê, hiện nay huyện Long Thành có hơn 500 nạn nhân chất độc da cam (trong đó có 233 nạn nhân được hưởng trợ cấp). Trong những năm qua, các cấp, ngành và nhân dân huyện Long Thành đã tích cực quan tâm, tạo điều kiện chăm sóc, giúp đỡ các nạn nhân chất độc da cam/Dioxin; đặc biệt là chăm sóc về sức khỏe. Hội Nạn nhân chất độc da cam huyện đã tham mưu cho các cấp ủy Đảng, chính quyền triển khai thực hiện tốt các chính sách ưu đãi đối với nạn nhân da cam; đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền, vận động xã hội nêu cao tinh thần “Tương thân, tương ái"; Tích cực vận động gây quỹ trợ giúp những gia đình nạn nhân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, thăm hỏi, tặng quà; …qua đó tạo điểm tựa để các nạn nhân da cam ổn định cuộc sống.

 Nỗi đau da cam không là nỗi đau của riêng ai. Đó là nỗi đau của cả dân tộc. Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam không chỉ là vấn đề từ thiện, nhân đạo, mà trước hết là hoạt động" Đền ơn đáp nghĩa" đối với những người có công với đất nước, thể hiện đạo lý " Uống nước nhớ nguồn", nêu cao truyền thống" Thương người như thể thương thân" của dân tộc, là lương tâm và trách nhiệm của mỗi người Việt Nam; không chỉ góp phần vào phát triển kinh tế, văn hoá- xã hội, mà còn góp phần vào ổn định chính trị, tạo đồng thuận xã hội, tăng cường "thế trận lòng dân" , nâng cao sức mạnh bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới.

Tổ chức tốt các hoạt động kỷ niệm 63 năm Thảm họa da cam ở Việt Nam là trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các ban, ngành, đoàn thể; là một trong những trọng tâm công tác hội năm 2024; đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng xã hội về vấn đề da cam, để tăng cường vận động nguồn lực xã hội chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân CĐDC. Đây cũng là dịp để các cấp hội thể hiện năng lực làm tham mưu và chủ trì, phối hợp tổ chức các hoạt động liên ngành, qua đó khẳng định và nâng cao vị thế, uy tín của tổ chức hội.

Doãn Thành

Liên kết webiste

Thăm dò ý kiến

Đánh giá về trang thông tin điện tử UBND huyện Long Thành

 

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

TRANG THÔNG T​IN ĐIỆN TỬ HUYỆN LONG THÀNH - TỈNH ĐỒNG NAI

 

Cơ quan chủ quản: UBND huyện Long Thành

Chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Hữu Thành – Phó Chủ tịch UBND huyện.

Cơ quan Thường trực: Phòng Văn hóa và thông tin huyện.

Địa chỉ: Số 1, đường Lê Hồng Phong, khu Phước Hải, thị trấn Long Thành, tỉnh Đồng Nai.

Điện thoại: 02513.844298 - Fax: 02513.844383 - Email: vphdnd-lt@dongnai.gov.vn

® Ghi rõ nguồn " UBND huyện Long Thành " khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.​ ​​

​​