Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947- 27/7/2024)
Huyện Long Thành tích cực hưởng ứng Phong trào thi đua “Tỉnh Đồng Nai đẩy mạnh phát triển toàn diện kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh, cất cánh cùng Sân bay Long Thành”
Huyện Long Thành quyết tâm thực hiện chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xây dựng xã hội số!
Đảng bộ và Nhân dân huyện Long Thành ra sức thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024
Ngộ độc Xyanua, cách xử trí và phòng tránh

 Trong thời gian gần đây đã xảy ra nhiều vụ án đầu độc bằng Xyanua , gây ra những hậu quả rất đáng tiếc.

Vậy Xyanua gì ? Xyanua có ở đâu?

Xyanua (cyanide) là một chất độc cực mạnh gây ra các vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng nếu tiếp xúc vô tình hoặc cố ý. Nó tác động đến hô hấp và gây ra tổn thương cho hệ thần kinh và các cơ quan khác trong cơ thể.Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, xyanua là một chất hóa học có tác dụng nhanh, có khả năng gây chết người, cản trở khả năng sử dụng oxy của cơ thể. Xyanua có trong nhiều nguồn độc khác nhau như đám khói cháy, nhất là cháy vật dụng như len, tơ tằm, cao su tổng hợp, các chất polyurethane từ nhựa dẻo, sơn, keo, chất chống thấm, cách âm, nệm. Hóa chất từ phòng thí nghiệm hay sản xuất công nghiệp như luyện kim, chụp rửa ảnh, làm nữ trang hay đồ nhựa, khai thác mỏ, chất thải... cũng có thể sinh ra xyanua. Xyanua thường được dùng trong công nghiệp nhưng nó cũng xuất hiện tự nhiên trong một số thực phẩm. Nếu không biết cách chế biến có thể gây ngộ độc nặng cho người ăn phải.

 mot-so-thuc-pham-chua-xyanua-3492.jpg

Cần luộc kỹ bỏ, nhiều lần nước luộc măng cho đến khi hết đắng để ngừa ngộ độc xyanua

Trong số các loại thực vật dễ gây ngộ độc xyanua nhất có sắn và măng tươi. Đây là loại thực phẩm phổ biến trong bữa ăn của nhiều gia đình, ngộ độc xyanua trong thực phẩm xảy ra khi người ăn sắn không được chế biến đúng cách. Nguyên nhân là trong sắn có chất nhóm xyanua. Khi hấp thụ vào cơ thể nó sinh ra acid xyanhidric (HCN) có độc tính cao gây ngộ độc. Chất độc có nhiều nhất ở vỏ sắn, hai đầu củ sắn, lõi sắn. Không chỉ trong sắn mà trong củ măng tươi cũng chứa xyanua. Người bị ngộ độc do sử dụng măng tươi không qua quá trình ngâm luộc hoặc uống nước luộc măng. Do đó, để đảm bảo an toàn khi sử dụng các loại thực phẩm này, khuyến cáo mọi người cần lưu ý cách loại bỏ độc tố khi chế biến thực phẩm.Chất độc xyanua dù rất độc nhưng nó lại có đặc tính tan trong nước, bay hơi ở nhiệt độ cao. Vì thế, trước khi chế biến cần ngâm sắn trong nước một vài tiếng để loại bỏ bớt xyanua; gọt bỏ sạch vỏ bên ngoài, cắt bỏ phần đầu và đuôi của củ sắn. Khi luộc sắn cần cho ngập nước và mở vung để xyanua bay, khi ăn bỏ phần lõi. Không nên ăn các loại sắn cao sản chế biến công nghiệp. Không ăn sắn khi đói. Đối với măng cần phải thái ngâm trong nước, luộc lên đổ nước đi rồi mới chế biến. Với các loại măng khô cần phải ngâm bỏ nước và luộc kỹ rồi mới chế biến.

chat-cuc-doc-xyanua-cyanide-la-gi-tac-dong-the-nao-voi-suc-khoe-202208291518166075.jpg

chỉ cần lượng chừng 50 mg là có thể giết chết 1 người

Xử trí

Tình huống cấp tính, bệnh nhân sẽ có lơ mơ, hôn mê, khó thở, cần phải dến bệnh viện càng nhanh càng tốt để được hồi sức cấp cứu. Tình huống ngộ độc hay nhiễm độc xyanua thường sẽ không được nhìn ra ngay từ đầu, trừ khi biết trước đang tiếp xúc với chất có xyanua.

Nếu không biết nguồn độc, không biết do nguyên nhân gì mà vẫn nghi ngờ ngộ độc hay nhiễm độc, gọi xin tư vấn ngay với bác sĩ chuyên về bệnh nhiễm độc. Điều này giúp tìm nguyên nhân và nguồn độc, từ đó phòng tránh bị nhiễm độc kịp thời.

Phòng tránh

Người đang làm việc trong các ngành nghề như khai thác mỏ, kim hoàn, làm nữ trang, sản xuất đồ nhựa, dọn vệ sinh chất thải công nghiệp..., cần tìm hiểu quy trình sản xuất và nguy cơ có khí hay chất sinh r​a xyanua hay không. Trang bị bảo hộ lao động an toàn khi làm việc.

Với vật liệu xây dựng và trang trí nội thất hiện đại, nếu xảy ra hỏa hoạn, ngoài khí CO sẽ luôn có khí hydro cyanide. Nẹn nhân vì vậy tử vong nhanh chóng trong đám cháy khi chưa kịp thoát ra ngoài. Do đó, cần để ý cách thoát thân nhanh khi sống ở nhà cao tầng, bịt mặt bằng khăn ướt khi chạy qua đám khói cháy.

Lột vỏ khoai mì và ngâm trong một ngày có thể loại bỏ lượng chất có xyanua khoảng 45%. Khi ăn măng cần luộc kỹ, bỏ nhiều lần nước luộc măng cho đến khi măng và nước hết đắng.

Chú ý không ăn hạt của quả táo, hạt quả mận Hà Nội, anh đào, hạt quả cherry, hạnh nhân đắng... Chú ý loại bỏ hạt khi xay, ép nước.​​

Trần Hồng Phước - CCVHXH Long Đức

Liên kết webiste

Thăm dò ý kiến

Đánh giá về trang thông tin điện tử UBND huyện Long Thành

 

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

TRANG THÔNG T​IN ĐIỆN TỬ HUYỆN LONG THÀNH - TỈNH ĐỒNG NAI

 

Cơ quan chủ quản: UBND huyện Long Thành

Chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Hữu Thành – Phó Chủ tịch UBND huyện.

Cơ quan Thường trực: Phòng Văn hóa và thông tin huyện.

Địa chỉ: Số 1, đường Lê Hồng Phong, khu Phước Hải, thị trấn Long Thành, tỉnh Đồng Nai.

Điện thoại: 02513.844298 - Fax: 02513.844383 - Email: vphdnd-lt@dongnai.gov.vn

® Ghi rõ nguồn " UBND huyện Long Thành " khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.​ ​​

​​