Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
Kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947- 27/7/2024)
Huyện Long Thành tích cực hưởng ứng Phong trào thi đua “Tỉnh Đồng Nai đẩy mạnh phát triển toàn diện kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh, cất cánh cùng Sân bay Long Thành”
Huyện Long Thành quyết tâm thực hiện chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xây dựng xã hội số!
Đảng bộ và Nhân dân huyện Long Thành ra sức thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024
Gìn giữ nét đẹp trong văn hoá tâm linh

​Đời sống tâm linh được coi là một trong những yếu tố quan trọng trong đời sống tinh thần của mỗi người dân. Biểu hiện của đời sống tâm linh trong văn hoá gia đình hiện nay là tổ chức giỗ tổ, họp họ, tu tạo phần mộ, ghi chép phả hệ, … nhằm giúp mọi người trong gia đình luôn sống noi gương và xứng đáng với ông bà tổ tiên, với cội nguồn mỗi gia đình, dòng họ. Từ đó mỗi người dân Việt biết sống vì cội nguồn dân tộc, đất nước. Bên cạnh những hoạt động cần gìn giữ trong văn hoá tâm linh như: ăn chay hướng thiện, hoạt động thiện nguyện, khoá tu hè cho học sinh sinh viên…bên cạnh đó vẫn tồn tại biểu hiện của mê tín dị đoan; mù quáng tin vào bói toán, đồng bóng như bệnh không đi chữa bệnh mà chỉ lo cúng bái hoặc lo xây đắp phần mộ tổ tiên quá tốn kém trong khi đời sống kinh tế còn nghèo nàn…

415425924_1186592628981313_4849361325846064902_n (1).jpg 

Nghi thức cúng đình tại Đình thần xã Long Đức

Xã hội phát triển, đời sống vật chất, tinh thần, dân trí ngày càng được cải thiện, nâng cao giúp con người ngày càng hướng tới những giá trị văn hóa và văn minh hơn. Tuy nhiên, đi liền với đó là tình trạng mê tín, lạm dụng văn hóa tâm linh để kiếm tiền gây ra nhiều hệ lụy. Điều này khiến đời sống văn hóa tâm linh của người Việt vốn đẹp đẽ, giàu bản sắc đang bị vấy bẩn. Đối với người Việt, văn hóa tâm linh là đặc trưng văn hóa tinh thần có từ nghìn đời qua, gắn với quá trình dựng nước, giữ nước và phát triển của xã hội. Thế giới văn hóa tâm linh của người Việt được xây dựng theo mô hình “dương sao, âm vậy-trần sao, âm vậy". Người Việt có tín ngưỡng bách thần: “Thần cây đa, ma cây gạo", gán cho các thế lực siêu nhiên, các sự kiện chưa giải thích được là các vị thần như: Thần sông, thần núi, thần biển, thần lửa và còn có cả thần bếp, thần tài, thần nhân duyên... Nhân gian có người xấu, người tốt nên các vị thần cũng có thần thiện và thần ác, có thánh thần luôn giúp người và cũng có ma quỷ chuyên hại người.

Khóa tu mùa hè Hoằng Pháp.jpg 

Khoá tu hè – 1 hoạt động ý nghĩa rèn luyện cho học sinh trong dịp hè

Biểu hiện văn hóa tâm linh của người Việt vô cùng phong phú, đa dạng. Phổ biến nhất là phong tục thờ cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ, người thân trong mỗi gia đình: “Con người có tổ có tông/ Như cây có cội, như sông có nguồn". Ở phạm vi cộng đồng là tục thờ cúng thành hoàng, các vị thần, các vị tổ sư, các vị anh hùng đã có công với nước, các danh nhân văn hóa... Do ảnh hưởng của các tôn giáo, người Việt tổ chức xây đền, chùa, miếu, nhà thờ, giáo đường... và thực hành các nghi lễ cầu cúng. Nhiều công trình, hiện vật liên quan đến văn hóa tâm linh đã trở thành những di sản văn hóa, lịch sử quý giá; nhiều lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa vùng miền, dân tộc; nhiều công trình văn hóa tâm linh được xây dựng ở những địa điểm có phong cảnh thiên nhiên đẹp trở thành những điểm du lịch hấp dẫn...Có thể khẳng định đối với người Việt, văn hóa tâm linh là sợi dây kết nối cộng đồng, lưu giữ truyền thống, giáo dục lòng nhân ái, vị tha, hướng thiện. Nó là chỗ dựa về mặt tinh thần, xoa dịu những đau thương mất mát, đem lại niềm tin vào những điều tốt đẹp, cao cả, thiêng liêng, giúp con người vượt qua khó khăn, đem lại sự thanh thản, cân bằng trong tâm hồn.

440954137_1513771792896545_5887187513771645186_n.jpg 

Phật tử Chùa Đức Lâm –khu 12 quyên góp xây cầu

Quá trình phát triển, đời sống vật chất lên ngôi khiến nhiều người trong xã hội đua nhau tìm đến với tâm linh, thực hiện phương châm “có thờ có thiêng, có kiêng có lành". Từ đây, văn hóa tâm linh đã bị lợi dụng để kiếm tiền với các hình thức khác nhau, trong đó có nhiều biểu hiện lộ liễu, phản cảm và lừa lọc tinh vi.Hiện nay nhiều người cho rằng, văn hóa tâm linh bao hàm những giá trị tinh thần với những đặc tính cao siêu, phi thường, là cứu cánh của nhân loại. Dường như xã hội phát triển, đời sống vật chất được cải thiện không thể giúp con người bớt tin vào thánh thần và các lực lượng siêu nhiên thiếu căn cứ khoa học. Họ cho rằng, đó là những đấng tối cao có khả năng sắp đặt, điều chỉnh đời sống con người mà chỉ cần cúng cấp, thành tâm là có thể bình an, giàu có. Không ít phong tục tập quán, sinh hoạt văn hóa, lễ hội tốt đẹp của cộng đồng bị lạm dụng, xuyên tạc, đan cài thêm những yếu tố mê tín, dị đoan, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc.

422570996_888412969744221_52283413569538850_n.jpg

Một trong nhiều hoạt động thiện nguyện của Thiền viện Trúc Lâm Long Đức

Để giải quyết tình trạng lợi dụng văn hóa tâm linh để trục lợi thì các cơ quan chức năng cần thực hiện nghiêm Luật Tín ngưỡng, tôn giáo. Quá trình thực thi cần phát hiện ra những bất cập để kịp thời bổ sung, điều chỉnh, quản lý, không cho các hiện tượng làm vấy bẩn văn hóa tâm linh xuất hiện. Tăng cường tuyên truyền, phê phán các hiện tượng mê tín dị đoan, lợi dụng văn hóa tâm linh trục lợi. Văn hóa tâm linh là một phần làm nên bản sắc văn hóa Việt Nam. Loại bỏ những hiện tượng lợi dụng làm vấy bẩn văn hóa tâm linh là việc làm cấp thiết hiện nay. Đó cũng là một cuộc chiến khó khăn, lâu dài và cần sự chung tay, vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành, địa phương và nhân dân.

Trần Hồng Phước - CCVHXH Long Đức

Liên kết webiste

Thăm dò ý kiến

Đánh giá về trang thông tin điện tử UBND huyện Long Thành

 

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

TRANG THÔNG T​IN ĐIỆN TỬ HUYỆN LONG THÀNH - TỈNH ĐỒNG NAI

 

Cơ quan chủ quản: UBND huyện Long Thành

Chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Hữu Thành – Phó Chủ tịch UBND huyện.

Cơ quan Thường trực: Phòng Văn hóa và thông tin huyện.

Địa chỉ: Số 1, đường Lê Hồng Phong, khu Phước Hải, thị trấn Long Thành, tỉnh Đồng Nai.

Điện thoại: 02513.844298 - Fax: 02513.844383 - Email: vphdnd-lt@dongnai.gov.vn

® Ghi rõ nguồn " UBND huyện Long Thành " khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.​ ​​

​​